1. Giới thiệu tác giả

Sách Pháp luật về trọng tài thương mại do TS. Trần Minh Ngọc biên soạn.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Pháp luật về trọng tài thương mại TS. Trần Minh Ngọc

Sách Pháp luật về trọng tài thương mại

Tác giả: TS. Trần Minh Ngọc

Nhà xuất bản Lao Động

3. Tổng quan nội dung sách

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp hình thành từ lâu trên thế giới và được đặc biệt ưa chuộng trong giải quyết tranh chấp tư. Trọng tài cũng là môn khoa học pháp lý chuyên ngành được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học đào tạo về luật ở nước ta cũng như trên thế giới. Cuốn sách này là cuốn sách nghiên cứu về trọng tài, trong đó tác giả đã chứ trọng cập nhật xu thế nghiên cứu và thực tiễn về trọng tài ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Cuốn Pháp luật về trọng tài thương mại đề cập khá toàn diện các vấn đề cơ bản về trọng tài thương mại nói chung, trọng tài thương mại nói riêng theo hướng kết hợp giữa lý luận thực tiễn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu ở bậc đại học và sau đại học cũng như thực hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tài. 

Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Chương 1. Tổng quan về trọng tài thương mại

I. Khái quát về trọng tài thương mại

1. Khái niệm trọng tài thương mại

2. Ưu điểm của trọng tài thương mại

3. Các tranh chấp phổ biến được giải quyết bằng trọng tài

4. Lược sử hình thành và phát triển của trọng tài

II. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

1. Nguyên tắc thỏa thuận

2. Nguyên tắc bình đẳng

3. Nguyên tắc độc lập và vô tư

4. Nguyên tắc chung thẩm

III. Các loại trọng tài thương mại

1. Trọng tài thường trực

2. Trọng tài Ad-hoc

3. Trọng tài lai

IV. Trọng tài viên

Chương 2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại

I. Khái quát về thẩm quyền của trọng tài thương mại

1. Cơ sở pháp lý hình thành thẩm quyền của trọng tài thương mại

2. Phạm vi tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài

3. Vấn đề thẩm quyền của thẩm quyền

II. Thỏa thuận trọng tài thương mại

1. Khái niệm thỏa thuận trọng tài

2. Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài

Chương 3. Tố tụng trọng tài thương mại

I. Khởi kiện, thông báo đơn khởi kiện, tự bảo vệ, kiện lại

1. Khởi kiện

2. Thông báo đơn khởi kiện, tự bảo vệ, kiện lại

II. Thành lập hội đồng trọng tài

1. Cơ cấu và cách thức tổ chức hội đồng trọng tài

2. Thay đổi trọng tài viên trong hội đồng trọng tài

III. Địa điểm và ngôn ngữ giải quyết tranh chấp trong trọng tài

1. Địa điểm giải quyết tranh chấp trong trọng tàu

2. Ngôn ngữ giải quyết tranh chấp trong trọng tài

IV. Nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc và thu thập chứng cứ

V. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

VI. Hòa giải

VII. Phiên họp giải quyết tranh chấp

VIII. Mất quyền phản đối

IX. Quyết định trọng tài

1. Các loại quyết định trọng tài

2. Nguyên tắc ra quyết định trọng tài

3. Cơ sở để ra quyết định trọng tài

4. Hiệu lực của phán quyết trọng tài

5. Hủy phán quyết trọng tài

X. Chi phí trọng tài

XI. Công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài

1. Điều ước quốc tế về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài

2. Công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

XII. GIải quyết tranh chấp có một bên là quốc gia bằng trọng tài

1. Khái quát về giải quyết tranh chấp có một bên là quốc gia bằng trọng tài

2. Giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư bằng trọng tài

Chương 4. Luật áp dụng trọng tài thương mại quốc tế

I. Luật áp dụng đối với tố tụng trọng tàu

1. Khái niệm luật áp dụng đối với tố tụng trọng tài

2. Nguyên tắc xác định luật áp dụng đối với tố tụng trọng tài

II. Luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp

1. Khái niệm luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp

2. Nguyên tắc xác định luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp

III. Luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài

1. Khái niệm luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài

2. Nguyên tắc xác định luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài

Dưới đây là trích đoạn nội dung tác giả trình bày trọng cuốn sách để bạn đọc tham khảo:

“Mặc dù các học giả nhìn nhận trọng tài theo quan điểm riêng của mình, nhưng rõ ràng, những đặc điểm cơ bản dưới đây của trọng tài là không thể thay đổi:

+ Thứ nhất: Quá trình trọng tài thường diễn ra trên cơ sở thỏa thuận trọng tài được thiết lập bởi các bên tranh chấp.

+ Thứ hai: Thủ tục trọng tài được xác định bởi các bên tranh chấp phổ biến là một thủ tục xét xử kín được điều khiển bởi hội đồng trọng tài gồm một hoặc một số lẻ khác trọng tài viên.

+ Thứ ba: Quyết định của hội đồng trọng tài về toàn bộ vụ tranh chấp có hiệu lực chung thẩm, buộc các bên phải thực hiện.

Xu hướng chung trong pháp luật của các nước trên thế giới hiện nay là mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài. Theo đó, trọng tài không còn bị bó hẹp phạm vi gải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại mà đã mở rộng sang giải quyết nhiều tranh chấp tư khác. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, tranh chấp thương mại nói chung, tranh chấp thương mại quốc tế nói riêng vẫn là những tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nhiều nhất, phổ biến nhất. 

Ở đây có thể đặt câu hỏi: tại sao pháp luật không ít quốc gia trên thế giới chị đây, cũng như điều ước quốc tế đều quy định là trọng tài thương mại chứ không phải là trọng tài cho các lĩnh vực khác. Sự thật là, ở thời kỳ đầu hình thành cơ chế giải quyết tranh chấp trọng tài cách là một biện pháp giải quyết tranh chấp tư, hầu hết các nước trên thế giới chỉ cho phép sản xuất bằng phương thức trọng tài các tranh chấp thương mại và chủ yếu là tranh chấp từ hợp đồng thương mại.
Đối với các tranh chấp của các sinh vật khác như: hôn nhân gia đình chẳng hạn việc chia tài sản giữa vợ và chồng, trí tuệ không liên quan tới tài sản, tranh chấp liên quan tới chuyện của ngày thứ ba cho một vụ phá sản khu vực cạnh tranh trực tiếp hoặc một cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhất định thì những tranh chấp đã được coi là vấn đề thuộc chính sách công. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ về vấn đề thẩm quyền của trọng tài dù rằng không phổ biến. Ví dụ: Nghị định thư Giơ-ne-vơ 1923 về điều khoản trọng tài, đã chấp thuận thẩm quyền của trọng tài đối với những tranh chấp thương mại và cả những tranh chấp khác. Nó quy định rằng, mỗi nước ký kết buộc phải công nhận hiệu lực của một thỏa thuận trọng tài liên quan tới vấn đề thương mại hoặc liên quan tới bất kỳ một vấn đề nào khác có khả năng giải quyết bằng trọng tài. Tuy nhiên, Nghị định thư này dành quyền bảo lưu trong việc giới hạn nghĩa vụ quốc gia cho các nước thành viên. Ngay tại Điều 1 của Nghị định thư chỉ rõ: “Mỗi quốc gia thành viên có thể giới hạn nghĩa vụ đối với những hợp đồng được xem là hợp đồng thương mại theo luật của nước mình”. Ngày nay, tình hình đã thay đổi, rất nhiều nước  như: Anh, Mỹ, Đức, Thụy Điển, Nhật Bản, TRung Quốc, Brazil…. khi ban hành đạo luật trọng tài mới đã mở rộng thẩm quyền của trọng tài, theo ssod, trọng tài không chỉ giải quyết các tranh chấp thương mại truyền thống mà còn có thể giải quyết các tranh chấp về lao động và một số tranh chấp khác ngoại trừ các tranh chấp bắt nguồn từ những quan hệ liên quan tới lợi ích công và trật tự công. Có thể nói, trọng tài ngày càng được sử dụng rộng rãi để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực dân sự, lao động, đầu tư, thương mại.
…..”
 
Dưới đây là quy định của Luật trọng tài thương mại Việt Nam 2010 về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài:

Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài

1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Điều này được hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2014NQ-HĐTP như sau:

Điều 2. Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Trọng tài, Tòa án theo quy định Luật TTTM

1. Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quy định tại Điều 2 Luật TTTM nếu các bên có thoả thuận trọng tài quy định tại Điều 5 và Điều 16 Luật TTTM, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

2. Khi có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quy định tại Điều 2 Luật TTTM thì Tòa án yêu cầu một hoặc các bên cho biết tranh chấp đó các bên có thoả thuận trọng tài hay không. Tòa án phải kiểm tra, xem xét các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện để xác định vụ tranh chấp đó có thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này hay không. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

a) Trường hợp tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định, phán quyết có hiệu lực pháp luật của Trọng tài xác định vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài thì Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền.

b) Trường hợp tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 (sau đây gọi tắt là BLTTDS) để trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

Trường hợp sau khi thụ lý vụ án Tòa án mới phát hiện vụ tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

c) Trường hợp đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và Hội đồng trọng tài đang giải quyết vụ tranh chấp thì dù Tòa án nhận thấy tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài hoặc tuy đã có thoả thuận trọng tài nhưng thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này mà người khởi kiện có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, trường hợp Tòa án đã thụ lý thì ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trừ trường hợp Tòa án thụ lý vụ tranh chấp trước khi có yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp. Sau khi có quyết định, phán quyết của Hội đồng trọng tài quy định tại các điều 43, 58, 59 và 61 Luật TTTM mà người khởi kiện có yêu cầu Tòa án giải quyết, thì Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.

3. Tranh chấp có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác:

a) Có quyết định của Tòa án huỷ phán quyết trọng tài, hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên;

b) Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài quy định tại khoản 1 Điều 43 các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 59 Luật TTTM;

c) Tranh chấp thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 4 Nghị quyết này.

4. Trường hợp các bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án mà các bên không có thỏa thuận lại hoặc thỏa thuận mới về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này mà phát sinh tranh chấp thì xử lý như sau:

a) Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp khi Tòa án chưa thụ lý vụ án quy định tại điểm b khoản 4 Điều này thì Tòa án căn cứ quy định tại Điều 6 Luật TTTM để từ chối thụ lý, giải quyết. Trong trường hợp này, khi nhận được đơn khởi kiện Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, nếu đã thụ lý vụ án thì căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện.

b) Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, thì ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu Trọng tài giải quyết hay chưa.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện mà Tòa án xác định người bị kiện, người khởi kiện đã yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, trường hợp người bị kiện, người khởi kiện chưa yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án xem xét thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.

Trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ án mà phát hiện tranh chấp đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết trước thời điểm Tòa án thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện

4. Đánh giá bạn đọc

Tác giả đã biên soạn khá toàn diện các vấn đề về pháp lý và thực tiễn về trọng tài nói chung và trọng tài thương mại nói riêng trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam cũng như có so sánh đối chiếu với pháp luật một số quốc gai trên thế giới, đưa đến cho bạn đọc những góc tiếp cận, những kết luận mang tính đa chiều và chuyên sâu.
Cuốn sách “Pháp luật về trọng tài thương mại” là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật trọng tài thương mại, đặc biệt phù hợp để làm tài liệu tham khảo trong việc học tập của các sinh viên đang tham gia đào tạo chuyên ngành luật.

5. Kết luận

Cuốn sách “Pháp luật về trọng tài thương mại” không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học pháp lý mà còn có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!