1. Giới thiệu tác giả

Sách Các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam do TS. Nguyễn Thị Ngọc Linh biên soạn và phát hành vào năm 2019.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam TS. Nguyễn Thị Ngọc Linh

Sách Các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam

Tác giả: TS. Nguyễn Thị Ngọc Linh

Nhà xuất bản Tư pháp

3. Tổng quan nội dung sách

Cuốn chuyên khảo “Các tội xâm phạm tình dục trong Luật Hình sự Việt Nam” là một công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm tình dục trong pháp luật hình sự Việt Nam, từ lịch sử đến hiện tại, từ đó, tác giả đã có những đánh giá thực trạng làm cơ sở đề xuất các kiến nghị với mục tiêu hoàn thiện pháp luật hình sự ở nước ta trong giai đoạn tới.

Nội dung cuốn sách được biên soạn với các chương mục như sau:

Chương 1. Những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam

1.1. Khái niệm, đặc điểm của các tội xâm phạm tình dục

1.1.1. Khái niệm tình dục và quyền tình dục

1.1.2. Khái niệm các tội xâm phạm tình dục

1.1.3. Đặc điểm của các tội xâm phạm tình dục

1.2. Cơ sở của việc quy định các tội xâm phạm tình dục

1.2.1. Yêu cầu bảo vệ quyền con người

1.2.2. Yêu cầu bảo đảm trật tự an toàn xã hội

1.2.3. Yêu cầu bảo vệ đạo đức và văn hóa xã hội

1.2.4. Năng lực điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm tình dục của các cơ quan tiến hành tố tụng

1.2.5. Yêu cầu hội nhập quốc tế

1.3. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm tình dục

1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

1.3.2. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985

1.3.3. Giai đoạn từ năm 1985 đến nay

1.4. Kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới về các tội xâm phạm tình dục

1.4.1. Kinh nghiệm lập pháp của Liên Bang Nga về các tội xâm phạm tình dục

1.4.2. Kinh nghiệm lập pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về các tội xâm phạm tình dục

1.4.3. Kinh nghiệm lập pháp của Canada về các tội xâm phạm tình dục

1.4.4. Kinh nghiệm lập pháp của Thụy Điển về các tội xâm phạm tình dục

Chương 2. Các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm tình dục và thực tiễn xét xử

2.1. Quy định Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm tình dục

2.1.1. Những dấu hiệu pháp lý hình sự

2.1.2. Hình phạt và các biện pháp tư pháp

2.2. Thực tiễn xét xử các tội xâm phạm tình dục ở nước ta hiện nay

2.3. Những bất cập, tồn tại và một số nguyên nhân cơ bản

2.3.1. Những tồn tại, bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự năm 1999

2.3.2. Những tồn tại, bất cập trong thực tiễn xét xử

2.3.3. Một số nguyên nhân cơ bản

Chương 3. Yêu cầu tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về các tội xâm phạm tình dục và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng

3.1. Yêu cầu tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về các tội xâm phạm tình dục

3.1.1. Chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước

3.1.2. Tình hình các tội xâm phạm tình dục và thực tiễn đầu tranh phòng, chống

3.1.3. Tình hình phát triển các mặt của đời sống kinh tế – xã hội và pháp luật

3.1.4. Quá trình hội nhập quốc tế và tiếp thu kinh nghiệm của các nước khác

3.2. Nội dung tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về các tội xâm phạm tình dục

3.2.1. Nhận xét, đánh giá các quy định về các tội xâm phạm tình dục trong Bộ luật hình sự năm 2-15

3.2.2. Nội dung tiếp tục sửa đổi, bổ sung cụ thể

3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu qảu áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các tội xâm phạm tình dục

3.3.1. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho những người tiến hành tố tụng và hiệu quả hoạt động áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về các tội xâm phạm tình dục của các cơ quan tiến hành tố tụng

3.3.2. Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 trong tương quan với các văn bản pháp luật khác về hành vi xâm phạm tình dục

3.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các tội xâm phạm tình dục

3.3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm lập pháp về các tội xâm phạm tình dục

Dưới đây là trích dẫn một số nội dung trong cuốn sách để bạn đọc tham khảo:

2.3.1. Những tồn tại, bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự năm 1999

Trong quá trình nghiên cứu về các tội XPTD, nhận thấy quy định của BLHS năm 1999 về nhóm tội này có những bất cập, hạn chế , vướng mắc sau:

Về quy định dấu hiệu pháp lí, các quy định về độ tuổi nạn nhân, nội hàm khái niệm giao cấu, giới tính của chủ thể tội phạm và nạn nhân, dấu hiệu định tội của tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm trẻ em, mô tả thái độ của nạn nhân và nội hàm của hành vi dâm ô vẫn còn chưa rõ ràng, có những điểm lạc hậu, bất cập, không còn phù hợp gây khó khăn vướng mắc trong quá trình áp dụng.

Về quy định hình phạt đối với các tội XPTD trong BLHS năm 1999 vẫn còn những hạn chế bất cập như: việc bỏ hình phạt tử hình trong tội hiếp dâm là không hợp lí; việc sử dụng thuật ngữ “có tính chất loạn luân” trong các khung tăng nặng từ điều 111 đến điều 115 là chưa chuẩn xác; BLHS năm 1999 cần quy định chi tiết hơn đối với tình tiết “biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” trong các khung tăng nặng từ điều 111 đến điều 115.

2.3.2. Những tồn tại, bất cập trong thực tiễn xét xử

 Bên cạnh, những tồn tại, bất cập trong quy định của BLHS năm 1999 về các tội XPTD, thực tiễn xét xử về các tội này cũng gặp phải một số vướng mắc nhất định gây tranh luận và khó khăn trong quá trình xét xử như: Việc xem xét các dấu hiệu định tội của cơ quan áp dụng pháp luật chưa được thống nhất dẫn đến việc áp dụng tội danh và TNHS không giống nhau đối với cùng hành vi phạm tội; PLHS chưa quy định, hướng dẫn cụ thể trong một số trường hợp gây khó khăn cho việc áp dụng, xét xử; Việc đánh giá các tình tiết định khung cũng như các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ giữa các cơ quan áp dụng pháp luật chưa có sự thống nhất nên dẫn đến việc áp dụng hình phạt cũng có sự khác nhau; Xuất hiện các hành vi XHTD với nhiều tình tiết mới, phức tạp như hành vi nữ “chủ động” giao cấu trái ý muốn với nam; hành vi dùng vũ lực hay các thủ đoạn khác để thực hiện hành vi quan hệ tình dục với người đồng giới, hành vi quan hệ tình dục giữa người cùng giới tính giữa người đã thành niên với trẻ em hay hành vi quấy rối tình dục, khiêu dâm trẻ em…nhưng pháp luật lại chưa có quy định để điều chỉnh các hành vi này

2.3.3. Một số nguyên nhân cơ bản

Sở dĩ có những tồn tại, bất cập, vướng mắc trên gây khó khăn, không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật là do một số nguyên nhân cơ bản như: Nguyên nhân liên quan đến quy định của pháp luật; Nguyên nhân liên quan đến việc áp dụng quy định của pháp luật. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ làm trong các cơ quan tiến hành tố tụng chưa đồng đều, còn hạn chế; công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tiến hành tố tụng chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các tội XPTD còn chưa tốt; điều kiện cơ sở vật chất của các cơ quan tiến hành tố tụng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ

…………………………………………

Qua nghiên cứu luận án tiến sĩ luật học “Các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam” cho phép đưa ra một số kết luận khoa học sau:

1. Tình dục là một trong các nhu cầu căn bản của con người trong quá trình tồn tại và phát triển. Vì vậy, quyền bất khả xâm phạm về tình dục là một quyền căn bản của con người cần được bảo vệ. Các tội XPTD xuất hiện rất sớm. Nghiên cứu về các tội XPTD có rất nhiều các công trình khoa học trong và ngoài nước, dưới nhiều góc độ tiếp cận và quy mô nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển khiến các hành vi, thủ đoạn phạm tội XPTD cũng “thiên biến vạn hóa”. Hơn thế nữa, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về nhóm tội này theo quy định của luật hình sự Việt Nam một cách hệ thống, khoa học nên vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau chưa thống nhất và cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. Do đó, nghiên cứu về các tội XPTD trong luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, không chỉ góp phần vào việc giải thích, hướng dẫn tạo sự hiểu thống nhất về các quy định pháp luật về các tội này mà còn có ý nghĩa góp phần tiếp tục hoàn thiện quy định các tội phạm này trong thời gian tới

2. Nghiên cứu về lịch sử luật hình sự Việt Nam từ thời phong kiến cho đến nay cho thấy, các tội XPTD gắn liền với đời sống của con người nên được quan tâm, quy định rất sớm. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, các quy định này cũng mang tính đặc trưng riêng, nhưng tựu chung thì giai đoạn sau thường tiến bộ, phát triển hơn giai đoạn trước. Mặc dù vậy, sau ba lần pháp điển hóa gần nhất, BLHS vẫn bộc lộ hạn chế nhất định gây khó khăn cho quá trình áp dụng

3. Thực tiễn áp dụng các quy định về các tội XPTD trong BLHS những năm qua đã đạt được một số kết quả quan trọng. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã phát hiện và xử lí kịp thời những hành vi phạm tội, xét xử cơ bản đúng người đúng tội, đúng pháp luật, có tác dụng răn đe, giáo dục tới đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, từ thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS năm 1999 đã bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại khiến quá trình áp dụng, xét xử còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống các tội XPTD yêu cầu các nhà lập pháp cần nghiên cứu để hoàn thiện chế định này.

4. Phân tích về BLHS năm 2015, NCS luận án đã phân tích một số điểm tiến bộ và còn hạn chế, thiếu sót trong quy định và kĩ thuật lập pháp về các tội XPTD, đồng thời đưa ra các kiến nghị và đề xuất một số kiến giải lập pháp. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS năm 1999 về các tội XPTD, luận án còn đề xuất một số giải pháp như: Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho những người tiến hành tố tụng và hiệu quả hoạt động áp dụng những quy định của BLHS năm 2015 về các tội XPTD của các cơ quan tiến hành tố tụng; Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích các quy định của BLHS năm 2015 trong tương quan với các văn bản pháp luật khác về hành vi 24 XPTD; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các tội XPTD; Tăng cường hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm lập pháp về các tội XPTD.

4. Đánh giá bạn đọc

Hành vi xâm phạm tình dục ở Việt Nam khá phổ biến, việc nghiên cứu và tìm hiểu về các tội phạm này là cần thiết. Cuốn sách “Các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam” đã được tác giả biên soạn khá đầy đủ từ lý luận đến thực tiễn. tác giả còn chỉ rõ những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong quy định cũng như thực tiễn xét xử các tội xâm phạm tình dục từ đó đưa ra kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử hơn. Có thể nói “Các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam” là một cuốn sách hữu ích dành cho những cá nhân có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu về nội dung này.

5. Kết luận

Cuốn sách vừa có giá trị nghiên cứu và thực tiễn đối với bạn đọc.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!