1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách “Hướng dẫn Chế Độ kế toán doanh nghiệp – Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất 2015” do tác giả: Vũ Duy Khang hệ thống trên cơ sở quy định tại Thông Tư 200 và 202/2014/TT/BTC của Bộ Tài chính thay thế toàn bộ Quyết định 15/2006/QĐ-BTC.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Hướng dẫn Chế Độ kế toán doanh nghiệp -Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất 2015 (Vũ Duy Khang)

Hướng dẫn Chế Độ kế toán doanh nghiệp – Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất 2015

(Ban hành kèm theo Thông Tư 200 và 202/2014/TT/BTC)

Tác giả: Vũ Duy Khang hệ thống

Nhà xuất bản Hồng Đức

3. Tổng quan nội dung sách

Thông tư 200/2014/TT-BTC được ban hành ngày 22/12/2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/02/2015 quy định hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp. Thông tư có kết cấu như sau:

Chương 1. Những quy định chung

Chương 2. Tài khoản kế toán

Chương 3. Báo cáo tài chính

Chương 4. Chứng từ kế toán

Chương 5. Sổ kế toán và hình thức kế toán

Chương 6. Tổ chức thực hiện

Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp, với nội dung chính như sau:
– Doanh nghiệp được dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
– Các tài khoản Tài Sản không còn phân biệt ngắn hạn và dài hạn.
– Sửa đổi, bổ sung nhiều chỉ tiêu của Bảng Cân đối kế toán.
– Sửa đổi, hủy bỏ, thêm mới một số tài khoản kế toán.
– Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán, chứng từ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ. Thông tư này thay thế Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, Thông tư 244/2009/TT-BTC và có hiệu lực
Thông tư 202/2014/TT-BTC được ban hành ngày 22/12/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 05/02/2015 hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất. Thông tư có cấu trúc chương mục như sau:
Chương 1. Những quy định chung
Chương 2. Phương pháp hợp nhất báo cáo tài chính một số giao dịch cơ bản giữa công ty  mẹ và các công ty con
Chương 3. Phương pháp xử lý các khoản dự phòng phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn khi lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất
Chương 4. Hợp nhất báo cáo tài chính của tập đoàn đa cấp và sở hữu chéo
Chương 5. Tái cấu trúc tập đoàn
Chương 6. Chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty con sang đồng tiền váo cáo của công ty mẹ
Chương 7. Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu
Chương 8. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
Chương 9. Điều khoản thi hành
Theo quy định tại Thông tư 202/2014/TT-BTC, BCTCHN áp dụng biểu mẫu BCTC của doanh nghiệp độc lập và bổ sung các chỉ tiêu như sau:
1. Chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán hợp nhất:
– Chỉ tiêu VI “Lợi thế thương mại” – mã  269 trong phần “Tài sản”.
– Chỉ tiêu “Lợi ích cổ đông không kiểm soát” – mã  429.
2. Chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất:
– Chỉ tiêu “Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết” – mã 24.
– Chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ” – mã 61.
– Chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát” – mã 62.
Các thông tin trên phải trình bày trong Bản thuyết minh BCTCHN theo quy định tại Phụ lục 1.
Nhằm đáp ứng đông đảo nhu cầu bạn đọc. Ban biên soạn Nhà xuất  bản cho xuất bản tập sách: “Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015” do tác giả Vũ Duy Khang hệ thống.
Cuốn sách được hệ thống gồm hai phần chính:
Phần thứ nhất: Chế độ kế toán doanh nghiệp (theo thông tư số 200/2014/TT-BTC)
Phần thứ hai: Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất (theo thông tư 202/2014/TT-BTC)
Dưới đây, Luật LVN Group trích dẫn quy định hướng dẫn hạch toán tài khoản 244 (cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược) trong doanh nghiệp tại Thông tư 200/2014/TT-BTC để bạn đọc tham khảo:

Điều 49. Tài khoản 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền hoặc giá trị tài sản mà doanh nghiệp đem đi cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược tại các doanh nghiệp, tổ chức khác trong các quan hệ kinh tế theo quy định của pháp luật.

b) Các khoản tiền, tài sản đem cầm cố, thế chấp ký quỹ, ký cược phải được theo dõi chặt chẽ và kịp thời thu hồi khi hết thời hạn cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược. Trường hợp các khoản ký quỹ, ký cược doanh nghiệp được quyền nhận lại nhưng quá hạn thu hồi thì doanh nghiệp được trích lập dự phòng như đối với các khoản nợ phải thu khó đòi.

c) Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản cầm cố, thế chấp ký cược, ký quỹ theo từng loại, từng đối tượng, kỳ hạn, nguyên tệ. Khi lập Báo cáo tài chính, những khoản có kỳ hạn còn lại dưới 12 tháng được phân loại là tài sản ngắn hạn; Những khoản có kỳ hạn còn lại từ 12 tháng trở lên được phân loại là tài sản dài hạn.

d) Đối với tài sản đưa đi cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược được phản ánh theo giá đã ghi sổ kế toán của doanh nghiệp. Khi xuất tài sản phi tiền tệ mang đi cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược ghi theo giá nào thì khi thu về ghi theo giá đó. Trường hợp có các khoản ký cược, ký quỹ bằng tiền hoặc tương đương tiền được quyền nhận lại bằng ngoại tệ thì phải đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch). Các tài sản thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sở hữu (ví dụ như bất động sản) thì không ghi giảm tài sản mà theo dõi chi tiết trên sổ kế toán (chi tiết tài sản đang thế chấp) và thuyết minh trên Báo cáo tài chính.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

Bên Nợ:

– Giá trị tài sản mang đi cầm cố, thế chấp hoặc số tiền đã ký quỹ, ký cược.

– Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư các khoản ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam).

Bên Có:

– Giá trị tài sản cầm cố hoặc số tiền ký quỹ, ký cược đã nhận lại hoặc đã thanh toán;

– Khoản khấu trừ (phạt) vào tiền ký quỹ, ký cược tính vào chi phí khác;

– Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư các khoản ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).

Số dư bên Nợ: Giá trị tài sản còn đang cầm cố, thế chấp hoặc số tiền còn đang ký quỹ, ký cược.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Dùng tiền mặt, hoặc tiền gửi ngân hàng để ký cược, ký quỹ, ghi:

Nợ TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

Có các TK 111, 112.

b) Trường hợp dùng tài sản cố định để cầm cố, ghi:

Nợ TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (giá trị hao mòn)

Có các TK 211, 213 (nguyên giá).

Trường hợp thế chấp bằng giấy tờ (giấy chứng nhận sở hữu nhà đất, tài sản) thì không phản ánh trên tài khoản này mà chỉ theo dõi trên sổ chi tiết.

c) Khi mang tài sản khác đi cầm cố, thế chấp, ghi:

Nợ TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (chi tiết theo từng khoản)

Có các TK 152, 155, 156,…

d) Khi nhận lại tài sản cầm cố hoặc tiền ký quỹ, ký cược:

– Nhận lại số tiền ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.

– Nhận lại tài sản cố định cầm cố, thế chấp, ghi:

Nợ các TK 211, 213 (nguyên giá khi đưa đi cầm cố)

Có TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (giá trị còn lại)

Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (giá trị hao mòn).

– Khi nhận lại tài sản khác mang đi cầm cố, thế chấp, ghi:

Nợ các TK 152, 155, 156,…

Có TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (chi tiết từng khoản).

đ) Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng những cam kết, bị phạt vi phạm hợp đồng trừ vào tiền ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác (số tiền bị trừ)

Có TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.

e) Trường hợp sử dụng khoản ký cược, ký quỹ thanh toán cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.

g) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu các khoản ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại có gốc ngoại tệ, kế toán phải đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính:

– Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi:

Nợ TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

– Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.

4. Đánh giá bạn đọc

Chế độ kế toán doanh nghiệp được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 200/2014/TT-BTC. Tác giả đã biên soạn cuốn sách vào năm 2015 nhằm kịp thời phổ biến và phục vụ bạn đọc (nhất là đối với cá nhân phụ trách kế toán, thuế của doanh nghiệp) tìm hiểu để áp dụng thực hiện trên thực tế ngay khi Thông tư có hiệu lực thi hành.

Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất được quy định tại Thông tư 202/2014/TT-BTC, tác giả cũng đã trình bày trong cuốn sách để kịp thời thông tin đến bạn đọc những quy định mới này để vận dụng và thực hiện trong công tác kế toán của doanh nghiệp.

Cuốn sách “Hướng dẫn Chế Độ kế toán doanh nghiệp -Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất 2015” phục vụ nhu cầu tra cứu quy định về kế toán, có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc, nhất là đối với bạn đọc là người phụ trách kế toán, tài chính của doanh nghiệp.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách Hướng dẫn Chế Độ kế toán doanh nghiệp -Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất 2015″.

Đến nay 2022, một số quy định tại Thông tư 200 và Thông tư 202/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung. Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực hoặc chỉ dẫn văn bản thay thế, sửa đổi hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất!