1. Giới thiệu tác giả
Sách Kinh doanh sành luật (ứng dụng luật doanh nghiệp năm 2020 và quy định liên quan) của Luật sư Trương Thanh Đức – Trọng tài viên VIAC
Tác giả cuốn sách là Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) đã từng là Chuyên gia tham vấn thẩm tra các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ; thành viên Tổ công tác thi hành – nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014; đồng thời cũng là tác giả của 3 cuốn sách: Luận giải về Luật Doanh nghiệp; Chín biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng và Cẩm nang pháp luật ngân hàng đều được xuất bản tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Sách Kinh doanh sành luật (ứng dụng luật doanh nghiệp năm 2020 và các quy định liên quan)
Tác giả: Luật sư Trương Thanh Đức
Xuất bản năm: 2021
Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật
3. Tổng quan nội dung sách
Cùng với Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động đầu tư, kinh doanh liên quan của doanh nghiệp. Từ Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, quá trình thay đổi và hoàn thiện Luật Doanh nghiệp diễn ra liên tục, nhanh chóng với 4 lần ban hành mới vào các năm 1999, 2005, 2014 và 2020.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 đã tác động nhiều chiều đến nền kinh tế Việt Nam cũng như hoạt động kinh doanh của các công ty. Để tận dụng lợi thế cũng như hạn chế các rủi ro trong hoạt động sản xuất – kinh doanh thì những người lãnh đạo, quản lý công ty, các Luật sư của LVN Group tư vấn cần phải đưa ra các giải pháp pháp lý chính xác, kịp thời. Muốn vậy, chỉ hiểu biết pháp luật thôi thì chưa đủ, những người lãnh đạo, quản lý công ty, các Luật sư của LVN Group tư vấn còn cần phải nắm vững và làm chủ được hoàn cảnh bằng cách vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật, phải trở thành những chuyên gia, những người “sành sỏi”, hiểu biết pháp luật nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh. Xuất phát từ lý do này, Luật sư Trương Thanh Đức đã dành tâm huyết nghiên cứu và biên soạn cuốn sách Kinh doanh sành luật (Ứng dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 và quy định liên quan).
Cuốn sách được tác giả biên soạn dựa trên cơ sở kế thừa nội dung cuốn sách Luận giải về Luật Doanh nghiệp hiện hành (36 kế sách pháp lý của doanh nghiệp). Nội dung cuốn sách tổng hợp luận những điều khoản quan trọng của Luật Doanh nghiệp – 2020 cũng như các quy định liên quan giúp người đọc hệ thống hóa, nắm bắt được một cách toàn diện và khoa học các quy định pháp luật liên quan đến các vấn đề, vướng mắc thường gặp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Đặc biệt, người đọc sẽ tìm thấy ở cuốn sách những điểm cần lưu ý và những giải pháp mang tính gợi mở cho các vấn đề cụ thể từng xảy ra trong thực tiễn. Bên cạnh đó, bằng việc so sánh giữa các quy định pháp luật qua các lần sửa đổi, bổ sung, người đọc sẽ có được cái nhìn hệ thống về tiến trình thay đổi, phát triển của Luật Doanh nghiệp nói riêng, pháp luật Việt Nam nói chung.
Cuốn sách được tác giả biên soạn dựa trên cơ sở kế thừa nội dung cuốn sách Luận giải về Luật Doanh nghiệp hiện hành (36 kế sách pháp lý của doanh nghiệp). Nội dung cơ bản:
(i) Tổng hợp, bình luận những điều khoản quan trọng của Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng như các quy định liên quan.
(ii) Hệ thống hóa một cách toàn diện và khoa học các quy định pháp luật liên quan đến các vấn đề, vướng mắc thường gặp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.
(iii) Cung cấp những điểm cần lưu ý và những giải pháp mang tính gợi mở cho các vấn đề cụ thể từng xảy ra trong thực tiễn.
(iv) Hệ thống tiến trình thay đổi, phát triển của Luật Doanh nghiệp nói riêng, pháp luật Việt Nam nói chung bằng việc so sánh giữa các quy định pháp luật qua các lần sửa đổi, bổ sung.
Danh mục cụ thể của cuốn sách như sau:
Chương I. Đầu tư kinh doanh
1. Quyền đầu tư kinh doanh
1.1. Bảo đảm đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp
1.2. Hạn chế đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp
1.3. Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
1.4. Quyền góp vốn vào công ty
1.5. Pháp luật đầu tư kinh doanh
2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
2.1. Quyền của doanh nghiệp
2.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp
2.3. Nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp
2.4. Nghĩa vụ bảo mật thông tin của doanh nghiệp
Chương II. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh
1. Xác định nghành, nghề đầu tư kinh doanh
2. Vi phạm về ngành, nghề đầu tư kinh doanh
3. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
4. Hành vi và giao dịch bị cấm thực hiện
5. Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
6. Ngành nghề tự do đầu tư kinh doanh
Chương III. Thành lập và pháp lý doanh nghiệp
1. Thành lập doanh nghiệp
1.1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
1.2. Đăng ký kinh doanh
1.3. Thành lập doanh nghiệp
1.4. Tên doanh nghiệp
1.5. Tên công ty
1.6. Dấu doanh nghiệp
1.7. Biển hiệu và quảng cáo
1.8. Thay đổi thông tin doanh nghiệp
2. Pháp lý doanh nghiệp
2.1. Tư cách pháp nhân
2.2. Tư cách cá nhân
2.3. Phân nhóm doanh nghiệp theo sở hữu
2.4. Phân nhóm doanh nghiệp theo hoạt động44
3. Công ty và nhóm công ty
3.1. Công ty
3.2. Nhóm công ty
3.3. Điều lệ công ty
4. Cá nhân và pháp nhân khác kinh doanh
4.1. Doanh nghiệp tư nhân
4.2. Hộ kinh doanh
4.3. Cá nhân và pháp nhân khác có hoạt động kinh doanh
Chương IV: Vốn và tài sản doanh nghiệp
1. Các loại vốn và tài sản
1.1. Các loại vốn của doanh nghiệp
1.2. Vốn điều lệ và vốn pháp định
1.3. Góp vốn điều lệ khi thành lập
1.4. Rút vốn điều lệ
1.5. Tăng, giảm vốn điều lệ
1.6. tài sản của doanh nghiệp
1.7. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
2. Cổ phần, cổ phiếu và trái phiếu
2.1. Cổ phần
2.2. Cổ phiếu
2.3. Cổ phần, cổ phiếu ưu đãi
2.4. Mua bán, chuyển nhượng vốn và cổ phần
2.5. Lợi nhuận và cổ tức
2.6. Trái phiếu doanh nghiệp
Chương V. Quản trị và điều hành doanh nghiệp
1. Người đại diện và quản lý doanh nghiệp
1.1. Người đại diện theo pháp luật
1.2. Nhiều người đại diện theo pháp luật
1.3. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật
1.4. Ủy quyền trong doanh nghiệp
1.5. Ủy quyền quản lý phần vốn góp
2. Quản trị công ty
2.1. Tổng quan về quản trị công ty
2.2. Mô hình quản trị công ty
2.3. Quản trị công ty cổ phần
2.4. Quản trị công ty nhà nước
2.5. Người quản lý công ty
2.6. Người có liên quan của công ty
3. Cơ cấu tổ chức công ty
3.1. Chủ sở hữu công ty
3.2. Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
3.3. Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
3.4. Đại hội đồng cổ đông
3.5. Cổ đông công ty
3.6. Bầu dồn phiếu
3.7. Hội đồng quản trị
3.8. Thành viên Hội đồng quản trị
3.9. Chủ tịch Hội đồng và Chủ tịch Công ty
3.10. Giám đốc hoặc tổng giám đốc
3.11. Tiêu chuẩn và quyền, nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
3.12. Ban kiểm soát và Ủy ban kiểm toán
3.13. Kế toán trưởng và Giám đốc tài chính
3.14. Thư ký, người phụ trách quản trị và cơ cấu tổ chức khác của công ty
3.15. Tập thể người lao động
3.16. Đoàn thể và công đoàn
Chương VI: Hoạt động của doanh nghiệp
1. Thông qua quyết định của công ty
1.1. Các cuộc họp của công ty
1.2. Họp đại hội đồng cổ đông
1.3. Điều kiện tiến hành cuộc họp
1.4. Thông qua nghị quyết của công ty
1.5. Thông qua giao dịch với người có liên quan
1.6. Từ ngữ diễn đạt việc thông qua
1.7. Khởi kiện và yêu cầu hủy bỏ nghị quyết
2. Hợp đồng, giao dịch của doanh nghiệp
2.1. Hợp đồng của doanh nghiệp
2.2. Thẩm quyền ký kết hợp đồng
2.3. Hợp đồng vô hiệu
2.4. Vay vốn và cho vay của doanh nghiệp
2.5. Bảo đảm và bảo lãnh của doanh nghiệp
2.6. Rủi ro pháp lý của doanh nghiệp
2.7. Thời hạn và thời hiệu trong doanh nghiệp
3. Hồ sơ, tài liệu của doanh nghiệp
3.1. Văn bản, tài liệu của doanh nghiệp
3.2. Thể thức văn bản của doanh nghiệp
3.3. quy chế của doanh nghiệp
3.4. Lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp
4. Cải tổ doanh nghiệp
4.2. Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
4.3. Tạm ngừng và giải thể doanh nghiệp
4.4. Phá sản doanh nghiệp
4. Đánh giá bạn đọc
Sách “Kinh doanh sành luật (ứng dụng luật doanh nghiệp năm 2020 và quy định liên quan)” của Luật sư Trương Thanh Đức được nhiều bạn đọc đánh giá rất hữu ích. Với cách thức tổng hợp cả luật doanh nghiệp và luật đầu tư, trình bày khá công phu, tổng hợp kiến thức theo từng loại hình doanh nghiệp, còn có cả các ví dụ thực tiễn để hiểu được sâu vấn đề.
Cuốn sách được đánh giá trình bày dễ hiểu và có thực tiễn giúp người đọc dễ dàng vận dụng và tra cứu. Trên nhiều trang thương mại điện tử kinh doanh sách, cuốn sách “Kinh doanh sành luật” của Luật sư Trương Thanh Đức được xếp Top 100 văn bản luật – sách pháp luật bán chạy hàng tháng.
5. Kết luận
Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) đã từng là Chuyên gia tham vấn thẩm tra các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ; thành viên Tổ công tác thi hành – nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014; đồng thời cũng là tác giả của 3 cuốn sách: Luận giải về Luật Doanh nghiệp; Chín biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng và Cẩm nang pháp luật ngân hàng. Với kinh nghiệm thực tiễn của mình, những cuốn sách do Luật sư Trương Thanh Đức rất có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc.
“Kinh doanh sành luật (ứng dụng luật doanh nghiệp năm 2020 và quy định liên quan)” là cuốn sách mà những người lãnh đạo, quản lý công ty, các Luật sư của LVN Group tư vấn pháp lý cần trang bị để nghiên cứu và nắm vững quy định pháp luật, àm chủ được hoàn cảnh bằng cách vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật, trở thành những chuyên gia, những người “sành sỏi”, hiểu biết pháp luật nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh theo như đúng lời tựa của cuốn sách.
Hiện nay tại các nhà sách tại giá sách pháp lý có bày bán cuốn sách này, bên cạnh đó trên các trang thương mại điện tử như tiki, shopee cũng đang có ưu đãi rất tốt về giá đối với cuốn sách này. Bạn đọc quan tâm và cần nghiên cứu về vấn đề này cân nhắc và lựa chọn sở hữu ngay nhé.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!