1. Giới thiệu tác giả

Sách Mô hình luật hình sự Việt Nam do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa biên soạn.

GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa là Giảng viên cao cấp tại Trường Đại học Luật Hà Nội với chuyên ngành khóa học là Luật học/Luật hình sự. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực luật hình sự, trong đó có thể kể đến mảng sách chuyên khảo, giáo trình là gồm 04 sách chuyên khảo và 09 giáo trình ngoài ra tác giả còn có rất nhiều bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

 

Sách Sách Mô hình luật hình sự Việt Nam (GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa)

 

Sách Mô hình luật hình sự Việt Nam

Tác giả: GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa

Nhà xuất bản Tư Pháp

3. Tổng quan nội dung sách

Luật hình sự là ngành luật bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật quy định những hành vi bị coi là tội phạm và hình phạt đối với người thực hiện hành vi đó. Luật hình sự có nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ các quan hệ xã hội, giáo dục người phạm tội đồng thời giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật trong nhân dân.

Do có tầm quan trọng đặc biệt như vậy nên luật hình sự luôn tồn tại và phát triển với tính cách là hệ thống quy phạm pháp luật có mối liên hệ hữu cơ, thể hiện tính chặt chẽ, nghiêm minh của ngành luật hình sự trong hệ thống pháp luật của nhà nước. Đặc điểm đó của hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự đặt ra những yêu cầu có tính dạy luật hình sự. Tuy nhiên chính điều này lại cho phép hình thành phương pháp nhân thức luật hình sự rất có hiệu quả là phương pháp mô hình hóa. Đây cũng là một trong những phương pháp đang được triển khai áp dụng rộng rãi trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và nghiên cứu luật học nói chung ở nước ta hiện nay.

Trong cuốn sách này thông qua các bảng hệ thống và các sơ đồ, tác giả đã trình bày một cách cô đọng, súc tích các khái niệm, nội dung và những mối liên hệ giữa các vấn đề của Luật hình sự Việt Nam. Điều này sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được một cách tương đối nhanh chóng và chắn chắn những trị thức cơ bản của luật hình sự.

Cuốn sách “Mô hình luật hình sự Việt Nam” được GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa biên soạn và xuất bản lần đầu năm 1991. Tháng 5 năm 2010, Mô hình luật hình sự Việt Nam đã được tái bản lần thứ 12.

Hiện nay, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 đã thay thế bộ luật hình sự 1999 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Để phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên cũng như nhu cầu tham khảo của bạn đọc khác, GS. TS Nguyễn Ngọc Hòa đã chỉnh lý “Mô hình luật hình sự Việt Nam” theo nội dung của Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 cho lần tái bản thứ 13.

Nội dung cuốn sách vẫn theo các chương của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ có thể đề cập những nội dung chính của Phần những quy định chung cũng như không thể đề cập hết các tội danh trong Phần các tội phạm.

Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương, mục như sau:

Phần thứ nhất. Những quy định chung

1. Luật hình sự

2. Tội phạm

3. Hình phạt

4. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

5. Trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội

Phần thứ hai. Các tội phạm

1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia

2. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

3. Các tội xâm phạm sở hữu

4. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

5. Các tội phạm về môi trường

6. Các tội phạm về ma túy

7. Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

8. Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính

9. Các tội phạm về chức vụ

10. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp

Gợi ý cách giải bài tập định tội danh:

I. Tóm tắt nội dung vụ án

Đọc kỹ nội dung vụ án. Tóm tắt (hoặc gạch chân) những tình tiết có ý nghĩa cho việc định tootij danh

II. Giả định

Nêu tội danh (một hoặc nhiều) mà hành vi có thể thỏa mãn.

III. Chứng minh

1. Cách thức:

Nêu và giải thích ngắn gọn từng dấu hiệu của CTTP của tội được giả định.

Sử dụng các tình tiết đã cho của vụ án chứng minh từng dấu hiệu của CTTP đã được thỏa mãn.

2. Trình tự:

Chứng minh lần lượt từng dấu hiệu, từ những dấu hiệu của mặt khách quan đến những dấu hiệu của mặt chủ quan. Nếu là tội có chủ thể đặc biệt thì phải chứng minh những dấu hiệu của chủ thể trước tiên.

Trong trường hợ đồng phạm, chứng minh hành vi người thực hành trước.

IV. Chú ý

Nếu bài tập cho trước một số tội danh và đồi hỏi xác định đúng, sai thì:

– Nếu khẳng định đúng thì chứng minh theo cách trên

– Nếu khẳng định sau thì chỉ cần chọn một dấu hiệu nào đó của CTTP để chứng minh dấu hiệu này không thỏa mãn (nên chọn dấu hiệu dễ chứng minh nhất)

Tội phạm khác các vi phạm pháp luật khác

*Về nội dung:

Tội phạm có tính nguy hiểm đáng kể

Vi phạm có tinh nguy hiểm chưa đáng kể

*Về hình thức:

Tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự

Vi phạm được quy định trong các văn bản pháp luật khác

* Về hậu quả pháp lý:

Tội phạm phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt

Vi phạm chỉ phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà nước không phải là hình phạt

Tiêu chuẩn phân biệt tội phạm với vi phạm

Tiêu chuẩn để nhà làm luật quy định hành vi là tội phạm

Tiêu chuẩn để nhà giải thích hành vi đã được quy định trong luật hình sự (nhưng chưa rõ ràng) khi nào là tội phạm

Tiêu chuẩn để người áp dụng tự xác định hành vi (tuy) đã được quy định trong luật (nhưng chưa rõ ràng và chưa được giải thích hoặc giải thích chưa rõ) có là tội phạm hay không.

* Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi

TP. Nguy hiểm đáng kể

VP. Nguy hiểm chưa đáng kể

*Được quy định trong luật hình sự

* Được quy định trong các văn bản pháp luật khác

Tiêu chuẩn để người áp dụng xác định:

Hành vi không phải là tội phạm (vì không được quy định trong Bộ luật hình sự)

Hành vi là tội phạm (vì được quy định rõ ràng trong bộ luật hình sự)

Hành vi có thể là tội phạm (được quy định trong Bộ luật hình sự)

Trích dẫn một số quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 để bạn đọc tham khảo dưới đây:

Điều 75. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.

Điều 76. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.

Điều 84. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

d) Tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

đ) Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Điều 85. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

a) Câu kết với pháp nhân thương mại khác để phạm tội;

b) Cố ý thực hiện tội phạm đến cùng;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

e) Dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội hoặc nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.

2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn sách được biện soạn hướng tới phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập bộ môn luật hình sự của sinh viên, trước hết nội dung cuốn sách cung cấp nội dung về luật hình sự thông qua mô hình của tác giả thiết lập giúp học viên nắm được vấn đề nhanh và ghi nhớ lâu hơn, đồng thời tác giả còn đưa ra gợi ý cho học viên trong việc giải bài tập định tội danh rất ngắn gọn và hiệu quả.

Cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo cho chính những người tham gia công tác giảng dạy luật hình sự nói riêng các bộ môn luật khác nói chung về phương pháp hệ thống kiến thức pháp lý một cách ngắn gọn và cô đọng những vấn đề chủ chốt để việc tiếp cận của học viên hiệu quả hơn.

5. Kết luận

Cuốn sách nhận được nhiều đánh giá tích cực của bạn đọc, điều đó được chứng minh qua việc cuốn sách được biên soạn và xuất bản lần đầu tiên năm 1991 cho đến nay đã tái bản lần thứ 13 và cũng được tác giả chỉnh lý, bổ sung theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017) để giá trị tham khảo của cuốn sách mãi còn theo thời gian và theo kịp những thay đổi của quy định pháp luật hình sự.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!