1. Giới thiệu tác giả
Cuốn sách chuyên khảo “Tội Phạm Học Đương Đại” được biên soạn bởi PGS.TS. Dương Tuyết Miên – Giảng viên cao cấp Khoa Pháp luật Hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Tội phạm học đương đại
Tác giả: PGS.TS. Dương Tuyết Miên
Nhà xuất bản Tư Pháp
3. Tổng quan nội dung sách
Tội phạm học là ngành khoa học xã hội có vai trò đắc lực trong kiểm soát, đẩy lùi tội phạm, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Với tính chất là khoa học liên ngành nghiên cứu về tội phạm, tội phạm học luôn cố gắng làm sáng tỏ vấn đề tại sao con người ta phạm tội cũng như tìm ra hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm hữu hiệu. Việc kiểm soát tội phạm nhằm làm giảm đáng kể tội phạm trong xã hội chỉ thực sự hiệu quả khi nhà nước cũng như các cơ quan chức năng có sử dụng, tham khảo kết quả nghiên cứu của nhà tội phạm học và đưa ra được hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm đồng bộ, sát thực tế. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của tội phạm học đối với quá trình quản lý và phát triển xã hội.
Với mong muốn cung cấp cho bạn đọc thông tin đầy đủ và đa chiều hơn về ngành khoa học này cũng như giá trị của nó đối với đời sống xã hội, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn chuyên khảo “Tội phạm học đương đại (Tái bản lần thứ hai, có sửa đổi, bổ sung) của PGS.TS. Dương Tuyết Miên, nhà nghiên cứu tâm huyết, am hiểu sâu sắc về tội phạm học.
Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc như sau;
Chương 1. Tổng quan về tội phạm học
1. Hành vi lệch lạc và tội phạm
2. Khái niệm tội phạm học
3. Khái niệm nhà tội phạm học
4. Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học
5. Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học
6. Vấn đề nhân tố thời gian trong nghiên cứu tội phạm học
Chương 2. Quá trình hình thành và phát triển của tội phạm học
A. Các thuyết về bản chất con người
1. Trường pháo tội phạm học cổ điển
2. Các thuyết sinh học
3. Các thuyết tâm lý
B. Các thuyết xã hội học
1. Các thuyết về cấu trúc xã hội
2. Các thuyết về quá trình xã hội
3. Các thuyết xung đột
Chương 3. Tình hình tội phạm
1. Khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tội phạm
2. Các nội dung (yếu tố) của tình hình tội phạm
Chương 4. Nguyên nhân của tội phạm
1. Nguyên nhân của tội phạm -Cách tiếp cận
2. Khái niệm và phân loại nguyên nhân của tội phạm
3. Nguyên nhân từ môi trường sống
4. Nguyên nhân từ phía người phạm tội
5. Tình huống và vai trò của tình huống trong cơ chế của hành vi phạm tội
Chương 5. Phòng ngừa tội phạm
1. Nhận thức chung về phòng ngừa tội phạm
2. Các nguyên tắc phòng ngừa tội phạm
3. Chủ thể phòng ngừa tội phạm
4. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm
5. Các hình thức phòng ngừa tội phạm
6. Các kỹ thuật phòng ngừa tội phạm
7. Nội dung chủ yếu của các học thuyết về phòng ngừa tội phạm
Chương 6. Dự báo tội phạm
1. Khái niệm chung về dự báo tội phạm
2. Các căn cứ dự báo tội phạm
3. Các loại dự báo tội phạm
4. Các phương pháp dự báo tội phạm
Chương 7. Hình phạt học
1. Khái niệm hình phạt học và tình hình nghiên cứu hình phạt học trên thế giới
2. Quan điểm của một số nhà tội phạm học cổ diển về hình phạt học
3. Phòng ngừa tội phạm bằng hình phạt và vấn đề tái phạm của người mãn hạn từ
4. Thống số về tù nhân và quyền của tù nhân
5. Vấn đề cải tạo tù nhân và quản lý hệ thống nhà tù
6. Vấn đề tù nhân là nữ giới và người chưa thành niên
Chương 8. Nạn nhân của tội phạm
1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại nạn nhân của tội phạm
2. Những thiệt hại mà nạn nhân của tội phạm ơhair gánh chịu và quyền của nạn nhân của tội phạm
3. Vai trò của nạn nhân của tội phạm trong cơ chế hành vi phạm tội cụ thể
4. Vai trò của nạn nhân của tội phạm đối với việc đánh giá về tội phạm ẩn
5. Vai trò của nạn nhân của tội phạm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
6. Mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội
7. Khái quát lịch sử quá trình nghiên cứu về vấn đề nạn nhân của tội phạm
Chương 9. Tội phạm học so sánh
1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu tội phạm học so sánh
2. Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học so sánh
3. Nguồn dữ liệu trong tội phạm học so sánh
4. Nguyên nhân của tội phạm theo hướng tiếp cận của tội phạm học so sánh
5. Khái quát lịch sử quá trình nghiên cứu về tội phạm học so sánh
Chương 10. Kiểm soát xã hội và kiểm soát tội phạm
1. Kiểm soát xã hội
2. Kiểm soát tội phạm
Chương 11. Tội phạm học môi trường và học thuyết không gian phòng thủ
1. Khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu tội phạm học môi trường
2. Giới thiệu về học thuyết “không gian phòng thủ”
3. Khái quát quá trình nghiên cứu tội phạm học môi trường
Chương 12. Thuyết “cửa sổ bị vỡ” và vai trò của thuyết này trong phòng ngừa tội phạm khu vực đô thị
1. Hoàn cảnh ra đời của thuyết “cửa sổ bị vỡ”
2. Nội dung của thuyết “cửa sổ bị vỡ”
3. Ứng dụng của thuyết “cửa sổ bị vỡ” trong phòng ngừa tội phạm khu vực đô thị
Chương 13. Tội phạm cổ cồn trắng
1. Khái niệm, đặc điểm của tội phạm cổ cồn trắng
2. Tội phạm cổ cồn trắng ngày nay
3. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm cổ cồn trắng ở Việt Nam
4. Đánh giá bạn đọc
Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc của tác giả. Trong cuốn sách này, tác giả cập nhật nhiều vấn đề mới đã được các học giả tội phạm học nổi tiếng trên thế giới nghiên cứu. Đồng thời, tác giả cũng phân tích, luận giải, nêu quan điểm của mình đến nhiều vấn đề vẫn đang còn có nhiều tranh luận.
Cuốn sách nhận được nhiều đánh gái tích cực từ bạn đọc, là tài liệu phục vụ học tập hiệu quả. Đây là tài liệu bổ ích đối với giảng viên và sinh viên và những người yêu thích tội phạm học.
5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Tội phạm học đương đại” của PGS.TS. Dương Tuyết Miên.
Luật LVN Group trích dẫn dưới đây nội dung phân tích về “hành vi lệch lạc” trong cuốn sách để bạn đọc tham khảo: