1. Giới thiệu tác giả

Sách chuyên khảo “Hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc” do TS. Lê Trung Kiên biên soạn.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc

Sách Hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc

Tác giả: TS. Lê Trung Kiên

Nhà xuất bản Tư pháp

3.3. Tổng quan nội dung sách

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có mối quan hệ lịch sử lâu đời. Từ hàng ngàn năm nay, cả hai dân tộc đã có sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Pháp luật hình sự của Việt Nam và Trung Quốc đều thuộc hệ thống pháp luật thành văn (civil law) và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư duy lập pháp kiểu Liên Xô. Sau khi giành được độc lập, với sự giao lưu, hợp tác, học hỏi từ các nhà khoa học pháp lý của Liên Xô, pháp luật hình sự của hai nước được xây dựng dựa trên những lý luận cơ bản của hệ thống pháp luật hình sự Xô Viết nên có nhiều điểm tương đồng.

Bên cạnh đó, cả hai nước đều lấy chủ nghĩa Mác làm cơ sở lý luận, làm nền tảng để xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa. Xét trên phương diện kinh tế, hai nước cũng đều trải qua quá trình từ xây dựng nền kinh tế tập trung, hành chính, bao cấp đến thực hiện chính sách cải cách mở cửa và chuyển dần sang nền kinh tế thị trường.

Trong lý luận về Luật hình sự của cả hai nước, hệ thống hình phạt luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với Luật hình sự Việt Nam thì trong quá trình phát triển của Luật, hệ thống hình phạt cũng luôn có sự thay đổi để phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, có những hình phạt được bổ sung và cũng có hình phạt bị xoá bỏ.

Ví dụ: trong Bộ luật hình sự năm 1999, hình phạt trục xuất là hình phạt mới được bổ sung. Trong khi đó hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 nhưng không được giữ lại trong Bộ luật hình sự năm 1998. Khi quy định hệ thống hình phạt, Luật hình sự không chỉ là liệt kê các hình phạt mà còn xác định nội dung, mức độ cũng như các điều kiện áp dụng của từng hình phạt. Do vậy, sự thay đổi hệ thống hình phạt không chỉ là sự thay đổi danh mục các hình phạt mà còn là sự thay đổi nội dung, mức độ cũng như điều kiện áp dụng của các hình phạt.

Xu hướng thay đổi hệ thống hình phạt là mở rộng phạm vi áp dụng các hình phạt không tước tự do và hạn chế bớt phạm vi áp dụng hình phạt tử hình và hình phạt tước tự do nhất là hình phạt tù chung thân. Còn đối với Luật Hình sự Trung Quốc thì cơ bản là mô hình thẩm vấn tội phạm. Tuy nhiên, so với bộ luật Hình sự của Việt Nam, bộ luật Hình sự Trung Quốc mang nhiều yếu tố tranh tụng hơn vì mục đích của Trung Quốc là phải bảo đảm việc điều tra sáng tỏ bản chất của tội phạm một cách chính xác nhất, để có thể kịp thời trừng trị người phạm tội theo đúng pháp luật, để đảm bảo cho người vô tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, để người dân tăng cường nhận thức về sự cần thiết khi phải chấp hành pháp luật.

Hiểu được vấn về đó, Nhà xuất bản Tư pháp đã biên soạn cuốn “Hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc” của TS. Lê Trung Kiên nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc.

Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Chương 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ HỆ THỐNG HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

1.1. Khái quát hệ thống hình phạt

1.2. Lịch sử hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Trung Quốc

1.3. Lịch sử hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam

Chương 2. HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

2.1. Khái quát về hình phạt tử hình

2.2. Các nghiên cứu liên quan đến hình phạt tử hình

2.3. Tử hình trong Luật hình sự Trung Quốc

2.4. Tử hình trong Luật hình sự Việt Nam

2.5. So sánh hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc

Chương 3. HÌNH PHẠT VỀ TỰ DO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

3.1. Tổng quan hình phạt về tự do

3.2. Nghiên cứu một số vấn đề có liên đến quan hình phạt về tự do

3.3. Hình phạt về tự do trong Luật hình sự Trung Quốc

3.4. Hình phạt về tự do trong Luật hình sự Việt Nam

3.5. So sánh hình phạt Việt Nam và Trung Quốc về tự do trong Luật hình sự

Chương 4. HÌNH PHẠT VỀ TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

4.1. Khái quát hình phạt về tài sản

4.2. Một số nghiên cứu liên quan đến hình phạt về tài sản

4.3. Hình phạt về tài sản trong Luật hình sự Trung Quốc

4.4. Hình phạt về tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

4.5. So sánh, đánh giá hình phạt về tài sản trong Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc

Chương 5. HÌNH PHẠT TƯỚC BỎ TƯ CÁCH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

5.1. Khái quát về hình phạt tước bỏ tư cách

5.2. Hình phạt tước bỏ tư cách trong Luật hình sự Trung Quốc

5.3. Hình phạt tước bỏ tư cách trong Luật hình sự Việt Nam

5.4. So sánh hình phạt tước bỏ tư cách trong Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc

Chương 6. NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN HỆ THỐNG HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

6.1. Một số yêu cầu cần bảo đảm khi tiến hành hoàn thiện hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam

6.2. Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam

Dưới đây là nội dung về một số hình phạt trong Bộ luật hình sự Việt Nam 2015: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn để bạn đọc tham khảo:

Phạt tiền

Phạt tiền là hình phạt buộc người phạm tội phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước (Điều 35 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

Phạt tiền tước đi lợi ích vật chất của người phạm tội, tác động đến tình trạng tài sản của họ và thông qua đó tác động đến ý thức, thái độ của người phạm tội. Phạt tiền cũng có tính răn đe, giáo dục đối với người khác và qua đó có khả năng phòng ngừa chung.

Phạt tiền có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.

Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng được BLHS quy định như tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017); tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017); tội tổ chức tảo hôn (Điều 183 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) hoặc có thể đổi với tội phạm rất nghiêm trọng nếu là tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, tội phạm về môi trường, tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng hoặc tội phạm khác được BLHS quy định như tội buôn lậu (Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017); tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 189 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017); tội sản xuất, buôn bán hàng cẩm (Điều 190 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) V.V..

Phạt tiền là hình phạt bổ sung được quy định và áp dụng đối với các tội phạm về tham nhũng, ma tuý hoặc một số tội phạm khác như: Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, các tội phạm về chức vụ V.V..

Mức phạt tiền được quy định tại các điều luật về các tội phạm cụ thể nhưng phải đảm bảo tối thiểu không được thấp hơn 1.000.000 đồng.

Cải tạo không giam giữ

Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính, buộc người phạm tội phải cải tạo, giáo dục tại nơi làm việc, học tập, cư trú dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập hoặc của chính quyền địa phương, nơi họ cư trú (Điều 36 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

Trong hệ thống hình phạt, cải tạo không giam giữ được coi là nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn nhưng nặng hơn phạt tiền và cảnh cáo. Cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi cư trú rõ ràng và thấy không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội. Như vậy, hai điều kiện cần của cải tạo không giam giữ là điều kiện về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và điều kiện bảo đảm hiệu quả của việc áp dụng hình phạt. Ngoài ra còn đòi hỏi, việc cách ly người phạm tội khỏi xã hội là không cần thiết.

Thời hạn của hình phạt cải tạo không giam giữ là từ 06 tháng đến 03 năm.

Việc giám sát người bị áp dụng hình phạt này được giao cho cơ quan hoặc tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc được giao cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

Trong thời gian chấp hành hình phạt này, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ hàng tháng một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Toà án có thể miễn khấu trừ thu nhập trong trường hợp có lí do đặc biệt. Nếu người chấp hành án đang thực hiện nghĩa vụ quân sự thì không khấu trừ thu nhập của họ.

Trong trường hợp không có hoặc bị mất việc làm, người bị kết án phải lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong một tuần. Việc buộc lao động này không được áp dụng đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng.

Ngoài ra, người bị kết án còn phải thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong Luật thi hành án hình sự (xem: Xem: Điều 75 Luật thi hành án hình sự và Các điều từ 96 đến 102 Luật thi hành án hình sự).

Thời gian bị tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.

Tù có thời hạn

Tù có thời hạn là hình phạt chính, buộc người phạm tội phải cách li khỏi xã hội trong thời gian nhất định để giáo dục, cải tạo (Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

Tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc hơn hình phạt cải tạo không giam giữ. Sự hạn chế tự do của người bị kết án tù có thời hạn là nội dung pháp lí chủ yếu của loại hình phạt này. Theo Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, tù có thời hạn có mức tối thiểu là ba tháng và mức tối đa là hai mươi năm. Trong trường hợp phạm nhiều tội, mức tối đa của hình phạt này là ba mươi năm (Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

Hình phạt tù có thời hạn không được áp dụng đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.

Người bị kết án tù có thời hạn chấp hành án tại ttại giam. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù.

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn chuyên khảo: “Hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc” của TS. Lê Trung Kiên giải thích nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt, qua đó giúp hiểu rõ hơn về hệ thống hình phạt của mỗi quốc gia; đồng thời, cuốn sách cung cấp cách tiếp cận mới, kiến giải mới đối với những vấn đề cần giải quyết. Ngoài những phân tích các quan điểm được thừa nhận chung, để thể hiện rõ tính chất chuyên khảo giúp bạn đọc tham khảo và có ý kiến trao đổi.

5. Kết luận

Cuốn sách “Hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc”  là tài liệu hữu ích dành cho giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên, học viên,… cũng như những ai quan tâm đến vấn đề hệ thống các hình phạt trong Luật hình sự.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!