1. Giới thiệu tác giả
Cuốn Giáo trình “Đạo đức nghề luật” biên soạn và xuất bản trong khuôn khổ dự án JUDGE. Là kết quả hợp tác giữa Học viện Tư pháp và dự án phát triển tư pháp và sự tham gia từ cơ sở (JUDGE). Tư vấn biên soạn bởi GS. Trevor C. W. Farrow.
Chủ biên: TS. Phan Chí Hiếu; PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên
Tập thể tác giả biên soạn gồm: TS. Lê Mai Anh; TS. Lê Lan Chi; TS. Nguyễn Văn Điệp; PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên; ThS. Nguyễn Thị Minh Huệ; ThS. Lê Thị Mai HƯơng; ThS. Nguyễn Thị Hằng Nga; ThS. Trần Minh Tiến; TS. Chu Hải Thanh; ThS. Đồng Thị Kim Thoa; TS. Nguyễn Quốc Vinh.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Giáo trình Đạo đức nghề luật
Tác giả: TS. Phan Chí Hiếu; PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên)
Nhà xuất bản Tư Pháp
3. Tổng quan nội dung sách
Đạo đức nghề luật là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nhằm điều chinh, kiếm soát, đánh giá và định hướng hành vi của những người làm nghề luật (thẩm phán, Luật sư của LVN Group, công chứng viên, chấp hành viên và các chức danh khác). Là thuộc tính khách quan đồng thời là yêu cầu tất yếu đối với hoạt động nghề luật, đạo đức nghề luật luôn cần được xây dựng và coi trọng trong hoạt động nghề nghiệp của các chức danh tư pháp.
Đạo đức nghề luật là một môn học trong chương trình đào tạo các chức danh tư pháp. Giáo trình Đạo đức nghề luật được biên soạn để sử dụng làm tài liệu giảng dạy và học tập cho môn học Đạo đức nghề luật. Học viện Tư pháp chủ trương xây dựng môn học đạo đức nghề luật trong chương trình đào tạo các chức danh tư pháp, với nội dung và thời lượng gia tăng đáng kể so với các chương trình đào tạo đã và đang thực hiện. Để có tài liệu phục vụ cho môn học này, Học viên Tư pháp tổ chức biên soạn cuốn sách “Đạo đức nghề luật”.
Cuốn sách được biên soạn trình bày những vấn đề cơ bản về nghề luật, đạo đức nghề luật và văn hóa nghề luật. Nghiên cứu đặc điểm, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán, kiểm sát viên, Luật sư của LVN Group, chấp hành viên, công chứng viên. Giới thiệu những quy tắc đạo đức và ứng xử trong hành nghề luật tại một số quốc gia trên thế giới.
Nội dung cuốn sách gồm 8 chương:
Chương 1- Nghề luật
I. Nghề luật và những đặc trưng của nghề luật
1. Thế nào là nghề luật
2. Đặc trưng cơ bản của nghề luật
II. Nghề luật – vinh quang và thách thức
1. Vinh quang nghề luật
2. Thách thức nghề luật
III. Các chức danh tư pháp trong mối quan hệ với nghề luật và đạo đức nghề luật
1. Hoạt động nghề nghiệp của các chức danh tư pháp
2. Mối quan hệ giữa các chức danh tư pháp trong hoạt động nghề luạt
3. Các chức danh tư pháp và vấn đề đạo đức nghề luật
Chương 2- Đạo đức, đạo đức nghề luật và văn hóa nghề luật
I. Khái niệm đạo đức nghề luạt
1. Khái niệm về đạo đức
2. Đạo đức nghề luật
3. Rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức nghề luật
II. Văn hóa và văn hóa nghề luật
1. Khái niệm về văn hóa
2. Văn hóa nghề luật
Chương 3-Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm phán
1. Đặc điểm nghề nghiệp thẩm phán
2. Quy tác đạo đức nghề nghiệp thẩm phán
3. Nội dung quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm phán
4. Cơ chế đảm bảo quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm phán
Chương 4- Đạo đức nghề nghiệp của Kiểm sát viên
4. Đánh giá bạn đọc
Giáo trình đã tiếp thu kinh nghiệm của các cơ sở đào tạo nghề luật ở Canada và khu vực Bắc Mỹ vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Nội dung các chương bài trong cuốn sách được viết theo cách kết hợp giữa phân tích, tổng hợp với việc nêu các vấn đề mang tính gợi mở (cả về lý luận và thực tiễn) để người học tự phát triển tư duy giải quyết vấn đề và ứng dụng vào hoạt động thực tiễn ngay trong quá trình nghiên cứu các nội dung cụ thể của lĩnh vực đạo đức nghề luật.
Cuốn giáo trình là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạy môn học “Đạo đức nghề luật” tại Học viện tư pháp, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho những bạn đọc có nhu cầu quan tâm nghiên cứu tới vấn đề này.
5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn “Giáo trình Đạo đức nghề luật” của Học viện Tư pháp.
Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên được ban hành tại Quyết định số 1577/QĐ-BTP ngày 20/10/2021:
Để xứng đáng với vinh dự được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, bảo đảm tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, công lý được thực thi, Chấp hành viên không ngừng tu dưỡng, rèn luyện chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức theo quy định của Đảng, Nhà nước, của Bộ Tư pháp, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các chuẩn mực sau:
1. Thượng tôn pháp luật, bảo vệ công lý: Tuyệt đối tôn trọng hiệu lực tối cao của Hiến pháp và bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật. Tổ chức thi hành đúng, kịp thời các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, kỷ cương, kỷ luật hành chính trong thực thi công vụ. Không quan liêu, hách dịch, sách nhiễu, phiền hà đương sự.
2. Khách quan, đúng mực, dân vận khéo: Không thiên vị, phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, địa vị xã hội, thành phần kinh tế của đương sự. Trang phục chỉnh tề, cư xử đúng mực, lịch thiệp, kiên nhẫn, thấu hiểu, lấy giáo dục, thuyết phục là chính, xây dựng niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân, các bên đương sự trong công tác thi hành án.
3. Yêu nghề, bản lĩnh, chuyên nghiệp: Có lòng tự hào, vinh dự, nhiệt huyết, sáng tạo, nỗ lực khi làm công tác thi hành án dân sự. Không lơ là hoặc tìm cách trì hoãn việc thi hành án. Có chính kiến, dám chịu trách nhiệm, không bị phụ thuộc, bị tác động trái pháp luật vào hoạt động thi hành án. Có lối làm việc khoa học, không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm.
4. Chia sẻ, tôn trọng, đoàn kết: Xây dựng và giữ gìn đoàn kết trong đơn vị. Khiêm tốn, sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến đồng nghiệp, phê bình và tự phê bình thẳng thắn, xây dựng, khách quan, đúng nơi, đúng lúc. Ứng xử có văn hóa, cầu thị, thân thiện, hợp tác, tương trợ trong công việc.
5. Tích cực, chủ động, chặt chẽ, trách nhiệm: Tôn trọng và chủ động xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi, nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo, ủng hộ, giúp đỡ ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án dân sự. Tăng cường mối quan hệ và trách nhiệm phối hợp liên ngành.
6. Gương mẫu, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính: Thực hiện nêu gương, tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng thói quen, lối sống lành mạnh, giản dị, kiên trì, tiết kiệm; không hoang phí, phô trương, tham ô, lợi dụng vị trí công tác để mưu lợi cá nhân; không nể nang, né tránh và bao che trong công tác thi hành án dân sự. Luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn.