Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Trồng Lúa (Quy Trình 2023)

VietGAP là giấy chứng nhận quy trình thực hiện sản xuất thực phẩm sạch. Vậy làm sao để xin được chứng nhận VietGAP trồng lúa? và cần những thủ tục gì? Trong thời gian bao lâu?  Sau đây, LVN Group sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến “Quy trình xin chứng nhận VIETGAP trồng lúa (Quy trình 2023)”

Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Trồng Lúa

1. Khái niệm giấychứng nhận VIETGAP trồng lúa.

* VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

* Chứng nhận Vietgap: VietGAP là một tiêu chuẩn tự nguyện nhằm hướng dẫn nhà sản xuất nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trên cơ sở kiểm soát các mối nguy.
VIETGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam trên cơ sở 4 nhóm tiêu chí:
Đảm bảo an toàn thực phẩm
Bảo vệ môi trường
Bảo đảm sức khỏe cho người lao động và phúc lợi xã hội
Bảo đảm chất lượng sản phẩm

2. Tác dụng của giấychứng nhận VIETGAP trồng lúa.

    • Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học,sinh học và vật lý ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn của sản phẩm lúa gạo, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất lúa thương phẩm.
    • Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất và được chứng nhận sản phẩm lúa gạo an toàn.
    • Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc của sản phẩm.
    • Nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa tại Việt Nam.

3. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhậnVIETGAP trồng lúa (Quy trình 2020)

Các tổ chức, Doanh nghiệp muốn chứng nhận VietGAP nói chung và cho sản phẩm lúa nói riêng cần đáp ứng được 4 tiêu chí sau:

  • Về kỹ thuật sản xuất: Tiêu chí này đòi hỏi sự hiểu biết và việc áp dụng kỹ thuật vào quy trình sản xuất. Kỹ thuật sản xuất yêu cầu khả năng lên kế hoạch thi hành sản xuất; Bao gồm từ khâu chọn đất, chọn giống, đến chăm sóc; thu hoạch; vận chuyển; chế biến và bảo quản…
  • Về tiêu chuẩn An toàn thực phẩm: Bao gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn sau thu hoạch; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đạt mức cho phép.
  • Về môi trường công tác: Mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của người nông dân.
  • Truy tìm nguồn gốc sản phẩm: Tiêu chuẩn này cho phép xác định được vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu thu hoạch. Hiện nay, có nhiều cách để truy xuất nguồn gốc sản phẩm VietGAP. Đa phần các đơn vị thường sử dụng tem dán; có những đơn vị tiên tiến hơn thì họ sử dụng mã hóa QR.

4. Quy trình xin chứng nhậnVIETGAP trồng lúa (Quy trình 2023)

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để được đăng ký chứng nhận VietGAP trồng lúa, bạn cần chuẩn bị Hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP bao gồm:

    • Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP. Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất);
    • Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
    • Kết quả kiểm tra đánh giá nội bộ theo hướng dẫn;
    • Các quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm;
    • Các giấy tờ có liên quan khác như: kết quả phân tích; bản kê khai điều kiện sản xuất và sơ chế rau,quả và chè an toàn; bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp (nếu có).
    • Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do Tổ chức đơn vị có thẩm quyền cấp.
  • Bước 2: Trong thời hạn không quá 03 ngày công tác kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp xem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản cho nhà sản xuất bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký trọn vẹn, hợp lệ, hai bên thoả thuận để ký hợp đồng chứng nhận VietGAP.

  • Bước 3:  Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày công tác kể từ khi ký hợp đồng chứng nhận, tổ chức chứng nhận thành lập đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra lần đầu tại địa điểm sản xuất của nhà sản xuất.
    • Trong thời hạn không qúa 10 (mười) ngày công tác sau khi kết thúc kiểm tra, tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận VietGap cho nhà sản xuất đủ điều kiện.
    • Nếu nhà sản xuất chưa đủ điều kiện để đáp ứng VietGap thì tổ chức chứng nhận thông báo sai lỗi cho nhà sản xuất để khắc phục trong một thời hạn nhất định. Sau khi khắc phục sai lỗi, nhà sản xuất gửi báo cáo khắc phục sai lỗi  về tổ chức chứng nhận để kiểm tra lại.

5. Hiệu lực của giấychứng nhận VIETGAP trồng lúa.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận VIETGAP là khoảng thời gian từ ngày cấp chứng nhân đến ngày hết hạn của giấy chứng nhận có giá trị pháp lý bắt buoojcdoanh nghiệp phải thi hành thì chứng nhận VIETGAP mới có giá trị trong thời gian đó.

Chứng nhận VIETGAP trồng lúa có hiệu lwujc là 3 năm. Trong 3 năm, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát quá trình thực hành nông nghiệp tốt của doanh nghiệp mỗi năm 1 lần.

 

6. Tại sao nên sử dụng dịch vụ xin giấychứng nhận VIETGAP trồng lúa.

  • Chi phí chứng nhận hợp lý, không phát sinh them bất kỳ các khoản cho phí nào khác;
  • Thời gian thực hiện thủ tục nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo thông tin khách hang trong quá trình thực hiện.
  • Tư vấn lựa chọn các tổ chức chứng nhận VIETGAP phú hợp nhất.
  • Đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu,
  • Cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, các tiêu chuyển, quy chuẩn có liên quan.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com