1. Giới thiệu tác giả

Sách Bình luận khoa học Bộ Luật Hình Sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (phần các tội phạm) do tập thể tác giả gồm: PGS.TS Trần Văn Luyện; PGS.TS Phùng Thế Vắc; TS. Lê văn Thư; TS. Nguyễn Mai Bộ; LS.ThS. Phạm Thanh Bình; TS. Nguyễn Ngọc Hà và LS. Phạm Thị Thu biên soạn.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Bình luận khoa học Bộ Luật Hình Sự năm 2015 được sửa đồi, bổ sung năm 2017 (phần các tội phạm) - Tác giả PGS.TS Trần Văn Luyện- PGS.TS Phùng Thế Vắc

Sách Bình luận khoa học BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (phần các tội phạm)

Tác giả: PGS.TS Trần Văn Luyện- PGS.TS Phùng Thế Vắc

Nhà xuất bản Công an nhân dân

3. Tổng quan nội dung sách

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là một đạo luật lớn không chỉ thể hiện một cách toàn diện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, mà còn là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh trật tự của đất nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta.
So với Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, đường lối của Đảng thể hiện trong các văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược và xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đặc biệt là chủ trương: “Đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm. Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm. Quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế. Xử lý nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Người có chức vụ càng cao mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho người khác”. Do đó, việc hiểu và áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội phạm và hình phạt, dấu hiệu pháp lý và chính sách xử lý đối với từng tội phạm cụ thể là một vấn đề rất quan trọng đối với cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang (trong đó có lực lượng CAND), học viên, sinh viên và trong nhân dân.

Để góp phần thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ban hành kèm theo Quyết định số 1359/QĐ-TTg ngày 13/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ, các tác giả Tác giả: PGS.TS Trần Văn Luyện- PGS.TS Phùng Thế Vắc đã biên soạn cuốn “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) – Phần các tội phạm”.

Cuốn sách được biên soạn bởi nhóm tác giả gồm những nhà khoa học, cán bộ làm công tác thực tiễn, cán bộ tham gia Tổ biên tập xây dựng dự thảo các Bộ luật Hình sự năm 1985, năm 1999 và năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có kinh nghiệm, trình độ trong các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng, thi hành và áp dụng pháp luật về hình sự.

Dựa vào các quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), so sánh với các quy định tương ứng trong Bộ luật Hình sự năm 1999, đối chiếu với thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, nhóm tác giả nêu trên đã bình luận, giải thích một cách khoa học, dễ hiểu về dấu hiệu pháp lý và chính sách xử lý đối với từng tội phạm cụ thể; đồng thời cũng chỉ ra những điểm mới so với Bộ luật Hình sự năm 1999 và những vấn đề cần lưu ý trong thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật hình sự (như vấn đề xác định tội danh, quyết định hình phạt, phân biệt với tội phạm khác có các hành vi giống nhau, gần giống nhau…).

Cấu trúc cuốn sách được biên soạn dựa trên cấu trúc chương mục của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017):

Chương XIII. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Chương XIV. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người

Chương XV. Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân

Chương XVI. Các tội xâm phạm sở hữu

Chương XVII. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

Chương XVIII. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Chương XIX. Các tội phạm về môi trường

Chương XX. Các tội phạm về ma túy

Chương XXI. Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

Chương XXII. Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính

Chương XXIII. Các tội phạm về chức vụ

Chương XXIV. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp

Chương XXV. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của những người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu

Chương XXVI. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh

Dưới đây là nội dung bình luận Điều 116 Bộ luật hình sự 2015 trong cuốn sách, Luật LVN Group trích dẫn để bạn đọc tham khảo:

Điều 116. Tội phá hoại chính sách đoàn kết

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội;

b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội;

d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

1. Khách thể của tội phạm

Tội phá hoại chính sách đoàn kết là hành vi gây chia rẽ gữa các đối tượng mà chính sách đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, tôn giáo, đoàn kết quốc tế đặt ra nhằm chống chính quyền nhân dân. Vì vậy, khách thể của tội phạm này là: khối đoàn kết toàn dân và sự thực hiện đúng đắn chính sách đoàn kết quốc tế.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Theo quy định của Điều 116, mặt khách quan của tội phạm này có những hành vi sau:

– Gây chia rẽ giữa các tầng lớp, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang nhân dân, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội. Thực hiện hành vi này, người phạm tội có thể xuyên tạc, chị đặt phải gọi là những xích mích, những vấn đề còn tồn tại trước đây giữa các làng xã, họ mang trong nhân dân; lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong để chấp hành chính sách, pháp luật của cán bộ, bộ đội, công an để chia rẽ nhân dân với chính quyền, lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội, phá vỡ sự đoàn kết trong mặt trận tổ quốc Việt Nam.

– Gây hận thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây chính là hành vi phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc của đảng và nhà nước. Người phạm tội có thể lợi dụng sự mê tín, lạc hậu những hiểm khích trước đây để chia sẻ, những phong tục, tập quán dân tộc khác nhau, vì quyền sẵn có để gây kỳ thị dân tộc, lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện chính sách pháp luật để phá hoại đoàn kết dân tộc, hoặc làm những việc tỏ rõ sự phân biệt đối xử giữa các dân tộc tạo nên sự không bình đẳng trong Cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
– Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội. Thực hiện hành vi này, người phạm tội có thể lợi dụng thần quyền, giáo lý, sự lạc hậu và tín ngưỡng của tín đồ để chia rẽ những giữa các tôn giáo, giữa tôn giáo với chính quyền, giữa tôn giáo với các chính đảng, đoàn thể., Hoặc lợi dụng những sơ hở thiếu sót trong việc thực hiện chính sách pháp luật của cán bộ cơ sở để kích động, chia sẻ tín đồ chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội.
– Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế
Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế là việc phá hoại việc thực hiện chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước ta trong sự nghiệp cùng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước, phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết của đảng và nhà nước ta đối với các nước khác trong phong chào cộng sản và công nhân quốc tế cũng như với các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Người phạm tội có thể xuyên tạc chính sách, cản trở việc thực hiện chính sách hoặc lợi dụng những vấn đề do lịch sử để lại để chia rẽ, phá hoại đoàn kết quốc tế.
3. Chủ thể của tội phạm
Phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định.
4. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cô Ý trực tiếp với mục đích chống chính quyền nhân dân. Mục đích chống chính quyền nhân dân và xây dựng các cuộc trong cấu thành tội phạm này. Nếu ngày nào đó cháu không hiểu cháu chân chính sách, rau với thức học do là không mà có lời nói, việc làm mà có hại cho sự đoàn kết dân tộc, nhưng không có mục đích chống chính quyền thì không phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết
5. Hình phạt
Điều 116 quy định ba khung hình phạt:
– Khung một: phạt tù từ 5 năm đến 15  năm áp dụng đối với người phạm tội được quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 của điều luật
– Khung hai: phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì phạt tù bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
– Khung ba: áp dụng đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội quy định hình phạt tù từ sáu tháng đến 5 năm.

4. Đánh giá bạn đọc

Với nội dung, cấu trúc và cách thức tiếp cận vấn đề như đã nêu trên, cuốn “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) – Phần các tội phạm” sẽ là bộ tài liệu tham khảo, cung cấp những thông tin mới, kiến thức cụ thể, bổ ích về thi hành và áp dụng pháp luật hình sự cho cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ thuộc lực lượng CAND trong quá trình triển khai thực hiện Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1359/QĐ-TTg ngày 13/9/2017 nêu trên; đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu Bộ luật Hình sự của giáo viên, giảng viên, học viên, sinh viên chuyên ngành luật và nhân dân trong phạm vi cả nước.

Cuốn sách không chỉ có giá trị về mặt khoa học pháp lý mà còn có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc.

5. Kết luận

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, các cuốn sách được biên soạn bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi 2017) để kịp thời phổ biến nhằm thống nhất cách hiểu và hiểu đúng quy định pháp luật trong khi Bộ luật được áp dụng trên thực tế.

Mỗi cuốn sách của mỗi tác giả đều trình bày, phân tích và bình giải từng điều luật dựa trên nghiên cứu, kinh nghiệm công tác, giảng dạy thực tiễn của các tác giả đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức chuyên sâu và đa chiều: lịch sử, thực tiễn …. giúp bạn đọc thuận tiện hơn trong học tập, nghiên cứu và công tác. Cuốn “Bình luận khoa học Bộ Luật Hình Sự năm 2015 được sửa đồi, bổ sung năm 2017 – PHẦN CÁC TỘI PHẠM” do PGS.TS Trần Văn Luyện- PGS.TS Phùng Thế Vắc biên soạn cũng vậy.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!