1. Tạm đình chỉ công việc của người lao động là gì?

Tạm đình chỉ công việc của người lao động là việc cho người lao động tạm ngưng làm việc chỉ vì một số lý do nhất định. Việc tạm đình chỉ công việc được quyết định bởi người sử dụng lao động. Trong trường hợp nếu vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp và người sử dụng lao động xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, điều tra chứng cứ, thì việc tạm đình chỉ công việc của người lao động được thực hiện. 

Theo đó, tạm đình chỉ công việc được hiểu đơn giản là một hình thức tạm ngưng công việc của người lao động sau khi người lao động có những hành vi vi phạm với tình tiết phức tạp, nghiệm trọng, và xét thấy nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây cảm trở, khó khăn cho việc xác minh tình tiết vi phạm đó. Cần lưu ý, việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi đã tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc.

Như vậy, tạm đình chỉ công việc không phải là hình thức kỷ luật và cũng không phải là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng lao động khi xử lý kỷ luật là động. Việc tạm đình chỉ người lao động không thể diễn ra theo tự ý của người sử dụng lao động. Trong trường hợp không có tổ chức đại diện lao động do số lượng lao động ít thì căn cứ để người sử dụng lao động tạm đình chỉ công việc của người lao động, đó là dựa trên thỏa thuận trong hợp đồng lao động mà hai bên đã giao kết, hoặc nội quy lao động đã công bố sử dụng tại nơi làm việc.

Mục đích của việc tạm ngưng công việc của người lao động để thực hiện mục đích điều tra, xác minh sự việc nhanh chính, chính xác, làm căn cứ cho việc xử lý kỷ luật lao động hoặc bồi thường thiệt hại công bằng, đảm bảo kỷ luật trong đơn vị. Dù tổ chức đại điện lao động (Công đoàn) không nhất trí cho việc tạm đình chỉ công việc của người lao động thì người sử dụng lao động vẫn có quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

 

2. Những điều kiện cho phép việc tạm đình chỉ công việc

Theo Bộ luật lao đọng năm 2019 quy định: người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc này chỉ được thực hiện sau khi đã tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.

Do đó việc tạm đình chỉ công việc của người lao động phải đáp ứng đồng thời 03 điều kiện chính sau đây:

  • Vụ việc vi phạm kỷ luật lao động có những tình tiết phức tạp;
  • Nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh;
  • Chỉ được tạm đình chỉ công việc của người lao động sau khi đã tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người đó là thành viên.

Như vậy, người sử dụng lao động chỉ có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động trong 01 trường hợp là khi người lao động vi phạm nội quy lao động. Cần lưu ý, việc tạm đình chỉ công việc của người lao động không cần sự nhất trí của tổ chức công đoàn cơ sở, nếu tổ chức công đoàn không nhất trí với ý kiến của người sử dụng lao động, thì người sử dụng lao động có quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

 

3. Thời gian tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại khoản 2, điều 128 của Bộ luật lao động năm 2019 quy định về thời hạn tạm đình chỉ công việc như sau:

  • Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50 % tiền lương tháng trước khi bị đình chỉ công việc;
  • Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

Theo đó, việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ mang tính nhất thời và có thời hạn không quá 03 tháng. Trong trường hợp đặc biệt với những tình tiết nghiêm trọng thường áp dụng với vi phạm liên quan trực tiếp đến các vấn đề về tài chính, tài sản, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh. Trên thực tế thời gian tạm đình chỉ công việc thường không quá dài vì liên quan đến vấn đề điều tra, xác minh và xử lý kỷ luật khác. Sau thời gian tạm đình chỉ công việc để nghiên cứu, xem xét và điều tra chứng cứ của vụ việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc theo quy định.

Lưu ý: Sau khi xác minh, điều tra, sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ công việc thường xảy ra hai trường hợp sau đây:

+ Trường hợp người lao động bị xử phạt kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả số tiền lương đã tạm ứng.

+ Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

 

4. Chế tài xử lý đối với người sử dụng lao động khi vi phạm quy định về việc tạm đình chỉ người lao động

Trong trường hợp người sử dụng lao động vi phạm về thời hạn tạm đình chỉ công việc, không tạm ứng đủ tiền lương cho người lao động khi tạm ngưng công việc của họ, … sẽ bị xử phạt hành chính theo những mức phạt dưới đây:

– Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không tạm ứng hoặc không tạm ứng đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật. Không trả đủ tiền lưong cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

  • Từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 đến 10 người lao động;
  • Từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 đến 50 người lao động;
  • Từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 đến 100 người lao động;
  • Từ 30 triệu đến 40 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 đến 300 người lao động;
  • Từ 40 triệu đến 50 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có các hành vi sau đây:

  • Tạm đình chỉ công việc quá thời hạn theo quy định của pháp luật;
  • Trước khi đình chỉ công việc của người lao động, người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc làm thành viên.

Lưu ý: Đây là mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm áp dụng đối với cá nhân. Trong tường hợp tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt tiềm gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân. Các tổ chức này bao gồm:

  • Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm, trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt đọng tại Việt Nam;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Đơn vị sự nghiệp;
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài, văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam;
  • Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài;
  • Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa – xã hội.

Trường hợp cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì được coi là tình tiết tăng nặng để làm căn cứ xem xét xử phạt vi phạm hành chính.

 

5. Quyền lợi của người lao động trong thời gian tạm đình chỉ công việc

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, một số quyền lợi của người lao động được bảo đảm trong khoảng thời gian bị tạm đình chỉ công việc, không được đi làm, không có tiền lương để đảm bảo cho cuộc sống. Để đảm bỏa quyền lợi cho người lao động, pháp luật đưa ra các quyền sau đây đối với người lao động:

  • Trước khi bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng trước 50 % tiền lương;
  • Sau khi hết thời gian đình chỉ, dù bị xử lý kỷ luật cũng sẽ không phải trả tiền lương đã tạm ứng. Như vậy là trong mọi trường hợp, người lao động được hưởng ít nhất 50 % số lương theo hợp đồng;
  • Sau quá trình điều tra xem xét, người lao động không bị xử phạt kỷ luật thì người sử dụng lao động phải trả đầy đủ khoản tiền lương cho người lao động trong thời gian tạm đình chỉ công việc;

Lưu ý: tiền lương làm caen cứ tạm ứng là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề khi người lao động bị tạm đình chỉ và sẽ được tính tương ứng với các hình thức trả lương quy định của pháo luật.

Ngoài ra, người lao động còn có quyền khiếu nại quyết định tạm đình chỉ công việc. Trong trường hợp người lao động không thỏa mãn với quyết định tạm đình chỉ công việc thì có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, hoặc làm đơn gửi phòng lao động Thương binh và xã hội, hoặc tiến hành yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.

Nếu có căn cứ cho rằng quyết định tạm đình chỉ công việc của sử dụng người lao động xâm phạm đến quyền , lợi ích hợp pháp của mình thì người lao động có quyền khiếu nại bằng hình thức gửi đơn trực tiếp tới người sử dụng lao động. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, người sử dụng lao động phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý và không quá 45 ngày đối với các vụ việc phức tạp. Trong trường hợp nếu người lao động không đồng ý với kết quả khiếu nại lần đầu tiên thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trên đây là bài viết tham khảo của công ty Luật LVN Group về việc tạm đình chỉ công việc của người lao động. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho quý bạn đọc khi tìm hiểu về thời hạn tạm đình chỉ công việc, nguyên nhân, điều kiện dẫn đến việc việc tạm đình chỉ, cũng như là những quyền lợi được đảm bảo khi người lao động bị tạm đình chỉ công việc trong một thời gian nhất định.

Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc, không hiểu nào về các vấn đề trong luật lao động, cũng như các vấn đề pháp lý liên quan nào khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số tổng đài tư vấn miễn phí 1900.0191 để nhận sự giải đáp thắc mắc kịp thời, nhanh chóng từ đội ngũ Luật sư của LVN Group và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm chuyên môn của công ty Luật LVN Group chúng tôi. Xin cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng. Trân trọng!