1. Giới thiệu tác giả
Sách Luật doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn thi hành cập nhật các văn bản mới nhất năm 2021 do Lê Phương hệ thống.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Luật doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn thi hành cập nhật các văn bản mới nhất năm 2021
Tác giả: Lê Phương hệ thống
Nhà xuất bản Lao Động
3. Tổng quan nội dung sách
Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, thay thế hiệu lực của Luật Doanh nghiệp năm 2014. So với Luật năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2020 được đánh giá có nhiều điểm mới so với Luật Doanh nghiệp năm 2014. Cùng với đó, đã nhiều văn bản hướng dẫn được ban hành nhằm hướng dẫn thi hành hiệu quả Luật doanh nghiệp 2020.
Để phục vụ ban đọc tìm hiểu về pháp luật doanh nghiệp cũng như kịp thời cập nhật những quy định mới nhất về luật doanh nghiệp, tác giả Lê Phương đã biên soạn cuốn sách: “Sách Luật doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn thi hành cập nhật các văn bản mới nhất năm 2021”.
Cuốn sách được cập nhật đầy đủ các Nghị định và Thông tư mới nhất 2021 về hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp, chuyển đổi cổ phần hóa doanh nghiệp…
Nội dung cuốn sách bao gồm các phần như sau:
Phần I. Luật doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn thi hành
1. Luật doanh nghiệp năm 2020 (trích dẫn toàn văn Luật doanh nghiệp 2020)
2. Nghị định 47/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều luật của Luật doanh nghiệp (trích dẫn toàn văn)
Phần II. Quy định mới nhất về đăng ký doanh nghiệp
3. Nghị định 01/2021/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiêph
4. Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
Phần III. Hướng dẫn mới nhất về cổ phần hóa doanh nghiệp
Mục 1. Hướng dẫn đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần
5. Nghị định 150/2020/NĐ-CP về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần
6. Thông tư 111/2020/TT-BTC Hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính, xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập, bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần
7. Thông tư 26/2021/TT-BTC Hướng dẫn công tác kế toán khi thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần
8. Thông tư 03/2021/TT-BTNMT Hướng dẫn nội dung chi tiết phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; lập và phê duyệt phương án sử dụng đất đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần
Mục 2. Chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần
9. Văn bản hợp nhất nghị định 03/VBHN-BTC Về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần
Phần IV. Hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp
10. Thông tư 36/2021/TT-BTC Hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP, Nghị định 32/2018/NĐ-CP; Nghị định 121/2020/NĐ-CP và Nghị định 140/2020/NĐ-CP
Dưới đây, Luật LVN Group xin chia sẻ với bạn đọc một số điểm mới nổi bật của Luật doanh nghiệp 2020:
Thay đổi quy định về dấu của doanh nghiệp
Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về dấu của doanh nghiệp: Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp; Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Như vậy, so với quy định về con dấu tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã chính thức công nhận chữ ký số là dấu của doanh nghiệp. Đây là nội dung hoàn toàn mới so với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Khái niệm chữ ký số đã được quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 3 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số như sau: “”Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên”.
Theo đó có thể hiểu đơn giản, chữ kí số là một dạng chữ ký điện tử được mã hóa các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp dùng để ký thay cho chữ kí trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện trong các giao dịch điện tử qua mạng internet.
Việc đưa chữ ký điện tử làm dấu của doanh nghiệp góp phần giúp doanh nghiệp có thêm lựa chọn trong việc sử dụng dấu thay vì chỉ sử dụng con dấu khắc như hiện nay.
Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”. Những quy định mới về dấu của doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 nêu trên là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Bởi lẽ:
Thứ nhất, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, có nhiều cách thức khác để xác tín cho các giao dịch của doanh nghiệp, điển hình là việc sử dụng chữ ký số với đầy đủ thông tin về tên doanh nghiệp, mã số thuế, phạm vi sử dụng… Khi nhiều quốc gia đã phát triển thành công hệ thống quản lý chữ ký số trong các giao dịch thương mại hay thủ tục hành chính thì ở Việt Nam, đây vẫn còn là điều mới mẻ và ít doanh nghiệp sử dụng. Do đó, để tận dụng những tính năng bảo mật và thông tin mà chữ ký số cung cấp, xã hội cần làm quen với công nghệ mới này, hạn chế tình trạng làm giả con dấu hay lợi dụng sử dụng con dấu không đúng thẩm quyền.
Thứ hai, quy định mới sẽ tự nâng cao tính pháp lý ràng buộc và trách nhiệm cho người đại diện theo pháp luật/theo uỷ quyền khi tham gia giao dịch. Doanh nghiệp sẽ chú trọng hơn vào việc phân cấp quản lý và phân chia nhiệm vụ, quyền hạn đối với người quản lý. Cùng với đó, cá nhân, tổ chức khác khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp sẽ nhận thức rõ hơn, yêu cầu chặt chẽ hơn về quyền hạn, thẩm quyền của các bên.
Thay đổi khái niệm về doanh nghiệp nhà nước
Khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định khái niệm “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.”.
Khái niệm doanh nghiệp nhà nước đã được sửa đổi tại khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Theo đó, một doanh nghiệp sẽ đủ điều kiện là doanh nghiệp Nhà nước nếu Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Tỷ lệ 50% cũng là tỷ lệ vốn chi phối theo quy định của pháp luật.
Luật doanh nghiệp 2020 cũng chia các doanh nghiệp Nhà nước thành hai nhóm: Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; và Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Trong trường hợp thứ nhất, doanh nghiệp sẽ được cơ cấu dưới hình thức Công ty TNHH một thành viên trong khi trong trường hợp thứ hai, công ty sẽ được cơ cấu dưới hình thức Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần. Điều này sẽ dẫn đến sự khác biệt về cơ cấu tổ chức và quản lý của doanh nghiệp.
Như vậy, quy định này giúp thể hiện rõ ràng hơn khái niệm về doanh nghiệp Nhà Nước đồng thời cũng làm đa dạng hóa loại hình Doanh nghiệp nhà nước so với quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Doanh nghiệp nhà nước phải thành lập Ban Kiểm soát
Khoản 1 Điều 102 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ. Có thể thấy trong doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp 2014 có thể có hoặc không có Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức quản lý của mình.
Đến Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp nhà nước đã có sự thay đổi hoàn toàn trong hình thức và nội dung. Khoản 1 Điều 103 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định trong cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải có Ban kiểm soát. Quy định này nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được giám sát, đánh giá khách quan và trung thực.
4. Đánh giá bạn đọc
Luật doanh nghiệp năm 2020 được ban hành và có hiệu lực thi hành kể từ 01/01/2021, kèm theo đó nhiều văn bản hướng dẫn cũng được ban hành, việc hệ thống đầy đủ Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành sẽ giúp bạn đọc, doanh nghiệp thông tin kịp thời, đầy đủ và hướng dẫn tra cứu áp dụng văn bản pháp luật một cách hiệu quả, tiết kiệm được nhiều thời gian.
Cuốn sách được coi là cẩm nang pháp lý về doanh nghiệp đối với bạn đọc. Có giá trị thực tiễn.
5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Bình luận Bộ Luật Hình Sự năm 2015 – Phần những quy định chung”.
Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!