1. Giới thiệu tác giả

Sách Pháp luật tố tụng hình sự với việc bảo vệ quyền con người do TS. Nguyễn Văn Tuân biên soạn và phát hành năm 2019.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Pháp luật tố tụng hình sự với việc bảo vệ quyền con người TS Nguyễn Văn Tuân

Sách Pháp luật tố tụng hình sự với việc bảo vệ quyền con người

Tác giả: TS. Nguyễn Văn Tuân

Nhà xuất bản Công an nhân dân

3. Tổng quan nội dung sách

Quyền con người với những cơ sở xã hội xấu xa và ý nghĩa to lớn của nó luôn là vấn đề trung tâm trong tiến trình phát triển lịch sử, văn hóa và xã hội của loài người. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nó luôn là thành quả đấu tranh lâu dài và bền bỉ của loài người trong quá trình làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội của mình và quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại. Quyền con người là một trong những vấn đề được cả nhân loại quan tâm. Ở mỗi nước, tùy theo điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị và truyền thống tập quán dân tộc mình mà nhìn nhận và ghi nhận quyền con người dưới những góc độ và mức độ khác nhau trong hệ thống pháp luật của nước mình.

Khoản 1 điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ. bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng ta về tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, bổ sung nhiều nguyên tắc tư pháp tiến bộ, bổ sung và làm rõ hơn nhiệm vụ của Tòa án và Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng hiến định.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa nhiều quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân, bảo đảm thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đối với người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bị buộc tội, đã bổ sung nhiều quyền để giúp họ có điều kiện bào chữa, cũng như đảm bảo sự tham gia của họ trong tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, quy định chặt chẽ và kiểm soát nghiêm ngặt việc áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân

Để giúp bạn đọc tìm hiểu về những chế định cơ bản của luật tố tụng hình sự liên quan đến bảo vệ quyền con người, trong đó có các quy định về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong tố tụng hình sự. TS. Nguyễn Văn Tuân đã biên soạn cuốn “Pháp luật tố tụng hình sự với việc bảo vệ quyền con người”

Cuốn sách được biên soạn với chương mục như sau:

Phần thứ nhất. Những quy định chung

Chương 1. Nguyên tắc tố tụng hình sự

I. Khái niệm, hệ thống và phân loại nguyên tắc tố tụng hình sự

1. Khái niệm nguyên tắc tố tung hình sự

1. Hệ thống nguyên tắc tố tụng hình sự

3. Phân loại nguyên tắc tố tụng hình sự

II. Nội dung nguyên tắc tố tụng hình sự

  1. Những nguyên tắc chung
  2. Những nguyên tắc về quyền con người, quyền công dân
  3. Những nguyên tắc về hoạt động xét xử của Tòa án

Chương 2. Chủ thể tiến hành tố tụng hình sự

I. Cơ quan tiến hành tố tụng

  1. Cơ quan tư pháp
  2. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
  3. Tòa án
  4. Viện kiểm sát
  5. Cơ quan điều tra

II. Người tiến hành tố tụng hình sự

  1. Khái niệm người tiến hành tố tụng
  2. Điều tra viên
  3. Kiểm sát viên
  4. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân

Chương 3. Người tham gia tố tụng hình sự

I. Khái niệm người tham g ia tố tụng hình sự

II. Người bị buộc tội

  1. Người bị bắt, người bị tạm giữ
  2. Bị can, bị cáo

III. Người bào chữa

  1. Luật sư
  2. Người đại diện của người bị buộc tội
  3. Bào chữa viên nhân dân
  4. Trợ giúp viên pháp lý
  5. Những trường hợp không được làm người bào chữa

IV. Bị hại

V. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự

Phần thứ hai. Thủ tục tố tụng hình sự

Chương 4. Hình thức tố tụng hình sự và thủ tục công tố

Chương 5. Khởi tố, điều tra vụ án hình sự và truy tố

Chương 6. Xét xử vụ án hình sự

Phần thứ ba. Quyền con người trong tố tụng hình sự

Chương 7. Quy định bảo vệ quyền con người trong các công ước quốc tế và vấn đề nội luật hóa

Chương 8. Oan, sai và trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự

Chương 9. Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

Phần thứ tư. Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự

Chương 10. Bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự

Chương 11. Vai trò cảu người bào chữa trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự và truy tố

Chương 12. Vai trò của người bào chữa trong xét xử vụ án hình sự

Dưới đây là trích dẫn một số nội dung trong cuốn sách để bạn đọc tham khảo:

  1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

Thủ tục tố tụng hình sự về lý thuyết là sự đối đầu giữa một bên là nhà nước (mà người đại diện là các cơ quan tiến hành tố tụng) và người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trong thủ tục tố tụng hình sự chủ yếu là xác định có hay không việc phạm tội, định tội và quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Còn trong tố tụng dân sự, nạn nhân hay người bị thiệt hại là nguyên đơn khởi kiện người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại nhằm yêu cầu bồi thường thiệt hại. Vì vậy, trong tố tụng hình sự giải quyết cả vấn đề dân sự sẽ dẫn đến khả năng các thẩm phán hình sự không bảo đảm được các nguyên tắc dân sự trong việc giải quyết vấn đề dân sự ví dụ như nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự (Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự), nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ (Điều 8 Bộ luật Tố tụng dân sự)….

Và thực tiễn xét xử các vụ án hình sự có vấn đề dân sự đã xảy ra khả năng này. Ví dụ Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đã hủy phần bồi thường thiệt hại tại bản án hình sự phúc thẩm số 1982/HSPT của Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao và tại Bản án hình sự sơ thẩm số 122/HSST của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An vì đã có vi phạm các nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự.

Về thực tiễn, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự còn xảy ra một số tồn tại sau: i) Trong một số vụ án hình sự phức tạp, thời gian xét xử kéo dài, việc giải quyết vấn đề dân sự thường được giải quyết ở phần cuối phiên tòa, sự bắt buộc có mặt của bên bị thiệt hại đôi khi gây mất thời gian không cần thiết hoặc gây ức chế về tâm lý cho họ; ii) Không khí căng thẳng tại phiên tòa hình sự khó tạo nên hoặc xây dựng được sự cảm thông, việc hòa giải giữa người gây thiệt hại (thường là bị cáo) và nạn nhân; iii) Khả năng nạn nhân hoặc người nhà bệnh nhân lợi dụng sự thỏa thuận về bồi thường để gây sức ép tới bản thân hay gia đình người gây thiệt hại như một điều kiện của đơn xin miễn hay giảm trách nhiệm hình sự. Ngược lại, bên gây thiệt hại có thể lấy việc bồi thường thiệt hại là điều kiện để yêu cầu bên bị thiệt hại phải có ý kiến xin miễn hoặc giảm trách nhiệm hình sự cho bị cáo.

Khi thụ lý hồ sơ vụ án để chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa chỉ tập trung nghiên cứu giải quyết vấn đề hình sự mà xem nhẹ vấn đề dân sự trong vụ án hình sự để điều tra bổ sung nhưng không trả lại; tại phiên tòa không xét hỏi đầy đủ; khi quyết định vấn đề dân sự trong vụ án hình sự không nghiên cứu kỹ các quy định của bộ luật dân sự và hướng dẫn áp dụng bộ luật dân sự; nhiều trường hợp bị cáo xâm phạm đến tính mạng nhưng không xem xét khoản bồi thường tổn thất tinh thần hoặc nếu có xem xét thì cũng không đúng với quy định của bộ luật dân sự đã được sửa đổi bổ sung năm 2015; vẫn còn tình trạng buộc bị cáo hoặc bị đơn dân sự cấp sữa một lần cho người mà người bị hại khi còn sống, cấp dưỡng, nhưng không có sự thỏa thuận giữa đại diện người bị hại với bị cáo hoặc bị đơn dân sự; bị cáo là người chưa thành niên nhưng không thuộc cha, mẹ phải bồi thường theo quy định của bộ luật dân sự

Qua thực tiễn cho thấy, trong quá trình giải quyết vụ án trong giai đoạn xét xử vẫn còn tồn tại một số vấn đề hạn chế, chưa đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự như:

– Trong quá trình giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự hội đồng xét xử đã xác định sai tư cách tham gia tố tụng như: người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng dẫn đến việc quyết định về bồi thường thiệt hại không đúng. Khi xét xử các vụ án liên quan đến tài sản, nhất là các vụ án về giao thông, một số tòa còn lúng túng trong việc xác định tư cách của chủ phương tiện, cơ quan của người bị hại.

Ví dụ: ……..

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn sách chứa đựng một lượng kiến thức đồ sộ về mối quan hệ giữa tố tụng hình sự và quyền con người.

Cuốn sách là kết quả của nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu và tích lũy của TS.Nguyễn Văn Tuân trong lĩnh vực tố tụng hình sự về quyền con người. Nội dung cuốn sách đáp ứng được yêu cầu của đông đảo bạn đọc, là tài liệu tham khảo bổ ích không chỉ cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, mà cho cả người làm công tác thực tiễn và mọi các nhân, tổ chức trong việc sử dụng quyền được pháp luật quy định để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

5. Kết luận

Bằng tâm huyết và kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu của mình TS. Nguyễn Văn Tuân đã dày công biên soạn cuốn sách “Pháp luật tố tụng hình sự với việc bảo vệ quyền con người”. Đây là một tài liệu được nhiều bạn đọc đánh giá hữu ích và rất hài lòng khi sở hữu.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!