1. Giới thiệu tác giả

Sách Hỏi đáp pháp luật về phòng, chống tham nhũng do các tác giả: Nguyễn Mạnh Cường – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp; Nguyễn Văn Quảng – Nguyên Phó viên trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Trần Ngọc Liêm – Phó Tổng thanh tra Chính phủ đồng chủ biên.

Tham gia biên soạn còn có:

PGS.TS. Nguyễn Tất Đạt

PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

TS. Đào Thùy Dương

TS. Đỗ Đức Hồng Hà

TS. Nguyễn Xuân Văn

ThS.NCS. Hoàng Nam Hải

ThS.NCS. Nguyễn Hoàng

ThS.NCS. Nguyễn Thị Thu Trang

ThS. Lê Thị Hương Giang

ThS. Lò Thị Việt Hà

ThS. Phùng Thanh Hà

ThS. Nguyễn Thị Thảo Nguyên

CN. Phạm Bích Ngọc

ThS.LS. Nguyễn Minh Thành

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Hỏi đáp pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Sách Hỏi đáp pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Nhà xuất bản Công an nhân dân

 

3. Tổng quan nội dung sách

Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2018, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2019, gồm 10 chương, 96 điều. Đây là đạo luật rất quan trọng được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đặc biệt quan tâm.

Để hiểu thêm về đạo luật này và góp phần đưa Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 sớm đi vào cuộc sống, nhóm tác giả đã biên soạn cuốn “Hỏi – đáp pháp luật về phòng chống tham nhũng”.

Nội dung cuốn sách được trình bày dưới dạng câu hỏi đáp. Với các chương mục như sau:

Chương I: Những quy định chung

Chương II: Phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Mục 1. Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Mục 2. Xây dựng  và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Mục 3. Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Mục 4. Chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Mục 5. Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt

Mục 6. Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Chương III: Phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Mục 1. Công tác kiểm tra và tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Mục 2. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm toán

Mục 3. Phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng

Chương IV: Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng chống tham nhũng

Chương V: Trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng

Chương VI: Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước

Mục 1. Xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng

Mục 2. Áp dụng luật phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước

Chương VII: Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng

Chương VIII: Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng

Chương IX: Xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Mục 1. Xử lý tham nhũng

Mục 2. Xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Chương X: Điều khoản thi hành 

Dưới đây là trích đoạn nội dung trong cuốn sách để bạn đọc tham khảo:

Câu hỏi 62: trách nhiệm xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm toán được quy định như thế nào? Ai có trách nhiệm công khai kết luận thanh tra phải báo cáo kiểm toán phát hiện có dấu hiệu tham nhũng?
Trả lời
Trách nhiệm xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm toán được quy định như sau: trong quá trình thanh tra, kiểm toán viên phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì người ra quyết định thanh tra phải người ra quyết định kiểm toán phải chi đã xác minh vụ việc tham nhũng và xử lý sau:
– Trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc và kiến nghị cơ quan điều tra xem xét, khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thông báo bằng văn bản cho việc kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong trường hợp này, cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước tiếp tục tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm toán về các nội dung khác theo kế hoạch tiến hành thanh tra, kiểm toán đã phê diệt và ban hành kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về kiểm toán nhà nước;
– Trường hợp vụ việc không có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý phải thông báo bằng văn bản về kết quả xử lý cho cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước kiến nghị. Người ra quyết định thanh tra phải người ra quyết định kiểm toán có trách nhiệm công khai kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng. Việc công khai kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về kiểm toán nhà nước.
Câu hỏi 63: vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm toán bị xử lý như thế nào?
Trả lời
Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm toán bị xử lý như sau: trường hợp sau khi kết thúc thanh tra, kiểm toán mà cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện có vụ việc tham nhũng xảy ra tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tiến hành thanh tra, kiểm toán về cùng một nội dung thì trưởng đoàn thanh tra, trưởng đoàn kiểm toán, thành viên đoàn thanh tra, thành viên đoàn trường tồn và cá nhân có liên quan đã tiến hành thanh tra, kiểm toán trước đó nếu có lỗi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm,Phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Về xử lý kỷ luật trưởng đoàn thanh tra, trưởng đoàn kiểm toán, thành viên đoàn thanh tra, thành viên đoàn kiểm toán và cá nhân có liên quan đã tiến hành thanh tra, kiểm toán trước đó nếu có lỗi
Cán bộ vi phạm quy định của luật cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Cách chức; d) Bãi nhiệm. Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ. Cán bộ phạm tội bị tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Công chức vi phạm quy định của luật cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức., cách chức; buộc thôi việc. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Công chức bị tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; côngChức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do luật cán bộ, công chức quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Thời hạn sử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Thời hạn sử lý kỷ luật không quá hai tháng trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn sử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng.
Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định vào hồ sơ vụ việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật.

4. Đánh giá bạn đọc

Nội dung cuốn sách gồm 90 câu hỏi – trả lời liên quan đến những vấn đề về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; trách nhiệm của xã hội, của cơ quan nhà nước trong phòng, chống tham nhũng; hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; điều khoản thi hành.

Nội dung của Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 được các tác giả hệ thống và xây dựng dưới dạng cấu trúc hỏi và đáp đơn giản giúp người đọc dễ dàng nắm bắt từng vấn đề. Tuy nhiên, quy định pháp luật sẽ luôn có sự sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn, pháp luật về phòng chống tham nhũng cũng vậy, thời điểm bạn đọc sử dụng cuốn sách có thể đã có những quy định đã bị sửa đổi hoặc hủy bỏ, vì vậy để đảm bảo áp dụng đúng, bạn đọc lưu ý nên rà soát lại quy định pháp luật khi tra cứu và sử dụng cuốn sách.

5. Kết luận

Phòng chống tham nhũng không chỉ là nhiệm vụ của cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị trong khối nhà nước mà bất kể là ai đều có quyền đóng góp công sức của mình vào công cuộc phòng chống tham nhũng để xây dựng hệ thống chính quyền thanh sạch, vững mạnh. Do đó, tìm hiểu về pháp luật phòng chống tham nhũng cũng không loại trừ đối tượng nào. Cuốn sách “Sách Hỏi đáp pháp luật về phòng, chống tham nhũng” là tài liệu tham khảo hữu ích cho mọi cá nhân có nhu cầu tìm hiểu quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!