1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách “Kỹ năng xét xử các vụ án hình sự” do TS. Phạm Minh Tuyên – Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh biên soạn.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Kỹ năng xét xử các vụ án hình sự của TS. Phạm Minh Tuyên

Kỹ năng xét xử các vụ án hình sự

Tác giả: TS. Phạm Minh Tuyên 

Nhà xuất bản Thanh Niên

3. Tổng quan nội dung sách

Tác giả đã biên soạn cuốn sách với cấu trúc nội dung chia theo từng công đoạn của tố tụng hình sự.

Phần 1 là “Xét xử  vụ án hình sự (VAHS) sơ thẩm”,

Với các nội dung chi tiết từ Nhận hồ sơ và thụ lý VAHS; Giải quyết những tình huống phát sinh khi thụ lý hồ sơ VAHS.

Ở khâu “Chuẩn bị xét xử”, tác giả cung cấp các nội dung về Những vấn đề chung về nghiên cứu hồ sơ VAHS, trong đó phân tích khái niệm hồ sơ VAHS; mục đích, yêu cầu, nội dung nghiên cứu hồ sơ VAHS; kỹ năng nghiên cứu hồ sơ và những vấn đề cần làm trong thời hạn chuẩn bị xét xử như: Gia hạn chuẩn bị xét xử; Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; Ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tác giả phân tích và nêu rõ những căn cứ cần hết sức lưu ý theo quy định của khoản 1 Điều 280 BLTTHS… Những tình huống thường gặp khi nghiên cứu hồ sơ VAHS như xác định thẩm quyền xét xử, trả hồ sơ điều tra bổ sung; trích tiểu hồ sơ và kế hoạch xét hỏi.

Phần 2 về “Phiên tòa hình sự” 

Nêu rõ những công việc chuẩn bị để HĐXX vào phòng xử án, Thủ tục bắt đầu phiên tòa, Xét hỏi, Kỹ năng điều khiển tranh luận tại phiên tòa, Nghị án và tuyên án. Tác giả hướng dẫn rất chi tiết, ví dụ khai mạc phiên tòa: Khi HĐXX vào phòng xử án, Thư ký yêu cầu tất cả mọi người có  mặt trong phòng xử án đứng dậy. “ Lưu ý: Về tác phong, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần quan sát tòan bộ phòng xử án rồi mới khai mạc phiên tòa, sau đó mời mọi người ngồi xuống. Tránh trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa vào chưa nhìn ai cả đã khai mạc rồi mời mọi người ngồi xuống, như vậy sẽ mất  đi tính uy nghiêm của phiên tòa”.

Hay điều khiển phần tranh luận, tác giả lưu ý: “Nếu có nhiều Luật sư của LVN Group cùng bào chữa cho một bị cáo thì họ thường phân công ai bào chữa trước, ai bào chữa sau, HĐXX nên chấp nhận sự phân công của họ. Nếu vụ án có nhiều bị cáo, có nhiều Luật sư của LVN Group thì việc yêu cầu ai bào chữa trước, ai bào chữa sau do Chủ tọa phiên tòa quyết định. Nên để cho tất cả người bào chữa trình bày hết lời bào chữa cho tất cả các bị cáo, sau đó Chủ tọa phiên tòa hỏi từng bị cáo xem họ có bổ sung gì không”.

Phần 3 hướng dẫn “Đề cương điều khiển phiên tòa và cách viết bản án hình sự”.

Đây là phần có những hướng dẫn đến từng chi tiết cụ  thể như Thư ký bấm chuông mời HĐXX vào phòng xử án, HĐXX vào phòng xử án nhưng lưu ý “nên nhắc Kiểm sát viên phải vào trước, chứ không cùng vào với HĐXX”.

Phần 4 là “Xét xử vụ án hình sự theo trình tự phúc thẩm”

Giới thiệu các nội dung cần thiết mà Thẩm phán, Thư ký phải nắm vững như đặc trưng, tính chất, phạm vi, thời hạn xét xử phúc thẩm; Những công việc chuẩn bị; Kỹ năng điều hành phiên tòa phúc thẩm từ thủ tục bắt đầu phiên tòa, kỹ năng xét hỏi, điều khiển tranh tụng tại phiên tòa, nghị án, tuyên án. Trong đó, tác giả có chia sẻ những kinh nghiệm rất bổ ích, ví dụ: “Trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm bị cáo có thái độ khai báo quanh co, chối tội, thì Thẩm phán nên bắt đầu hỏi các bị cáo khai báo thành khẩn trước; trong quá trình xét hỏi nên sử dụng lời khai của bị cáo này để đấu tranh với bị cáo kia và trích lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra để buộc bị cáo phải chứng minh lời khai của mình là đúng hay không đúng và có liên quan đến nội dung kháng cáo hay không”.

Phần 5, tác giả giới thiệu và bình luận một số vấn đề sửa đổi, bổ sung của BLTTHS năm 2105 và bàn về cơ sở lý luận của chứng cứ.

Phần 6, nội dung rất sinh động, phản ánh về một số vụ án có sai sót về tội danh, về thủ tục tố tụng cần rút kinh nghiệm. Trong đó tác giả nêu 25 vụ án cụ thể, chỉ ra những sai sót và kinh nghiệm được rút ra từ từng vụ án.

Phần 7 là “Một số vướng mắc khi áp dụng các quy định của BLHS trong thực tiễn xét xử”

Trong đó có các nội dung như: Về tình tiết phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; Về việc áp dụng tình tiết “tự thú” và “đầu thú” trong thực tiễn xét xử; Về vấn đề áp dụng Điều 54 BLHS khi quyết định hình phạt tù đối với người phạm tội; Một số bất cập và những kiến nghị đối với quy định của BLHS về các tội phạm ma túy theo quy định pháp luật hiện hành; Những vướng mắc, bất cập đối với vấn đề chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản sang cướp tài sản; Một số vấn đề về án treo từ thực tiễn thi hành Nghị quyết 01/2013 của HĐTP TANDTC; Thực trạng mua bán người, mua bán trẻ em và một số vướng mắc và kiến nghị.

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn sách đã được PGS. TS Nguyễn Hòa Bình – Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC viết lời giới thiệu sách với đánh giá như sau: “Với kiến thức khoa học pháp lý vững chắc và kinh nghiệm xét xử phong phú của mình, TS Phạm Minh Tuyên – Thành viên Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã nghiên cứu và biên soạn cuốn sách “Kỹ năng xét xử các vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”, đây là nỗ lực rất đáng hoan nghênh. Mặc dù không phải là tài liệu hướng dẫn chính thức và một số nội dung nêu trong cuốn sách chỉ phản ánh quan điểm cá nhân của tác giả để tham khảo khi áp dụng pháp luật, nhưng cuốn sách này có thể nói là tài liệu hữu ích cho các Thẩm phán và Thư ký nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn công việc. Bên cạnh đó, đây cũng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo  thiết thực cho những người làm công tác pháp luật cũng như công chúng quan tâm đến các hoạt  động tố tụng của hệ thống Tòa án”.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Kỹ năng xét xử các vụ án hình sự”.

Luật LVN Group trích dẫn dưới đây một số nội dung hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự về án treo tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP để bạn đọc tham khảo:

Điều 3. Những trường hợp không cho hưởng án treo

1. Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

2. Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

3. Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

4. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;

b) Người phạm tội bị xét xử và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể.

5. Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp sau:

a) Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;

b) Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng;

c) Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể;

d) Các lần phạm tội do người phạm tội tự thú.

6. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Điều 8. Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo

1. Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau:

a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;

b) Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.

c) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.

2. Mỗi năm người được hưởng án treo chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ 01 tháng đến 01 năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên.

3. Trường hợp người được hưởng án treo đã được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, nhưng không được Tòa án chấp nhận, nếu những lần tiếp theo mà họ có đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tiếp tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.

4. Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại.

Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng của nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có sáng kiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận.

Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.