1. Giới thiệu tác giả
Cuốn sách “Incoterms 2020 Quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế và nội địa” do tác giả Vũ Thu Phương hệ thống.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Incoterms 2020 Quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế và nội địa
Tác giả: Vũ Thu Phương
Nhà xuất bản Tài Chính
3. Tổng quan nội dung sách
INCOTERMS là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới do Phòng thương mại Quốc tế (ICC) ban hành. Từ khi ra đời (năm 1936) đến nay, Incoterms đã trải qua 7 lần sửa đổi. Như thường lệ, bản incoterms mới ra đời thường sẽ có những thay đổi về mặt hình thức, cấu trúc cũng như thêm mới các diễn giải, hướng dẫn chi tiết nhằm giúp người dùng lựa chọn và sử dụng hiệu quả các điều kiện Incoterms. Bên cạnh những thay đổi này, Ban Soạn thảo Incoterms 2020 của ICC cũng đưa ra các điều chỉnh quan trọng về nội dung của bản Incoterms 2020 so với bản 2010 như sắp xếp lại các mục nghĩa vụ của các bên để làm rõ hơn nội dung của nghĩa vụ giao hàng và phân chia rủi ro, ghi chú dòng chữ on-board trên vận đơn đường biển dùng trong điều kiện FCA…
Incoterms 2020 với 11 điều kiện và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Nhằm giúp các bạn đọc và doanh nghiệp, doanh nhân nắm rõ các điều kiện Incoterms 2020 để thuận lợi hơn khi đàm phán, kí kết và tổ chức các công việc có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Tài Chính cho xuất bản cuốn sách: “Incoterms 2020 – Quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế và nội địa và các văn bản mới nhất về kiểm tra giám sát hải quan, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” do tác giả Vũ Thu Phương hệ thống.
Nội dung cuốn sách gồm các phần chính sau:
Phần thứ nhất. Incoterm 2020 – Quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế và nội địa (bản Tiếng Anh)
Phần thứ hai. Incoterm 2020 – Quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế về nội địa (Bản Tiếng Việt)
Các điều kiện sử dụng cho một hoặc nhiều phương thức vận tải
Các điều kiện sử dụng cho vận tải biển và thủy nội địa
Phần thứ ba. Nội dung chính Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu
Trình bày toàn văn Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
Phần thứ tư. Quy định về kiểm tra giám sát hải quan, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu
Văn bản hợp nhất Nghị định 46/VBHN-BTC ngày 26/9/2019 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 5/9/2019 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 38/2018/TT-BTC
4. Đánh giá bạn đọc
Tác giả đã hệ thống trong cuốn sách bộ quy tắc Incoterms 2020 và các văn bản mới nhất về kiểm tra giám sát hải quan, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuận tiện cho bạn đọc là những người công tác, hoạt động liên quan đến lĩnh vực thương mại quốc tế cập nhật, tra cứu và vận dụng trên thực tiễn.
Cuốn sách có giá trị thực tiễn, là tài liệu tham khảo hữu ích đối với doanh nghiệp, tổ chức.
5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Incoterms 2020 – Quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế và nội địa và các văn bản mới nhất về kiểm tra giám sát hải quan, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu“.
Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!
Luật LVN Group chia sẻ dưới đây một số điểm mới của Incoterms 2020 để bạn đọc tham khảo:
Cho tới nay, Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa, và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Incoterms có những tác động nhất định đến các hoạt động xuất nhập khẩu.
Incoterms giải quyết 03 vấn đề:
– Trách nhiệm: Chỉ ra trách nhiệm của các bên mua và bán đến đâu? ví dụ: Ai thu xếp vận chuyển hoặc bảo hiểm hàng hóa hoặc ai lấy chứng từ gửi hàng, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
– Rủi ro: Xác định địa điểm di chuyển, rủi ro và tổn thất về hàng hóa
– Chi phí: Chỉ ra sự phân chia chi phí giao nhận: Bên nào trả các loại chi phí gì, ví dụ chi phí vận chuyển, bảo hiểm, đóng gói bao bì, bốc hàng, dỡ hàng…
Bộ quy tắc Incoterms 2010 có hiệu lực từ 01/01/2010 được xem là một phiên bản với nhiều thay đổi có giá trị thực tiễn so với các phiên bản trước đây. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng Incoterms 2010, cũng với những biến động của môi trường kinh doanh toàn cầu, một số nội dung thể hiện sự bất cập, ví dụ tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ cung cấp bằng chứng giao hàng của Người bán trong các quy tắc thuộc nhóm F (FAS, FOB, FCA); gia tăng rủi ro trong chuỗi hành trình vận chuyển với sự tham gia của nhiều phương thức vận tải; những trường hợp khi hành trình vận chuyển bắt đầu trước điểm giao hàng hoặc kết thúc sau điểm giao hàng và sự cần thiết mở rộng những nghĩa vụ cơ bản để các bên lựa chọn cho phù hợp với các phương thức giao dịch thương mại quốc tế mới và hiện đại
Phiên bản Incoterms 2020 ra đời đáp ứng các đòi hòi hỏi phù hợp với thực tiễn thương mại và có hiệu lực từ 01/01/2020. Incoterms 2020 có 11 quy tắc: EXW, FCA, FAS, FOB, CPT, CFR, CIP, CIF, DAP, DPU, DDP.
Vai trò và ứng dụng của Incoterms
Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, hàng hoá được mua bán giữa các bên ở nhiều quốc gia hơn, với số lượng lớn và chủng loại phong phú hơn. Khi khối lượng cũng như sự đa dạng của giao dịch thương mại tăng lên, thì khả năng dẫn đến hiểu lầm và tranh chấp tốn kém cũng tăng lên nếu như các hợp đồng mua bán không được soạn thảo một cách thích hợp.
Incoterms trong gần một thế kỷ qua, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các giao dịch thương mại. Mục đích của Incoterms là cung cấp một hệ thống trọn vẹn các quy tắc để giải thích các điều kiện thương mại được sử dụng rộng rãi nhất. Vì vậy có thể tránh hoặc ít nhất có thể giảm một mức đáng kể sự thiếu nhất quán trong việc giải thích những điều kiện này ở các nước khác nhau. Việc dẫn chiếu Incoterms vào hợp đồng mua bán xác định một cách rõ ràng nghĩa vụ của các bên để làm giảm tối đa và giải quyết thuận tiện các tranh chấp xảy ra phát sinh từ hợp đồng mua bán, đặc biệt là hợp đồng giữa các bên ở những nước khác nhau.
Incoterms có nhiều quy tắc thích hợp cho nhiều phương thức vận tải khác nhau, nhiều cách phân chia khác nhau về rủi ro, chi phí giữa người bán và người mua. Vì vậy, các bên có thể lựa chọn quy tắc phù hợp nhất với khả năng và mong muốn của mình trong một giao dịch cụ thể.
Từ khi ICC cho ra đời Incoterms vào năm 1936, tiêu chuẩn về hợp đồng được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới này thường xuyên được cập nhật nhằm theo kịp sự phát triển của thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, mỗi lần xuất bản một Incoterms mới, ICC luôn xuất bản tài liệu “Hướng dẫn sử dụng Incoterms” kèm theo, điều này làm cho việc hiểu và sử dụng dễ dàng hơn. Mặt khác, các thuật ngữ cũng như nội dung của Incoterms đều nhất quán với nhau và phù hợp với Công ước của Liên hiệp quốc về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế (CISG) và các ấn bản khác của ICC như UCP 600.
Incoterms cũng hỗ trợ đáng kể cho các thương nhân mới tham gia và chưa am hiểu về thương mại quốc tế. Bằng việc sử dụng Incoterms cho hợp đồng, trách nhiệm của người bán và người mua sẽ được thiết lập rõ ràng hơn để giảm thiểu rủi ro, bất lợi. Ngoài ra, Incoterms đảm bảo sự cân bằng hợp lý giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các bên để ngăn ngừa được tranh chấp xảy ra. Ngay cả khi tranh chấp xảy ra, Incoterms cũng giúp cho các bên cũng như người hòa giải, người xét xử giảm đáng kể thời gian và nỗ lực để làm rõ một số vấn đề. Do đó, việc tiêu chuẩn hóa các điều kiện thương mại có thể tạo thuận lợi cho doanh nghiệp bằng cách giảm thiểu chi phí giao dịch và giảm rủi ro thương mại.
Những điểm mới của Incoterms 2020
Trước hết, phải nói đến sự thân thiện của Incoterms 2020 đổi với người sử dụng đó là phần chú giải tổng quan được trình bày đầy đủ, chi tiết ở phần mở đầu của mỗi quy tắc. Nội dung phần chú giải nêu lên đặc trưng, nguyên tắc cơ bản của từng quy tắc cụ thể trong Incoterms 2020 như phạm vi áp dụng, di chuyển rủi ro và chi phí được phân bổ giữa Người Bán và Người Mua. Phần chú giải tổng quan có ý nghĩa (a) định hướng người sử dụng lựa chọn quy tắc phù hợp và tối ưu; (b) tư vấn pháp lý và giải quyết những tranh chấp phát sinh, liên quan đến Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Về số lượng các quy tắc trong Bộ quy tắc Incoterms 2020 không thay đổi so với Incoterms 2010. Quan trọng là quy tắc EXW được giữ lại bởi sự phù hợp đối với một số giao dịch nội địa khi hàng hoá được trao đổi giữa các khu vực hải quan riêng khác nhau trong cùng một quốc gia cũng như giữa các quốc gia trong cùng khối liên minh kinh tế như liên minh châu Âu
Mặc dù Incoterms đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch thương mại quốc tế, tuy nhiên trong thực tiễn việc sử dụng Incoterms vẫn gây ra nhiều rắc rồi và chưa thực sự hiệu quả vì nhiều lý do:
– Các bên lựa chọn điều kiện thương mại không phù hợp với giao dịch của mình;
– Thực tiễn thương mại tại các khu vực thị trường và trọng các ngành buôn bán vẫn tồn tại những điểm khác nhau;
– Quy tắc Incoterm không thể phản ánh hết tất cả thực tiễn thương mại trong mọi giao dịch;
– Việc sử dụng các biến thể của những điều kiện thương mại vẫn không thích hợp với tập quán hoặc không đủ rõ ràng để các bên cùng hiểu thống nhất;
Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần hiểu đúng đắn, lựa chọn phù hợp và sử dụng hiệu quả các quy tắc Incoterm trong từng trường hợp cụ thể.