1. Giới thiệu tác giả

Sách Tập bài giảng Giám định pháp y – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh do PGS.TS. Nguyễn Đăng Chiêu biên soạn.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Tập bài giảng Giám định pháp y - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Sách Tập bài giảng Giám định pháp y – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đăng Chiêu

Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam

3. Tổng quan nội dung sách

Môn pháp y là môn khoa học thuộc lĩnh vực ngành y, được giảng dạy tại trường đại học Y khoa, viện kiểm sát, công an và đại học Luật. Môn học nhằm trang bị kiến thức chuyên môn cho các giám định viện pháp y, các cán bộ trong ngành điều tra, tòa án để phục vụ cho cơ quan hành pháp tiến hành điều tra, xét xử mang tính công bằng, khoa học. Để có tài liệu tham khảo môn pháp y, theo yêu cầu của các bạn đồng nghiệp, cơ quan hành pháp (Công an, Viện kiểm sát) và để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho các sinh viên có tài liệu học tập nghiên cứu trong chuyên môn, chúng tôi đã soạn thảo: Bài giảng thực hành pháp y” năm 1994 để các bạn tham khảo các kiến thức cơ bản để phục vụ yêu cầu giám định pháp y. Qua một thời gian đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy và mổ trên nhiều tử thi Pháp y tại khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy, được sự giúp đỡ và công tác nhiệt tình của các đồng nghiệp, chúng tôi đã thu được nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu. Những thực tế thu được, những tài liệu trong, ngoài nước của nhiều tác giả cùng những hình ảnh minh họa thực tế của những ca pháp y đã giúp cho chúng tôi hoàn chỉnh “Bài giảng Giám định pháp y” này có nội dung sâu rộng và phong phú hơn để đáp ứng nhu cầu cho sinh viện đại học Luật học tập và nghiên cứu.

Tập bài giảng có cấu trúc như sau:

Chương I : Đại cương pháp Y

Chương II : Tử thi học

Chương III: Căn cước học Pháp Y

Chương IV: Pháp Y thương tích

– Thương tích do giao thông

– Thương tích do đạn

– Thương tích do điện, sét đánh

Chương V : Pháp Y Chết ngạt

– Chết ngạt do khí CO2 khí CO, khí HCN

– Chết ngạt do cơ tính

– Chết ngạt trong chất lỏng

Chương VI : Pháp Y sinh dục

– Hiếp dâm

– Phá thai phạm pháp

– Pháp y biến thái tình dục

Chương VII: Pháp y chất độc

Chương VIII: Chết đột tử

Chương IX: Xét nghiệm trong pháp y

Chương X: Mổ tử thi

4. Đánh giá bạn đọc

Nội dung tập bài giảng được biên soạn giới thiệu tới người học  những nội dung cơ bản của môn Giám định pháp y, bao gồm: đại cương pháp y; tử thi học; căn cước học pháp y; pháp y thương tích; pháp y chết ngạt; pháp y sinh dục; pháp y chất độc học; chết tự nhiên; xét nghiệm pháp y và mổ tử thi. 

Tập bài giảng là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ việc học tập môn “Giám định pháp y” đối với sinh viên. Với nội dung triển khai trong “tập bài giảng”, sinh viên sẽ:

– Nhớ và trình bày được kiến thức đại cương về pháp y học, thi thể học

– Mô tả, phân loại, phân biệt được các hình thái tổn thương cơ thể do các tác nhân khác nhau

– Nắm vững và trình bày được kiến thức về độc chất học pháp y

– Nắm vững và trình bày được kiến thức về giám định pháp y tâm thần

– Hiểu và lập được thứ tự các bước thực hành giám định pháp y tử thi

Bài giảng Giám định pháp y của TS. Nguyễn Đăng Chiêu còn là tài liệu hữu ích để học tập những kiến thức chuyên môn cho các Giám định viên Pháp y, các cán bộ trong ngành điều tra, toà án. để phục vụ cho cơ quan hành pháp tiến hành điều tra, xét xử mang tính công bằng, khoa học.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Sách Tập bài giảng Giám định pháp y – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh“.

Luật LVN Group chia sẻ dưới đây nội dung lịch sử hình thành pháp y ở Việt Nam để bạn đọc tham khảo:

Lịch sử hình thành tổ chức y pháp ở nước ta

Môn học y pháp được đưa vào giảng dạy ở Trường Y Hà nội từ năm 1919, nhưng bộ môn y pháp chưa hình thành. Người Việt nam đầu tiên giảng dạy môn học y pháp là bác sĩ Vũ Công Hòe và sau đó là bác sĩ Trương Cam Cống phụ trách giảng dạy và giám định y pháp. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, do yêu cầu của công tác giám định y pháp, Bộ Y tế đã giao cho bộ môn Giải phẫu bệnh Trường Ðại học Y Hà nội đào tạo bác sĩ chuyên khoa y pháp đầu tiên năm 1976. Ðến năm 1977, tổ Y pháp mới chính thức được hình thành trong bộ môn Giải phẫu bệnh. Ngày 19/05/1983, bộ môn Y pháp được thành lập theo quyết định số 338/BYT-QÐ của Bộ Y tế và quyết định 237/YK-QÐ của Hiệu trưởng Trường Ðại học Y Hà Nội.

Hiện nay tại các trường Ðại học Y, học viện quân Y đều có chương trình giảng dạy môn y pháp, đào tạo các bác sĩ chuyên khoa, song phần lớn các trường chưa hình thành bộ môn Y pháp mà chỉ là tổ Y pháp hoặc các bác sĩ trong bộ môn Giải phẫu bệnh đảm nhiệm công tác giảng dạy chương trình này.

Thời kỳ Pháp thuộc công tác giám định y pháp chưa có cơ sở và do một số bác sĩ người Pháp phụ trách cơ sở y tế Hà Nội kiêm nhiệm. Sau ngày tuyên bố độc lập 02/09/1945, Nhà nước ta đã có các sắc lệnh về công tác y pháp (Ðiều I sắc lệnh số 68/SL ngày 30/11/1945 và Ðiều V sắc lệnh 162/SL ngày 25/06/1946). 2 Ngày 12/12/1956, Liên bộ Tư pháp – Y tế ra thông tư 2795, quy định một số điểm cụ thể trong công tác giám định y pháp. Thông tư nhấn mạnh như sau: Sự cần thiết phải trưng tập Y, Bác sĩ chuyên môn y pháp để giúp đỡ Công an, Tòa án thụ lý những trường hợp tình nghi có sự phạm pháp hoặc nhận xét trách nhiệm của can phạm để định tội, lượng hình cho đúng, như các trường hợp sau đây:

1. Người chết mà nguyên nhân chưa rõ ràng hoặc tình nghi có án mạng.

 2. Phụ nữ tình nghi bị hiếp dâm hoặc phá thai.

 3. Người phạm pháp tình nghi bị bệnh tâm thần.

4. Người chết hoặc bị thương do tai nạn lao động.

 5. Người bị đánh có thương tích.

Ngày 21/07/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 117/HÐBT về giám định tư pháp, trong đó có giám định y pháp ra đời. Tiếp theo đó, Bộ Y tế đã ra quyết định 64/BYT-QÐ ngày 18/12/1989 về việc bổ nhiệm Giám định viên Trung ương. Ngày 30/11/1990, Bộ Y tế đã ra quyết định 1059/BYT-QÐ chính thức thành lập Tổ chức Giám định y pháp trung ương trực thuộc Bộ Y tế. Ngày 17/01/2001, Chính phủ ra quyết định thành lập Viện Y học tư pháp trung ương thuộc Bộ Y tế thay cho Tổ chức giám định y pháp trung ương, có nhiệm vụ thực hiện trưng cầu giám định y pháp của các cơ quan trung ương và địa phương, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của các Tổ chức giám định y pháp các Tỉnh, Thành phố, Ðặc khu trực thuộc trung ương. Ở các tỉnh, thành do Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành ra quyết định bổ nhiệm giám định viên ở địa phương theo đề nghị của sở Y tế và sở Tư pháp.

Nội dung của công tác pháp y

Công tác y pháp được chia làm 3 lĩnh vực:

 1. Y pháp hình sự Trong y pháp hình sự, người cán bộ làm công tác y pháp là cố vấn chuyên môn của luật pháp trong các vấn đề xâm phạm đến sức khỏe, đời sống nhân dân, tính mạng của con người, bao gồm các vấn đề:

1.1. Y pháp tử thi: Khám nghiệm tử thi chưa chôn cất trong các trường hợp chết không rõ nguyên nhân, các vụ án mạng rõ ràng hoặc nghi ngờ án mạng.

 1.2. Y pháp chấn thương: Khám thương tích và di chứng, định mức tàn phế do thương tích ảnh hưởng đến lao động, cuộc sống hàng ngày của nạn nhân.

 1.3. Y Pháp tâm thần: Khám kẻ tâm thần phạm tội khi gây án, nghi có bệnh tâm thần để xác định trách nhiệm hình sự đối với can phạm.

 1.4. Xác định xem có giả bệnh, giả thương tích: Trong các trường hợp trốn tránh trách nhiệm của người công dân đối với xã hội như nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ quân sự…

1.5. Y pháp tình dục: Khám giám định các trường hợp xâm phạm đến nhân phẩm, đến thân thể của người phụ nữ. Khám xét trên sản phụ còn sống hay đã chết, xác định tuổi thai trong các trường hợp phá thai không có chỉ định và còn được gọi là phá thai tội phạm.

 1.6. Y pháp dấu vết: Giám định các tang vật: Máu, tinh trùng, lông, tóc, mồ hôi, nước bọt, tất cả các đồ vật thu được trong các vụ án, nghi án nhằm phát hiện hung thủ, phát hiện các dấu vết có liên quan giữa hung thủ và nạn nhân.

 1.7. Giám định sự chết thực sự: Trong các trường hợp lấy phủ tạng của người chết ghép cho người sống hoặc lưu giữ ở ngân hàng phủ tạng. Xác định tử phạm chết thực sæû chưa khi thi hành án tử hình.

1.8. Y pháp cốt học: Giám định hài cốt, xác định dân tộc, giới tính, tuổi của nạn nhân, khôi phục hình dáng con người giống như khi còn sống, nhằm mục đích tìm tung tích nạn nhân và tìm hiểu nguyên nhân chết.

1.9. Giám định văn bản: Giám định qua văn bản trong các vụ việc đã giám định hoặc chưa giám định, nhưng có những vấn đề pháp lý mới nảy sinh chỉ còn là hồ sơ, trên hồ sơ đó giám định viên nghiên cứu, phân tích và trả lời những vấn đề mà cơ quan tố tụng đặt ra. Giám định lại các vụ án đã xử sơ thẩm mà cơ quan phúc thẩm thấy mức án chưa thỏa đáng hoặc khi có sự chống án.

1.10. Tham gia tố tụng tại phiên tòa hình sự

1.11. Là thành viên của hội đồng thi hành án tử hình

2. Y pháp dân sự

Trong lĩnh vực Y pháp dân sự, người làm công tác Y pháp làm cố vấn chuyên môn – kỹ thuật cho các tổ chức y học xã hội, bao gồm:

2.1. Giám định mức độ tổn hại sức khoẻ gây nên do tai nạn lao động nhằm giúp cơ quan pháp luật giải quyết các chế độ bồi dưỡng sức khỏe cho người lao động hoặc chế độ làm việc thay đổi ngành nghề cho phù hợp với tình trạng sức khỏe sau khi bị tai nạn lao động.

2.2. Khám trước cưới phát hiện các bệnh hoa liễu, các bệnh di truyền, các dị tật bẩm sinh ở đường sinh dục nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo vệ hạnh phúc lâu dài cho các cặp vợ chồng và cho thế hệ tương lai.

 2.3. Xác định phụ hệ xác định huyết thống trong các trường hợp tranh chấp con cái đơn thuần hay tranh chấp con cái có gắn với chia tài sản của bố mẹ.

3. Y pháp nghề nghiệp

3.1. Kiểm tra những vụ việc thiếu tinh thần trách nhiệm, sai sót kỹ thuật, nghiệp vụ của cán bộ y tế gây tàn phế hoặc làm chết bệnh nhân (cho uống hoặc tiêm nhầm thuốc, cắt nhầm chi, phủ tạng, bỏ quên dụng cụ trong ổ bụng…).

3.2. Kiểm tra vi phạm quy chế, chế độ chuyên môn, đạo đức y tế mà nhà nước đã quy định hộ lý tự ý tiêm, y tá kê đơn thuốc… làm tổn hại đến sức khoẻ hoặc gây chết người.

3.3. Kiểm tra những hành vi lạm dụng nghề nghiệp để cưỡng hiếp hoặc gây tổn hại đến thân thể bệnh nhân hoặc dụ dỗ bệnh nhân làm những việc thiếu đạo đức.

Tài liệu trích dẫn: Giáo trình y pháp (Trường Đại học Y khoa Huế) do ThS. Bs. Lê Trọng Lân biên soạn.