1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách “Kỹ năng giao tiếp và quy tắc ứng xử, tuyển chọn các bài diễn văn, phát biểu thường dùng trong các ngày lễ , hội nghị, hội thảo, diễn đàn trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp” do các tác giả Tăng Bình và Ái Phương hệ thống.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

 

Sách Kỹ năng giao tiếp và quy tắc ứng xử, tuyển chọn các bài diễn văn, phát biểu thường dùng trong các ngày lễ , hội nghị, hội thảo, diễn đàn trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp

Kỹ năng giao tiếp và quy tắc ứng xử, tuyển chọn các bài diễn văn, phát biểu thường dùng trong các ngày lễ , hội nghị, hội thảo, diễn đàn trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp

Tác giả: Tăng Bình và Ái Phương hệ thống

Nhà xuất bản Hồng Đức

3. Tổng quan nội dung sách

Xây dựng kỹ năng giao tiếp và quy tắc ứng xử, chuẩn bị các bài diễn văn, phát biểu; tổ chức các cuộc họp, sự kiện, hội nghị là những công việc rất quan trọng, thường xuyên trong quá trình ra quyết định, điều hành và kiểm soát công việc của các nhà lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp. Do đó, để hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng này đồng thời cung cấp cho các cán bộ, công chức, viên chức và những người quan tâm tìm hiểu về những bài phát biểu, diễn văn, mẫu văn bản thường dùng trong các sự kiện, hội nghị, ngày kỷ niệm. .. Nhà xuất bản Hồng Đức xin giới thiệu quyển sách: “Kỹ năng giao tiếp và quy tắc ứng xử, tuyển chọn các bài diễn văn, phát biểu thường dùng trong các ngày lễ, hội nghị, hội thảo, diễn đàn trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp” do tác giả Tăng Bình và Ái Phương hệ thống.

Nội dung cuốn sách gồm có những phần sau:

Phần thứ nhất. Quy tắc ứng xử

Phần thứ hai. Kỹ năng giao tiếp

Phần thứ ba. Kỹ năng quản lý thời gian

Phần thứ tư. Kỹ năng làm việc nhóm

Phần thứ năm. Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính

Phần thứ sáu. Kỹ năng thuyết trình trong hoạt động công vụ

Phần thứ bảy. Kỹ năng tổ chức và điều hành hội họp

Phần thứ tám. Tuyển chọn các mẫu thư chúc mừng, thư chia buồn, thư cảm ơn, thư ngỏ, thư xin lỗi thường dùng

Phần thứ chín. Tuyển chọn các bài phát biểu, diễn văn thường dùng trong các ngày lễ, các cuộc hội nghị, hội thảo, diễn đàn

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn sách là cẩm nang kỹ năng mềm dành cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân sự trong cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Các tác giả đã hệ thống trong cuốn sách nhiều nội dung chia sẻ về kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính; Kỹ năng thuyết trình trong hoạt động công vụ; Kỹ năng tổ chức và điều hành hội họp… Bên cạnh đó các tác giả còn trình bày nội dung quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đồng thời cung cấp một số biểu mẫu thư chúc mừng, thư chia buồn, thư cảm ơn, thư ngỏ, thư xin lỗi thường dùng trong cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp thuận tiện cho bạn đọc tham khảo, áp dụng trong thực tiễn.

Cuốn sách có giá trị thực tiễn, là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Kỹ năng giao tiếp và quy tắc ứng xử, tuyển chọn các bài diễn văn, phát biểu thường dùng trong các ngày lễ, hội nghị, hội thảo, diễn đàn trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp“.

Quy tắc ứng xử tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp là linh hồn của chính cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Nếu bộ quy tắc ứng xử được thực hiện càng tốt, thì mối quan hệ trong chính nội bộ cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp sẽ chặt chẽ, gắn kết và từ đó hoạt động đối ngoại của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với nhân dân, với đối tác sẽ được thực hiện hiệu quả hơn, nâng cao uy tín của cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.

Do đó, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp muốn kiến tạo, duy trì và quản trị văn hóa ứng xử nơi công cộng có hiệu quả và bền vững thì nhất định phải có một giải pháp mang tính hệ thống, có hiệu lực cao, được cộng đồng chấp nhận một cách tự giác.

Luật LVN Group chia sẻ dưới đây một số nguyên tắc xây dựng quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp để bạn đọc tham khảo:

Một bộ quy tắc ứng xử được xây dựng tốt sẽ làm rõ sứ mệnh, giá trị cốt lõi và nguyên tắc của một tổ chức, giúp định hướng, quản lý con người bằng các quy chuẩn đạo đức và các giá trị văn hóa, liên kết chúng với các văn bản pháp lý có các chế tài xử phạt. Chính vì vậy quy tắc ứng xử kinh doanh trở thành phần quan trọng nhất trong khuôn khổ đạo đức của công ty: 

Vì sao cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp?

Thông qua các quy chuẩn đạo đức và các giá trị văn hóa được đặt làm nội dung chính đồng thời liên kết chúng với các văn bản pháp lý và có chế tài thưởng, phạt rõ ràng, bộ quy tắc ứng xử sẽ được áp dụng cho toàn thể nhân viên trong công ty làm theo. Bộ quy tắc ứng xử sẽ có nhiệm vụ làm rõ sứ mệnh, giá trị cốt lõi và nguyên tắc hoạt động chung của doanh nghiệp cũng như là phương thức quản lý, định hướng tốt nhất cho con người.

Doanh nghiệp muốn kiến tạo, duy trì và quản trị văn hóa ứng xử nơi công cộng có hiệu quả và bền vững thì việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử chuẩn chính là giải pháp hệ thống được nhân viên tự giác chấp hành. Chính vì thế mà quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống quản lý chung hiệu quả của công ty. Điều đố thể hiện ở những điểm sau:

Định hướng văn hóa nội bộ

Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp hỗ trợ định hướng văn hóa nội bộ cũng như hỗ trợ công việc hằng ngày được tốt nhất. Bằng các văn bản hướng dẫn và tài liệu chi tiết cụ thể, nhân viên có thể nhanh chóng hòa nhập với môi trường công ty, hiểu được giá trị cốt lõi, niềm tin của công ty và định hướng lối sống với phong cách hành xử đúng đắn trong cộng đồng.

Đảm bảo kỷ luật

Bộ quy tắc ứng xử được xây dựng lên và phải được đảm bản nhân viên sẽ chấp hành theo đúng quy định. Những trường hợp không tuân thủ đúng cần phải làm rõ lý do vì sao họ không thực hiện và có phương án kỷ luật, chế tài hợp lý để nhân viên không tái diễn tình trạng tương tự. Ngoài ra, bộ quy tắc ứng xử cũng giúp cho nhân viên và công ty không vi phạm pháp luật.

Thương hiệu

Đóng vai trò như hình ảnh thương hiệu của toàn doanh nghiệp, bộ quy tắc ứng xử chính là cam kết của doanh nghiệp về những gì công ty đại diện và điều đó phù hợp với các tiêu chuẩn xã hội, thực hiện các hành vi đúng đạo đức. Doanh nghiệp có phải là một tổ chức đáng tin cậy và có thể xây dựng danh tiếng trên thị trường đều có sự ảnh hưởng không nhỏ của bộ quy tắc ứng xử.

Gắn kết nhân viên

Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp chính là yếu tố gắn kết nhân viên và các bộ phận trong công ty. Hơn thế nữa, đó còn là điều kiện để giúp doanh nghiệp thúc đẩy lòng trung thành của nhân viên, giữ chân họ ở lại làm việc lâu hơn. Với bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực, nhân viên sẽ thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi nhân viên có những khúc mắc, xung đột trong nội bộ thì chính bộ quy tắc ứng xử sẽ là giải pháp giúp mọi người giải quyết vấn đề và hòa giải hợp lý.

Giữ chân khách hàng

Một doanh nghiệp áp dụng bộ quy tắc ứng xử tốt sẽ thể hiện trực tiếp bằng chính các hành động và cách làm việc của nhân viên họ. Từ đó, khách hàng sau khi làm việc với nhân viên hay có những tìm hiểu, trải nghiệm thực tế về dịch vụ của doanh nghiệp cũng sẽ có ấn tượng tốt hơn cũng như đánh giá cao về một tổ chức chuyên nghiệp, tôn trọng khách hàng. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc giữa chân khách hàng cũng như khuyến khích họ quay lại với doanh nghiệp.

Tuân thủ pháp luật

Để không mắc phải những hành vi trái pháp luật, tham nhũng hay các rủi ro tài chính liên quan đến việc làm trái với những quy định của nhà nước thì nhân viên hay các cấp lãnh đạo đều phải hiểu rõ và tuân theo các bước đã được xác định rõ trong bộ quy tác ứng xử của doanh nghiệp.

Dưới đây là một số lưu ý khi soạn thảo nội dung văn bản hành chính:

– Văn bản phải có tính mục đích: Văn bản quản lý hành chính nhà nước được ban hành với danh nghĩa là cơ quan Nhà nước nhằm đề ra các chủ trương, chính sách hay giải quyết các vấn đề sự việc cụ thể thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó. Do đó, khi soạn thảo tiến tới ban hành một văn bản nào đó đòi hỏi phải có tính mục đích rõ ràng. Yêu cầu này đòi hỏi văn bản ban hành phải thể hiện được mục tiêu và giới hạn của nó, vì vậy trước khi soạn thảo cần phải xác định rõ mục đích văn bản ban hành để làm gì? nhằm giải quyết vấn đề gì? và giới hạn vấn đề đến đâu? kết quả của việc thực hiện văn bản là gì?

– Văn bản phải có tính khoa học: Văn bản có tính khoa học phải được viết ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng, dễ hiểu, thể thức theo quy định của Nhà nước và nội dung phải nhất quán. Một văn bản có tính khoa học phải đảm bảo:

+ Có đủ lượng thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết, thông tin phải được xử lý và đảm bảo chính xác.

+ Lô gíc về nội dung, bố cục chặt chẽ, nhất quán về chủ đề.

+ Thể thức văn bản theo quy định của Nhà nước.

+ Đảm bảo tính hệ thống của văn bản.

– Văn bản phải có tính đại chúng: Văn bản phải được viết rõ ràng dễ hiểu để phù hợp với trình độ dân trí nói chung để mọi đối tượng có liên quan đến việc thi hành văn bản đều có thể nắm hiểu được nội dung văn bản đầy đủ. Đặc biệt lưu ý là mọi đối tượng ở mọi trình độ khác nhau đều có thể tiếp nhận được. Văn bản quản lý hành chính nhà nước có liên quan trực tiếp đến nhân dân, nên văn bản phải có nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với trình độ dân trí, đảm bảo tối đa tính phổ cập, song không ảnh hưởng đến nội dung nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học của văn bản.

– Văn bản phải có tính bắt buộc thực hiện (tính công quyền): Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, thông qua văn bản đề truyền đạt các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Vì vậy, văn bản phải có tính bắt buộc thực hiện (quyền lực đơn phương). Tùy theo tính chất và nội dung, văn bản phản ánh và thể hiện quyền lực nhà nước ở các mức độ khác nhau, đảm bảo cơ sở pháp lý để Nhà nước giữ vững quyền lực của mình, truyền đạt ý chí của cơ quan nhà nước tới nhân dân và các chủ thể pháp luật khác.

Để đảm bảo tính công quyền, văn bản phải được ban hành đúng thẩm quyền, nếu ban hành trái thẩm quyền thì coi như văn bản đó là bất hợp pháp. Vì vậy, văn bản phải có nội dung hợp pháp, được ban hành theo đúng hình thức và trình tự do pháp luật quy định.

– Văn bản phải có tính khả thi: Đây là một yêu cầu đối với văn bản, đồng thời là kết quả của sự kết hợp đúng đắn và hợp lý các yêu cầu về tính mục đích, tính khoa học, tính đại chúng, tính công quyền. Ngoài ra, để các nội dung của văn bản được thi hành đầy đủ và nhanh chóng, văn bản còn phải có đủ các điều kiện sau:

+ Nội dung văn bản phải đưa ra những yêu cầu về trách nhiệm thi hành hợp lý, nghĩa là phù hợp với trình độ, năng lực, khả năng vật chất của chủ thể thi hành.

+ Khi quy định các quyền cho chủ thể phải kèm theo các điều kiện bảo đảm thực hiện các quyền đó.

+ Phải nắm vững điều kiện, khả năng mọi mặt của đối tượng thực hiện văn bản nhằm xác lập trách nhiệm của họ trong các văn bản cụ thể. Khi ban hành văn bản người soạn thảo phải tự đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người thi hành thì văn bản mới có khả năng thực thi. Có nghĩa là văn bản ban hành phải đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, phù hợp với hoàn cảnh không gian và thời gian.