1. Giới thiệu tác giả
Sách Hình phạt tiền trong pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng do TS. Lê Minh Tùng biên soạn.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Sách Hình phạt tiền trong pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng
Tác giả. TS. Lê Minh Tùng
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật
3. Tổng quan nội dung sách
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương, tập trung phân tích những vấn đề cơ bản như: Những vấn đề chung về hình phạt tiền trong luật hình sự; Quy định về hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự hiện hành; Thực tiễn áp dụng và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tiền ở nước ta hiện nay. Qua đó, cung cấp nguồn tài liệu chuyên khảo cho việc nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng hình phạt tiền, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tiền trên thực tế.
Cấu trúc chương mục của cuốn sách như sau:
Chương I. Những vấn đề chung về hình phạt tiền trong Luật hình sự
I. Những vấn đề lý luận về hình phạt tiền
1. Khái niệm và đặc điểm của hình phạt tiền
2. Mục đích và ý nghĩa của hình phạt tiền
3. Quyết định hình phạt tiền; miễn, giảm hình phạt tiền
II. Phân biệt hình phạt tiền với hình phạt tịch thu tài sản và các biện pháp cưỡng chế khác
1. Phân biệt hình phạt tiền với hình phạt tịch thu tài sản
2. Phân biệt hình phạt tiền với biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
3. Phân biệt hình phạt tiền và phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính
III. Lịch sử quy định về hình phạt tiền trong Luật hình sự Việt Nam
1. Hình phạt tiền trong Luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
2. Hình phạt tiền trong Luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999
3. Hình phạt tiền trong Luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự hiện hành
IV. Hình phạt tiền trong luật hình sự một số nước trên thế giới
1. Bộ luật HÌnh sự Liên Bang Nga
2. Bộ luật Hình sự cộng hòa nhân dân Trung Hoa
3. Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển
4. Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức
5. Những nhận xét, đánh giá
Chương II. Quy định về hình phạt tiền trong Bộ luật hình sự hiện hành
I. Các quy định về hình phạt tiền trong Bộ luật hình sự trong phần những quy định chung
1. Hình phạt tiền khi được áp dụng là hình phạt chính
2. Hình phạt tiền khi được áp dụng là hình phạt bổ sung
3. Một số quy định của Phần những quy định chung liên quan đến hình phạt tiền
4. Hình phạt tiền áp dụng đối với người dưới 18 tuổi
5. Hình phạt tiền với pháp nhân thương mại
II. Các quy định về hình phạt tiền trong phần các tội phạm
1. Hình phạt tiền với người phạm tội
2. Hình phạt tiền với pháp nhân thương mại phạm tội
Chương III. Thực tiễn áp dụng và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tiền ở nước ta hiện nay
I. Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền
II. Những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quy định, áp dụng hình phạt tiền
III. Yêu cầu cần hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về hình phạt tiền
IV. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tiền ở Việt Nam
Dưới đây là quy định về hình phạt tiền trong Bộ luật hình sự năm 2015:
Hệ thống hình phạt nước ta được quy định thành hai nhóm gồm: nhóm hình phạt chính và nhóm hình phạt bổ sung. Trong đó, hình phạt tiền là một trong hình phạt đặc biệt trong hệ thống các hình phạt của nước ta được quy định tại Điều 32 Bộ luật Hình sự (BLHS).
Điều 35. Phạt tiền
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:
a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;
b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
2. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
3. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng.
4. Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.
Điều 77. Phạt tiền
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
2. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.
4. Đánh giá bạn đọc
Tác giả đã xây dựng bố cục cuốn sách với 03 chương, trình bày khá toàn diện các vấn đề từ lý luận đến thực tiền về hình phạt tiền. Trước hết tập trung phân tích những vấn đề cơ bản như: Những vấn đề chung về hình phạt tiền trong luật hình sự; Quy định về hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự hiện hành, trên cơ sở đó trình bày chi tiết về thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về hình phạt tiền và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tiền ở nước ta hiện nay.
Cuốn sách “Sách Hình phạt tiền trong pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng” do TS. Lê Minh Tùng biên soạn là nguồn tài liệu chuyên khảo cho việc nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng hình phạt tiền và các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tiền trên thực tế.
5. Kết luận
Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc đặc biệt đối với đối tượng là sinh viên, học viên đang tham gia đào tạo ngành luật, các cá nhân tham gia hoạt động tố tụng hình sự và những người hành nghề luật.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Hình phạt tiền trong pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng”.