1. Giới thiệu tác giả
Sách “Pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe của con người từ thời phong kiến đến ngày Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực” do TS. Đỗ Đức Hồng Hà biên soạn.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe của con người từ thời phong kiến đến ngày Bộ Luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực
Tác giả: TS. Đỗ Đức Hồng Hà
Nhà xuất bản Lao Động
3. Tổng quan nội dung sách
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người là những hành vi có lỗi, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho quan hệ nhân thân mà nội dung của nó là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người, trái pháp luật hình sự, do người đủ điều kiện chủ thể thực hiện.
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người gồm: Tội giết người; tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ; tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; tội làm chết người trong khi thi hành công vụ; tội vô ý làm chết người; tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; tội bức tử; tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát; tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; tội de dọa giết người; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác; tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong khi thi hành công vụ; tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính và tội hành hạ người khác.
Khách thể của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người là quan hệ nhân thân mà nội dung của nó là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người. Trong số các quyền nhân thân, quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người là quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quý nhất, không một quyền nào có thể so sánh được. Bởi lẽ, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Khi quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người bị xâm phạm thì mục tiêu phấn đấu của loài người sẽ trở nên vô nghĩa; động lực phát triển của xã hội sẽ bị triệt tiêu.
Để góp phần bảo vệ tốt hơn quyền cong người, quyền công dân trước hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người, TS. Đỗ Đức Hồng hà đã biên soạn cuốn sách: “Pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe của con người từ thời phong kiến đến ngày Bộ Luật Hình sự năm 2015( sửa đổi, bổ sung năm 2017 ) có hiệu lực.”
Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Phần thứ nhất. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật hình sự Việt nam về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người từ thời phong kiến đến trước ngày Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực
Chương 1. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người trong các Bộ luật thời phong kiến
1.1. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người trong Bộ luật Hồng Đức
1.2. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người trong Bộ luật Gia Long
Chương 2. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người trong pháp luật hình sự Việt nam từ sau các mạng tháng tám năm 1945 đến trước ngày Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực
2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1953
2.2. Giai đoạn từ năm 1976 đến trước ngày Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực
Chương 3. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người trong Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999
3.1. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người trong Bộ luật hình sự năm 1985
3.2. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người trong Bộ luật hình sự năm 1999
Phần thứ hai. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 – lý luận, pháp luật và điểm mới
Chương 1. Lý luận, pháp luật và điểm mới chung của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người
Chương 2. Lý luận, pháp luật và điểm mới riêng của tội giết người
Chương 3. Lý luận, pháp luật và điểm mới riêng của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Chương 4. Lý luận, pháp luật và điểm mới riêng của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Chương 5. Lý luận, pháp luật và điểm mới riêng của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Chương 6. Lý luận, pháp luật và điểm mới riêng của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
Chương 7. Lý luận, pháp luật và điểm mới riêng của tội vô ý làm chết người
Chương 8. Lý luạn và điểm mới riêng của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
Chương 9. Lý luận, pháp luật và điểm mới riêng của tội bức tử
Chương 10. Lý luận, pháp luật và điểm mới riêng của tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát
Chương 11. Lý luận, pháp luật và điểm mới riêng của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Chương 12. Lý luận, pháp luật và điểm mới riêng của tội đe dọa giết người
Chương 13. Lý luận, pháp luật và điểm mới riêng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chương 14. Chương 15. Chương 16. Chương 17. Chương 18….
Chương 19. Lý luận, pháp luật và điểm mới riêng của tội hành hạ người khác
Phụ lục
Đính kèm Bộ luật hình sự các năm và một số án lệ.
Dưới đây là chia sẻ của Luật LVN Group khái quát quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật hình sự 2015 để bạn đọc tham khảo:
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật hình sự 2015 kế thừa phần lớn quy định của Bộ luật hình sự 1999. Để phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật hình sự 2015 có một số sửa đổi, bổ sung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về số lượng điều luật, Chương XIV của Bộ luật hình sự 2015 có 34 điều luật so với 30 điều luật trong Chương XII của Bộ luật hình sự 1999. Việc tăng thêm 04 điều luật là do Chương XIV của Bộ luật hình sự có 02 điều luật quy định về tội phạm mới (Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm và Điều 154. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người) và 03 điều luật được tách từ 01 điều luật của Bộ luật hình sự 1999 (Điều 120. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em ở Bộ luật hình sự 1999 được tách thành Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi, Điều 152. Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi, Điều 153. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi của Bộ luật hình sự 2015).
Thứ hai, Chương XIV Bộ luật hình sự 2015 đã bổ sung một số tội phạm mới: Tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm; Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Trong 04 tội phạm mới được bổ sung trên thì 02 tội phạm được quy định tại điều luật riêng là Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147), Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154); 02 tội phạm còn lại được ghép vào các điều luật quy định về Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (thành Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội) và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (thành Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội). Việc bổ sung các tội phạm nêu trên là phù hợp với đòi hỏi của xã hội; vừa đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng, chống các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, vừa thể hiện tinh thần nhân đạo của Luật hình sự Việt Nam.
Thứ ba, Bộ luật hình sự 2015 đã bổ sung điều khoản quy định về trường hợp chuẩn bị phạm tội đối với Tội giết người (Điều 123) và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134). Quy định mới này giúp cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người có tính khả thi cao hơn.
Thứ tư, Bộ luật hình sự 2015 đã bổ sung hành vi “quan hệ tình dục khác” bên cạnh hành vi “giao cấu” đã được quy định từ trước trong các tội như Tội hiếp dâm (Điều 141), Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142), Tội cưỡng dâm (Điều 143), Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144) và Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145).
Thứ năm, Bộ luật hình sự 2015 đã sửa tên và nội dung một số tội danh theo hướng quy định cụ thể độ tuổi của nạn nhân, thay từ “trẻ em” bằng cụm từ “người dưới 16 tuổi” tại các điều luật.
4. Đánh giá bạn đọc
Tác giả đã trình bày và bình giải rất chi tiết về từng tội phạm xâm phạm tính mạng sức khỏe của con người trong Bộ luật hình sự năm 2015: điểm mới, định nghĩa tội phạm, dấu hiệu tội phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc, nhất là đối với sinh viên chuyên ngành luật, giảng viên và người làm công tác trong cơ quan tố tụng hình sự.
5. Kết luận
Cuốn sách “Pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe của con người từ thời phong kiến đến ngày Bộ Luật Hình sự năm 2015( sửa đổi, bổ sung năm 2017 ) có hiệu lực” do TS. Đỗ Đức Hồng Hà biên soạn không chỉ có giá trị về mặt khoa học pháp lý mà còn có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc.
Đây là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho bạn đọc trong học tập, giảng dạy và công tác.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe của con người từ thời phong kiến đến ngày Bộ Luật Hình sự năm 2015( sửa đổi, bổ sung năm 2017 ) có hiệu lực”.