Việt Nam có những điều kiện địa lý, khia hậu phù hượp cho việc nuôi trồng thủy sản đặc biệt cá tra. Để đảm bảo chất lượng đầu ra của cá tra được chăn nuôi, các chủ thể chăn nuôi có xu hướng định hướng sự phát triển theo tiêu chuẩn VIETGAP. Vậy hãy cùng LVN Group nghiên cứu về quy trình xin chứng nhận VIETGAP cho loại thương phẩm này !.
1. Các tiêu chuẩn của VIETGAP về nuôi thương phẩm cá tra
- Các yêu cầu chung
- An toàn thực phẩm
Nguyên tắc: Các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được kiểm soát nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm bằng cách tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam và các Hướng dẫn của FAO/WHO Codex.
- Quản lý sức khỏe thủy sản
Nguyên tắc: Hoạt động nuôi trồng thủy sản cần được tiến hành nhằm đảm bảo sức khỏe động vật thủy sản bằng cách duy trì môi trường sống tốt và phù hợp với đối tượng nuôi trồng ở các công đoạn của quá trình sản xuất, cũng như giảm thiểu các rủi ro về bệnh dịch.
- Bảo vệ môi trường
Nguyên tắc: Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo hướng dẫn của Nhà nước và các cam kết quốc tế.
- Các khía cạnh kinh tế-xã hội
Nguyên tắc: Nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một cách có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng văn hóa cộng đồng địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của của Nhà nước và các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quyền lao động, không làm ảnh hưởng tới sinh kế của người lao động và các cộng đồng xung quanh.
2. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận VietGAP ở đâu?
- Chứng nhận VietGAP là hoạt động đánh giá, xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm được sản xuất phù hợp với VietGAP;
- Để đăng ký cấp Giấy chứng nhận VietGAP, hộ kinh doanh cần ký hợp đồng chứng nhận VietGAP với các tổ chức được chỉ định cấp Giấy chứng nhận VietGAP
- Hộ kinh doanh chăn nuôi cá tra sẽ tiến hành Đăng ký cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho nông hộ để chứng minh cơ sở của mình đủ điều kiện an toàn thực phẩm và Thực hành chăn nuôi thủy sản tốt.
3. Hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận VietGAP:
- 01 bản sao (có chứng thực) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định giao đất hoặc Hợp đồng cho thuê đất của cấp có thẩm quyền;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường theo hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn 4.1.1
- Hồ sơ chứng minh cơ sở nuôi đảm bảo đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn 2 và Tiêu chuẩn 3.
- Hồ sơ chứng minh cơ sở nuôi đáp ứng các yêu cầu về sử dụng lao động theo hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn 5.
- Hồ sơ đăng ký hoạt động sản xuất hợp lệ là bản sao Giấy đăng ký sản xuất, kinh doanh (đối với doanh nghiệp) hoặc bản sao Giấy đăng ký nuôi trồng thuỷ sản (đối với hộ gia đình) hoặc Quyết định cho phép nuôi trồng thuỷ sản của cấp có thẩm quyền.
Trong trường hợp không có các giấy tờ trên thì phải có Bản sao (có chứng thực) Danh sách các cơ sở được phép nuôi trồng thuỷ sản chính thức trong sổ Hồ sơ của cấp thẩm quyền.
- Tài liệu chứng minh cơ sở nuôi nằm trong vùng quy hoạch là bản sao (có chứng thực) mảnh bản đồ quy hoạch nuôi trồng thủy sản hoặc quy hoạch nuôi tôm/ cá tra của cấp có thẩm quyền gần nhất (theo thứ tự là UBND xã, huyện, tỉnh) trong đó ĐÁNH DẤU (khoanh tròn bằng bút dạ màu, làm nổi màu) vị trí cơ sở nuôi của chủ cơ sở nuôi trên mảnh bản đồ quy hoạch đó để chứng minh cơ sở nuôi nằm trong vùng quy hoạch.
Nếu không có tài liệu trên, thì phải có văn bản của UBND cấp xã/ phường, hoặc UBND cấp huyện/ thị xã xác nhận khu vực nuôi đó là hợp pháp.
4. Quy trình thực hiện
- Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày công tác kể từ khi ký hợp đồng chứng nhận, tổ chức chứng nhận thành lập đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra lần đầu tại địa điểm hộ chăn nuôi, trồng trọt
- Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày công tác sau khi kết thúc kiểm tra, tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận VietGAP cho hộ chăn nuôi, trồng trọt đủ điều kiện.
- Nếu hộ chăn nuôi, trồng trọt chưa đủ điều kiện để đáp ứng VietGAP thì tổ chức chứng nhận thông báo sai lỗi cho hộ chăn nuôi, trồng trọt để khắc phục trong một thời hạn nhất định. Sau khi khắc phục sai lỗi, hộ chăn nuôi, trồng trọt gửi báo cáo khắc phục sai lỗi về tổ chức chứng nhận để kiểm tra lại.
Nếu có bất kỳ băn khoăn gì liên quan đến Quy trình xin chứng nhận VIETGAP nuôi thương phẩm cá tra, hãy liên hệ với LVN Group để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất !. Các kênh thông tin có thể liên hệ với LVN Group tại:
Thông qua cách thức Trực tuyến
- Hotline 090.992.8884
- ĐT Tổng đài 1800.0006
- ĐT Văn Phòng 028.77700888
- Kết nối Zalo 090.992.8884
- Mail: hotro@lvngroup.vn
Địa chỉ trụ sở:
- Trụ sở chính: tại Tp Hồ Chí Minh: LVN Group Building, Lầu 3,
520-526 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Hà Nội: Tầng 11, Số 9 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
- Bình Dương: 30/10 Hoàng Hoa Thám, Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
- Cần Thơ: 27 Mậu Thân, Xuân Khánh, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
- Đà Nẵng: 23 Đào Duy Anh, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng