Chứng nhận hợp quy là hoạt động đánh giá hệ thống sản xuất của một doanh nghiệp; lấy mẫu thử nghiệm và so sánh với những chỉ tiêu của hệ thống đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật để kết luận sản phẩm có đạt yêu cầu được không. Để giới thiệu chi thiết cho khách hàng, LVN Group xin giới thiệu Quy trình kiểm nghiệm và chứng nhận hợp quy gạch mới nhất.
1. Kiểm nghiệm và chứng nhận hợp quy gạch là gì?
Kiểm nghiệm và chứng nhận hợp gạch là hoạt động bắt buộc nhằm chứng nhận gạch xây dựng đó phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật (cụ thể theo QCVN 16:2019/BXD). Tổng quan hoạt động chứng nhận hợp quy đó bao gồm các bước đánh giá chứng nhận quy trình sản xuất đạt chuẩn ISO 9001:2015 (nếu có sản xuất), đánh giá chứng nhận gạch phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật đã được quy định cụ thể, lấy mẫu thử nghiệm tại nơi sản xuất, cấp giấy chứng nhận và cuối cùng là công bố hợp quy vật liệu xây dựng trên Sở Xây Dựng.
2. Kiểm nghiệm và chứng nhận hợp quy gạch có bắt buộc được không?
Chứng nhận hợp quy gạch theo QCVN 16:2019/BXD là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu gạch theo hướng dẫn trong QCVN 16:2019/BXD, ban hành theo thông tư TT 19/2019/TT-BXD. Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2019/BXD được ban hành ngày 31/12/2019. Chứng nhận thay thế cho 2 phiên bản tiền nhiệm QCVN 16:2014/BXD và QCVN 16:2017/BXD. Chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2020.
Theo đó, các loại gạch cần kiểm nghiệm và chứng nhận hợp bao gồm:
- Nhóm 3.Gạch, đá ốp lát: Gồm có gạch gốm ốp lát; đá ốp lát tự nhiên; đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ.
- Nhóm 4.Vật liệu xây: Gồm có gạch đất sét nung; gạch bê tông; sản phẩm bê tông khí chưng áp; tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép.
3. Tại sao phải kiểm nghiệm và chứng nhận hợp quy gạch?
Chứng nhận gạch theo QCVN 16:2019/BXD là hoạt động bắt buộc theo hướng dẫn của pháp luật. Nếu không thực hiện thì chủ cơ sở, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt, căn cứ theo Nghị định 80/2013/NĐ-CP và Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Căn cứ, toàn bộ các vi phạm sau sẽ bị xử lý với mức phạt lên tới 300.000.000 đồng: Nhà sản xuất không đăng ký chứng nhận hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có tên trong danh mục được nêu trong QCVN 16:2019/BXD; không tiến hành công bố hợp quy; sử dụng giả mạo dấu, giấy chứng nhận hợp quy, kết quả thử nghiệm sản phẩm; bán các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chưa được chứng nhận và công bố hợp quy theo hướng dẫn của pháp luật.
Mặt khác, chứng nhận hợp quy gạch theo QCVN 16:2019/BXD không chỉ có lợi ích về mặt tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp, mà còn đem lại nhiều lợi ích to lớn khác đối với doanh nghiệp và cộng đồng.
- Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí và rủi ro liên quan cho người sử dụng nhờ áp dụng đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Tăng khả năng trúng thầu/đấu thầu của doanh nghiệp, đặc biệt là các gói thầu công.
- Tăng uy tín cho sản phẩm và sự tín nhiệm của người tiêu dùng, tạo lòng tin nơi khách hàng.
- Tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường cả trong nước và quốc tế.
4. Quy trình kiểm nghiệm và chứng nhận hợp quy gạch mới nhất
4.1. Hồ sơ công bố hợp quy gạch
Hồ sơ công bố hợp quy gạch bê tông bao gồm các thành phần sau đây:
Nếu như công bố hợp quy gạch; dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (bên thứ ba); thì cần phải chuẩn bị những hồ sơ sau đây:
- Bản công bố hợp quy gạch;
- Bản sao giấy tờ chứng minh về việc sản xuất; kinh doanh như đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký doanh nghiệp; quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư;… của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy gạch;
- Bản sao giấy chứng nhận hợp quy gạch; phù hợp các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được cấp bởi tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định; mẫu dấu chứng nhận hợp quy gạch của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho cá nhân, tổ chức.
Trong quá trình kiểm tra, xem xét hồ sơ; nếu như cần thiết thì sẽ yêu cầu tổ chức, cá nhân đối chiếu với bản gốc hay bản sao chứng thực.
Nếu như công bố hợp quy gạch dựa trên kết quả mà tổ chức; cá nhân sản xuất, kinh doanh tự đánh giá thì hồ sơ công bố hợp quy gạch bê tông bao gồm những loại giấy tờ sau:
- Bản công bố hợp quy gạch;
- Bản sao giấy tờ chứng minh về việc sản xuất, kinh doanh như; đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư;… của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy gạch;
- Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh công bố hợp quy gạch. Nhưng vẫn chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp một trong số các loại giấy chứng nhận tiêu chuẩn về hệ thống quản lý như tiêu chuẩn ISO 9001; tiêu chuẩn ISO 22000 hay tiêu chuẩn HLVN GroupP…, Cá nhân, tổ chức khi nộp hồ sơ công bố hợp quy; cần phải kèm theo quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng đã được xây dựng và áp dụng trong nội bộ;
- Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh gạch công bố hợp quy mà được tổ chức chứng nhận cấp một trong số các loại giấy chứng nhận tiêu chuẩn về hệ thống quản lý như tiêu chuẩn ISO 9001; tiêu chuẩn ISO 22000 hay tiêu chuẩn HLVN GroupP…. Thì hồ sơ công bố hợp quy gạch sẽ phải nộp kèm; bản sao giấy chứng nhận về tiêu chuẩn hệ thống quản lý vẫn còn hiệu lực;
- Bản sao Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu được thực hiện trong vòng 12 tháng; tính đến thời gian hiện tạo nộp hồ sơ công bố hợp quy gạch của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký;
- Nộp kèm báo cáo đánh giá hợp quy gạch (theo mẫu) kèm mẫu dấu hợp quy cùng một số tài liệu khác có liên quan;
4.2. Quy trình chứng nhận hợp quy gạch
Quy trình thực hiện chứng nhận hợp quy gạch như sau:
Bước 1. Trao đổi thông tin về việc đánh giá chứng nhận hợp quy gạch
Bước 2. Đánh giá hồ sơ, xem xét giấy tờ, tài liệu để phục vụ cho việc đánh giá chứng nhận hợp quy gạch
Bước 3. Thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy gạch
Bước 4. Lấy mẫu trên thị trường học tại nơi sản xuất (theo phương thức 5)
Bước . Nhận chứng nhận hợp quy gạch
Bước 6. Tiến hành công bố hợp quy gạch.
5. Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy gạch
- Thông tư số 10/2017/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các sản phẩm; hàng hóa vật liệu xây dựng; hướng dẫn chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo tiêu chuẩn QCVN 16:2017/BXD
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 16:2017/BXD; của Bộ xây dựng về sản phẩm, hàng hóa và vật liệu xây dựng
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và công nghệ Quy định; về việc công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, phương thức đánh giá
- Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và công nghệ; về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Quy trình kiểm nghiệm và chứng nhận hợp quy gạch mới nhất do LVN Group gửi tới.