1. Giới thiệu tác giả

Sách Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm do TS. Nguyễn Ngọc Kiện biên soạn.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Thủ tục trang tụng tại phiên tòa hình sự Sơ thẩm của TS Nguyễn Ngọc Kiện

Sách Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm 

Tác giả: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Kiện

Nhà xuất bản Tư Pháp

Xuất bản năm: 2017

3. Tổng quan nội dung sách

“Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm của Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Kiện là một cuốn sách chuyên khảo.

Cuốn sách “Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm” gồm những nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực tiễn với mong muốn đưa đến cho bạn đọc một cách nhìn đa chiều về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm của một số nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề khác trong khoa học pháp lý được bình luận chuyên sâu, có tính mới, sáng tạo và có tính gợi mở cho việc nghiên cứu tiếp theo.

Kết quả nghiên cứu được gắn với khảo sát, kiểm chứng trên thực tiễn sẽ rất hữu ích và có giá trị tham khảo đối với bạn đọc, đặc biệt là học viên chương trình sau đại học của chuyên ngành tư pháp hình sự. Bên cạnh đó còn nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường về mặt lý luận, nhận thức và bảo đảm thực tiễn tranh tụng ở Việt Nam trong giai đoạn cải cách tư pháp đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

Nội dung sách được tác giả triển khai gồm 5 chương, trong các chương tác giả triển khai các tiểu mục nhỏ. Cụ thể như sau:

Chương 1. Nhận thức chung về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.

Tại chương 1 tác giả triển khai thành các mục như sau:

A. Cơ sở xác định thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

1. Yêu cầu cải cách tư pháp

2. Yêu cầu bảo vệ quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự

3. Mô hình tố tụng hình sự trên thế giới và mô hình tố tụng hình sự Việt Nam với yêu cầu cải cách tư pháp

4. Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự

B. Thủ tục xét hỏi và tranh luận trong quá trình tranh tụng

1. Khái niệm thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

2. Khái niệm thủ tục xét hỏi và khái niệm thủ tục tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

3. Mục đích và ý nghĩa của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

C. Mối quan hệ giữa thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Chương 2. Thực trạng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Ở chương 2 tác giả trình bày thành các mục như sau:

A. Quá trình hình thành và phát triển của thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

B. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

1. Quy định về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

2. Quy định về thủ tục tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

C. So sánh, đánh giá những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

1. Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

2. Thủ tục tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Chương 3. Pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm và kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Ở chương 3 tác giả trình bày pháp luật về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại một số quốc gia điển hình như:

1. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

2. Cộng hòa Pháp

3. Nhật Bản

4. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Chương 4. Thực tiễn tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ở Việt Nam

Ở chương 4 tác giả tập trung trình bày những nội dung sau:

A. Những kết quả đạt được

1. Về mặt lập pháp

2. Về mặt thực tiễn

B. Những hạn chế, vướng mắc trong tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

1. Hạn chế từ phía các chủ thể tham gia xét hỏi, tranh luận 

2. Những hạn chế, vướng mắc khác từ hoạt động xét xử ảnh hưởng đến chất lượng xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

C. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

1. Nguyên nhân về mặt lập pháp

2. Nguyên nhân do thực hiện pháp luật

Chương 5. Giải pháp bảm đảm tranh tụng tại phiên toàn hình sự sơ thẩm

Ở chương 5 tác giả triển khai 3 mục lớn như sau:

A. Nhu cầu của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

B. Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

C. Các biện pháp bảo đảm thực tiễn tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

1. Về cơ sở vật chất phục vụ phiên tòa

2. Về mặt đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo các chức danh thẩm phán và kiểm sát viên

3. Về nhận thức của các chủ thể tham gia tranh tụng, cũng như hội đồng xét xử

4. Phát huy vai trò chủ động của Luật sư của LVN Group

Luật LVN Group trình bày khái quát nội dung của từng chương để bạn đọc có thể tham khảo sơ bộ nội dung cuốn sách này trước khi đưa ra lựa chọn nhé!

Chương 1: Nhận thức chung về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Nội dung chủ yếu của Chương này tác giả đề cập đến (1) các cơ sở xác định thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm dựa trên những phân tích chuyên sâu về yêu cầu cải cách tư pháp và yêu cầu bảo vệ quyền con người; Nhận diện và đặc điểm của mô hình tố tụng hình sự trên thế giới và mô hình tố tụng hình sự Việt Nam với yêu cầu cải cách tư pháp, trong đó có sự so sánh giữa mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn và mô hình tố tụng hình sự tranh tụng; các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự; (2) Thủ tục xét hỏi và tranh luận trong quá trình tranh tụng; mục đích, ý nghĩa của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm; (3) Mối quan hệ giữa thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận tại phiên tòa hình sự.

Chương 2: Thực trạng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục tranh tụng tại Phiên toàn hình sự sơ thẩm

Tại Chương này, tác giả đã (1) khái quát lại quá trình hình thành và phát triển của thủ tục tranh tụng tại Phiên tòa hình sự sơ thẩm trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 2003; (2) Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (quy định về thủ tục xét hỏi, thủ tục tranh luận); (3) so sánh, đánh giá những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.

Chương 3: Pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tại Chương này, tác giả đã khái quát đặc điểm của mô hình tố tụng hình sự và thủ tục tranh tụng ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc.

Chương 4: Thực tiễn tranh tụng tại Phiên toàn hình sự sơ thẩm Việt Nam

Tại Chương này, tác giả đã khái quát (1) những kết quả đã đạt được, những hạn chế, vướng mắc trong tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (có ví dụ về diễn biến một phiên tòa hình sự sơ thẩm cụ thể để tác giả đưa ra những nhận xét để chứng minh cho những nhận định nêu trên); nguyên nhân của những hạn chế vướng mắc trong thực tiễn tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.

Chương 5: Giải pháp bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Tại Chương này, trên cơ sơ phân tích những nhu cầu của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, tác giả đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện các quy phạm pháp luật TTHS liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm; hoàn thiện nhóm các quy phạm pháp luật TTHS về bảo đảm quyền của bị cáo và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa hình sự sơ thẩm; hoàn thiện địa vị pháp lý của thẩm phán để bảo đảm tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong xét xử; giải pháp bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ phiên tòa; đề xuất mô hình phòng xử án trong điều kiện cải cách tư pháp; các phải pháp về thực tiễn gồm: đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn và đào tạo thẩm phán và Kiểm sát viên; giải pháp tăng cường về nhận thức của các chủ thể tham gia tranh tụng, cũng như HĐXX, phát huy vai trò chủ động của luật sự.

4. Đánh giá bạn đọc

Có thể thấy “Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm” của Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Kiện đã trình bày được mọi khía cạnh của thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. Từ góc độ lý luận, đến quy định pháp luật Việt Nam có sự so sánh với chế định này trong hệ thống pháp luật của một số quốc gia khác để bạn đọc có thể tiếp cận đa chiều hơn. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên thực tiễn thực hiện tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự ở nước ta, từ đó đưa ra những hạn chế và biện pháp bảo đảm thực hiện hiệu quả hơn. Đây thực sự là một cuốn sách hữu ích dành cho những người có nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật tố tụng hình sự nói chung và thủ tục tranh tụng trong phiên tòa hình sự nói riêng.

5. Kết luận

Kết quả nghiên cứu được gắn với khảo sát, kiểm chứng trên thực tiễn sẽ rất hữu ích và có giá trị tham khảo đối với bạn đọc, đặc biệt là học viên chương trình sau đại học của chuyên ngành tư pháp hình sự. Bên cạnh đó còn nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường về mặt lý luận, nhận thức và bảo đảm thực tiễn tranh tụng ở Việt Nam trong giai đoạn cải cách tư pháp đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. 

Với một cuốn sách có mức độ nghiên cứu chuyên sâu như vậy sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc quan tâm lĩnh vực này.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!