1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách “Quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng – Trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí” do tác giả Thu Phương hệ thống.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng – Trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí

Quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng – Trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí

Tác giả: Thu Phương

Nhà xuất bản Thế Giới

3. Tổng quan nội dung sách

Tham những là một hiện tượng của xã hội – một loại tệ nạn gây ra những hệ quả xấu cho xã hội cả về chính trị, kinh tế và xã hội.

Thời gian qua, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và các Bộ có liên quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luât Phòng, chống tham nhũng; trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí; Cụ thể như:

– Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01-7-2019 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng;

– Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30-12- 2021 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01-7-2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng;

– Thông tư số 07/2021/TT-TTCP ngày 01-10-2021 Quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

– Thông tư số 145/2020/TT-BCA ngày 29-12-2020 Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí;…

Nhằm giúp bạn đọc kịp thời nắm bắt những quy định mới về Luật Phòng, Chống Tham Nhũng, Nhà xuất bản Thế Giới xuất bản cuốn sách: Quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng – Trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí do tác giả Thu Phương hệ thống.

Nội dung cuốn sách gồm các phần chính sau đây:

Phần I. Tìm hiểu các tội phạm về chức vụ (gồm các tội phạm về tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ) 

Mục 1. Các tội phạm tham nhũng

Mục 2. Các tội phạm khác về chức vụ   

Phần II. So sánh các tội phạm về chức vụ và các tội phạm về tham nhũng trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017

Phần III. Các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự

Mục 1. Nghị quyết của Quốc hội hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự năm 2015 và luật hình sự sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2017

Mục 2. Các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Phần IV. Luật Phòng, chống tham nhũng và văn bản hướng dẫn thi hành

4. Đánh giá bạn đọc

Các tội phạm tham nhũng, các tội phạm về chức vụ là hiện tượng luôn song hành cùng với sự tồn tại của quyền lực nhà nước ở mọi xã hội. Đó là biểu hiện của sự tha hóa nhân cách, vì lợi ích bản thân mà bỏ qua phẩm chất chính trị cần có của một người được trao quyền lực. Và đó cũng là nguyên do dẫn đến sự suy yếu của bộ máy chính trị, giảm sự tin tưởng của nhân dân đối với hệ thống chính quyền nói chung. Chính bởi vậy, phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng đối với sự phát triển ổn định, bền vững của nhà nước. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh công tác phòng chống tham nhũng phù hợp với tình hình diễn biến của tệ nạn này là điều cần thiết.

Cuốn sách đã hệ thống nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn công tác phòng chống tham nhũng trong đó có hệ thống những văn bản quy phạm pháp luật mới nhất thuận tiện cho bạn đọc tra cứu, tìm hiểu và kịp thời cập nhật.

Tác giả có dành một phần nội dung để so sánh quy định của Bộ luật hình sự 1999 và 2015 về tội phạm tham nhũng, tội phạm chức vụ để bạn đọc nhận thức được chính sách nhà nước trong việc xử lý nhóm tội phạm đã có những thay đổi như thế nào và thể hiện quan điểm mạnh tay hơn, quyết liệt hơn trong việc xử lý người phạm tội, làm sạch hệ thống chính trị, nâng cao niềm tin trong nhân dân, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

Cùng một lúc, cuốn sách cung cấp tới người đọc nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn về công tác phòng, chống tham nhũng, cuốn sách thực sự có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, đang ngày càng đẩy mạnh nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, cuốn sách là tài liệu tuyên truyền pháp luật về phòng chống tham nhũng cần có tại các cơ quan, đơn vị.

5. Kết luận

Luật LVN Group lưu ý bạn đọc, các quy định pháp luật hệ thống trong cuốn sách là các văn bản có hiệu lực tại thời điểm tác giả biên soạn cuốn sách, theo thời gian các quy định này có thể được sửa đổi, bổ sung, thay thế. Do đó, sử dụng cuốn sách hiệu quả bạn đọc cần thiết kiểm tra lại hiệu lực pháp luật của văn bản được viện dẫn một lần nữa.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng – Trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí“.

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!

Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người sử dụng tài sản do tham nhũng mà có để thực hiện một trong các hành vi rửa tiền (Điều 7 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP)

Trường hợp người sử dụng tài sản do tham nhũng mà có để thực hiện một trong các hành vi rửa tiền quy định tại Điều 324 của Bộ luật Hình sự thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm tương ứng quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền theo quy định tại Điều 324 của Bộ luật Hình sự.

Ví dụ: Nguyễn Văn A có hành vi tham ô số tiền 5.000.000.000 đồng, sau đó A dùng số tiền này đầu tư, kinh doanh bất động sản để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của số tiền đã tham ô. Trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản quy định tại Điều 353 và tội rửa tiền quy định tại Điều 324 của Bộ luật Hình sự.

Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự (Điều 8 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP)

1. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự, nhưng mỗi lần trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ, gây thiệt hại về tài sản dưới mức tối thiểu quy định để truy cứu trách nhiệm hình sự và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời trong các hành vi đó chưa có lần nào bị xử lý kỷ luật và chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật, nếu tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc thiệt hại bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng trị giá tài sản chiếm đoạt tài sản, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại.

Ví dụ: Ngày 15-8-2019, Nguyễn Văn A có hành vi nhận hối lộ số tiền 1.500.000 đồng; ngày 15-9-2019, A tiếp tục nhận hối lộ số tiền 1.500.000 đồng; ngày 30-12-2019, A lại tiếp tục nhận hối lộ số tiền 1.500.000 đồng bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Các hành vi này của A đều chưa bị xử lý kỷ luật và chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật. Trường hợp này, tổng số tiền nhận hối lộ của A được xác định là 4.500.000 đồng nên A bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 354 của Bộ luật Hình sự.

2. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự, mỗi lần đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm và tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại của các lần vi phạm thuộc khung hình phạt tăng nặng, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại, họ còn bị áp dụng tình tiết định khung tặng nặng hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:

a) Nếu tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại thuộc khoản 2 của điều luật tương ứng thì người phạm tội bị áp dụng thêm tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội 02 lần trở lên”.

Ví dụ: Ngày 15-8-2019, Nguyễn Văn A có hành vi nhận hối lộ số tiền 50.000.000 đồng; ngày 30-6-2020, A lại tiếp tục nhận hối lộ số tiền 100.000.000 đồng bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Trường hợp này, A bị áp dụng 02 tình tiết tăng nặng định khung là: “của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng” và “phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm c và điểm đ khoản 2 Điều 354 của Bộ luật Hình sự.

b) Nếu tổng trị giá tài sản chiếm đoạt hoặc của hối lộ nhận hoặc tài sản thiệt hại thuộc khung hình phạt tăng nặng khác thì người phạm tội bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên”.

Ví dụ: Ngày 11-3-2019, Nguyễn Văn A có hành vi nhận hối lộ số tiền 400.000.000 đồng; ngày 30-7-2020, A lại tiếp tục nhận hối lộ số tiền 200.000.000 đồng bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Trường hợp này, A bị áp dụng tình tiết tặng nặng định khung “của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng” theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 354 và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.