1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách “Bình luận các tội phạm có bị hại là người dưới 18 tuổi trong Bộ luật Hình sự năm 2015 và sự tham gia tố tụng hình sự của họ” do Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp biên soạn.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Bình luận các tội phạm có bị hại là người dưới 18 tuổi trong Bộ luật Hình sự năm 2015 và sự tham gia tố tụng hình sự của họ

Bình luận các tội phạm có bị hại là người dưới 18 tuổi trong Bộ luật Hình sự năm 2015 và sự tham gia tố tụng hình sự của họ

Tác giả: Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp

Nhà xuất bản Lao động – xã hội 

3. Tổng quan nội dung sách

Người chưa thành niên (hay là người dưới 18 tuổi) là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm thần, là những đối tượng dễ bị tổn thương và khả năng tự bảo vệ mình trước sự xâm hại của tội phạm cũng như các hành vi trái pháp luật khác còn bị hạn chế. Mặt khác, người chưa thành niên mà nhất là trẻ em do chưa có phát triển đầy đủ về thể chất và tâm thần, đặc biệt là về tâm lý và nhận thức và sức khỏe, nên đối tượng này dễ trở thành nặn nhân của các hành vi phạm tội cũng như các hành vi bạo hành khác Xuất phát từ yêu cầu tăng cường bảo vệ người chưa thành niên, về chính sách, Nhà nước ta đã đưa đối tượng người chưa thành niên vào diện được ưu tiên bảo vệ, đồng thời không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật với việc ban hành nhiều văn bản pháp luật mới và xây dựng những cơ chế đặc thù nhằm bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích của người chưa thành niên.

Về mặt hình sự, chính sách trên được cụ thể hóa trong Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm tăng cường tính răn đe và phòng ngừa, hạn chế các hành vi xâm hại đến người chưa thành niên, góp phần bảo vệ một cách hiệu quả quyền lợi chính đáng của người chưa thành niên, cũng như bảo đảm môi trường thân thiện khi họ tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bị hại.

Nhằm giúp bạn đọc nói chung, những người làm công tác pháp luật nói riêng, tìm hiểu và năm vững các quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự về người chưa thành niên là người bị hại, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội cho xuất bản cuốn sách “BÌNH LUẬN CÁC TỘI PHẠM CÓ BỊ HẠI LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ SỰ THAM GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỦA HỌ”, do Luật gia, chuyên gia pháp luật cao cấp Nguyễn Ngọc Điệp biên soạn. Ngoài ra, phần phụ lục cuốn sách còn in các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự mới nhất để bạn đọc tiện tra cứu và áp dụng khi cần thiết.

Nội dung cuốn sách bao gồm:

Phần I: Bình luận các tội phạm có bị hại là người dưới 18 tuổi trong bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017

Phần này tác giả bình luận về các tội quy định tại các điều luật sau: Điều 123, Điều 124, Điều 147. Điều 130, Điều 133, Điều 134, Điều 137, Điều 140, Điều 141, Điều 142, Điều 143, Điều 144, Điều 145, Điều 146, Điều 147, Điều 148, Điều 149, Điều 151, Điều 152, Điều 153, Điều 157, Điều 183, Điều 185, Điều 186, Điều 255, Điều 256, Điều 257, Điều 258, Điều 296, Điều 297, Điều 325, Điều 329.

Phần II: Sự tham gia tố tụng hình sự của bị hại là người dưới 18 tuổi

Mục I. Một số vấn đề chung

Mục II. Một số thủ tục tố tụng hình sự đối với người bị hại là người dưới 18 tuổi (Theo Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH)

Mục III. Việc xét xử vụ án hình sự có người bị hại là người dưới 18 tuổi có tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc  người cần hỗ trợ về điều kiện sống, học tập (thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa gia đình và người chưa thành niên)

Phần III:Các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật hình sự

Phần IV: Các quy định về thủ tục tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi

Phần phụ lục: Các quy định về phòng xử án và quy chế tổ chức phiên tòa

Dưới dây là trích dẫn nội dung trong cuốn sách để bạn đọc tham khảo:

Điều 141. Tội hiếp dâm

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

c) Nhiều người hiếp một người;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Có tính chất loạn luân;

g) Làm nạn nhân có thai;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bình luận:

1. Khái niệm: Hiếp dâm được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân

2. Các yếu tố cấu thành tội hiếp dâm
2.1.Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua một trong các hành vi sau đây:
a) Có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực xem giải thích tương tự ở tội giết người và tội đe dọa giết người. Việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm uy hiếp vô hiệu hóa khả năng kháng cự của nạn nhân (tức làm tê liệt sự kháng cự của nạn nhân) để giao cấu với họ nhưng không được sự chấp thuận của họ (tức trái với ý muốn của họ).
Ví dụ: người phạm tội dùng vũ lực trói phải bịt miệng nạn nhân lâm nạn nhân không thể kháng cự được thì sao cậu với nạn nhân.
b) Có hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ.
Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân được hiểu là tình trạng nặng nhân có những nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần như bị què, cụt chân tay, bị tâm thần không có khả năng kháng cự lại việc giao cấu của người phạm tội. Trong trường hợp này người phạm tội không nhất thiết phải sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực vẫn có thể giao cấu được với nạn nhân nhưng trái với ý muốn của nạn nhân.
c) Có hành vi dùng thủ đoạn khác để giao cấu với nạn nhân. Được hiểu là các thủ đoạn ngoài các hành vi nêu trên của chính người phạm tội thực hiện làm cho nạn nhân không biết hoặc rơi vào tình trạng không có khả năng nhận thức tạm thời như cho nạn nhân uống thuốc mê, thuốc kích dục, cho uống rượu say…  để giao cấu với nạn nhân mà không được sự đồng ý của họ.
d) Có hành vi quan hệ tình dục khác như quan hệ qua đường hậu môn, bằng miệng… trái với ý muốn của nạn nhân.
Một số lưu ý:
Người bị hại phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Trường hợp người bị hại dưới 16 tuổi thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Trường hợp hiếp dâm và kèm theo việc giết nạn nhân hoặc gây thương tích cho nạn nhân với mức độ thương tích nhất định thì người phạm tội còn bị chi cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Giao cấu là giao tiếp bộ phận sinh dục ngoài của giống đực với bộ phận sinh dục của giống cái ở động vật để thụ tinh (theo từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản Đà Nẵng trung tâm từ điển học xuất bản năm 2009 trang 508).
Mọi trường hợp giao cấu với người dưới 13 tuổi đều bị coi là hành vi hiếp dâm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
…..

4. Đánh giá bạn đọc

Với kết cấu trình bày của tác giả, cuốn sách sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc. Tác giả dành phần thứ nhất để bình giải những vấn đề cơ bản nhất: khái niệm, dấu hiệu cấu thành tội phạm của các tội phạm có bị hại là người dưới 18 tuổi trong Bộ luật Hình sự năm 2015 để bạn đọc có được những kiến thức cơ bản về xác định tội danh. Tiếp đó, tác giả trình bày lưu ý trong việc tham gia tố tụng hình sự của bị hại là người dưới 18 tuổi, và đính kèm thêm nhiều đầu văn bản hướng dẫn liên quan đến tố tụng hình sự đối với tội phạm có bị hại là người dưới 18 tuổi.

Cuốn sách sẽ là tài liệu hữu ích đối với không chỉ sinh viên đang tham gia đào tạo chuyên ngành luật mà còn là tài liệu tham khảo, phục vụ tra cứu đối với những người làm công tác tố tụng hình sự và tư vấn pháp luật hình sự trong thực tiễn.

Thời điểm tác giả hệ thống cuốn sách là năm 2019, nên có thể thời điểm bạn đọc sở hữu cuốn sách một số quy định được dẫn chiếu đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, do đó để đảm bảo tra cứu và áp dụng đúng quy định pháp luật, bạn đọc lưu ý kiểm tra lại một lần nữa hiệu lực của các văn bản được viện dẫn.

5. Kết luận

Cuốn sách “Bình luận các tội phạm có bị hại là người dưới 18 tuổi trong Bộ luật Hình sự năm 2015 và sự tham gia tố tụng hình sự của họ” do luật gia Nguyễn Ngọc Điệp biên soạn có thể coi là từ điển pháp lý trong hoạt động tố tụng hình sự đối với tội phạm có bị hại là người dưới 18 tuổi để bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu, áp dụng trong học tập, nghiên cứu và công tác.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! 

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!