Luật sư tư vấn:

Luật sư tư vấn:

 Căn cứ pháp lý: Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

 

1. Điều kiện tổ chức bán hàng đa cấp

Chủ thể được phép tiến hành hoạt động kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp chỉ là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. vì vậy, để kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp, trước hết nhà đầu tư phải thành lập doanh nghiệp, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào là quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư. Tuy nhiên, bán hàng đa cấp là một phương thức kinh doanh có điều kiện. Do đó, để được phép kinh doanh theo phương thức này, doanh nghiệp cần phải thực hiện những điều kiện sau:

Căn cứ theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp:

– Thứ nhất, doanh nghiệp có vốn pháp định đăng ký kinh doanh bán lẻ phương thức đa cấp là 10 tỷ đồng.

– Thứ hai, kinh doanh hàng hóa phù hợp với ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quy định này nhằm đảm bảo lợi ích chung của cả xã hội, sự quản lý của Nhà nước. Mọi hoạt động kinh doanh của doanh của doanh nghiệp chỉ được tiến hành trong phạm vi ngành nghề đã đăng ký. Tuy nhiên, hàng hóa được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp phải tuân thủ theo quy định.

– Thứ ba, doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 5 tỷ đồng Việt Nam tại một ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Số vốn này có ý nghĩa như quỹ bảo đảm. Đây là một quy định nhằm bảo vệ lợi ích của những người tham gia vào mạng lưới đa cấp.

 Thứ tư, có đủ điều kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật trong trường hợp kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện.

– Thứ năm, chương trình bán hàng minh bạch và không trái pháp luật. Để ngăn chặn hiện tượng doanh nghiệp lợi dụng phương thức bán hàng đa cấp để lừa đảo người tiêu dùng, pháp luật về bán hàng đa cấp. Đây không chỉ là một điều kiện phải đáp ứng tại thời điểm xin cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp trong quá trình kinh doanh theo phương thức này.

– Thứ sáu, có chương trình đào tạo người tham gia rõ ràng. Chương trình đào tại người tham gia bao gồm: nội dung đào tạo; thời gian đào tạo; trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ đào tạo; thời gian và nội dung bồi dưỡng định kỳ cho người tham gia. Khóa học này giúp cho phương thức bán hàng đa cấp đào tại con người trước khi đào tạo ngành nghề kinh doanh của họ. Các cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng phân biệt được các loại hình đa cấp thông qua việc đào tạo này. Sau khi đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm đào tạo và cấp chứng chỉ theo mẫu của Bộ Công Thương.

 

2. Thẩm quyền có giấy phép bán hàng đa cấp

2.1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép bán hàng đa cấp

Để được hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp phải đăng ký với Bộ Công Thương và chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Công Thương, các Sở Công Thương và các lực lượng chức năng liên quan trong quá trình hoạt động. Công tác quản lý hoạt động này được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 40/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

 

2.2. Thành phần hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:

– 01 Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo Mẫu số 01.

– 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

– 01 bản danh sách kèm theo bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ (chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu đối với cá nhân có quốc tịch Việt Nam; hộ chiếu và giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam) của những người nêu trên tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

– 02 bộ tài liệu liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp, bao gồm: Mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; Kế hoạc trả thưởng; Chương trình đào tạo cơ bản; Quy tắc hoạt động.

– 01 bản danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp, bao gồm các thông tin: Tên, chủng loại, xuất xứ, quy cách đóng gói, chế độ bảo hành (nếu có), giá bán và số điểm thưởng quy đổi tương ứng với giá bán, thời điểm áp dụng.

– 01 bản chính văn bản xác nhận ký quỹ.

– Tài liệu giải trình kỹ thuật về hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp đáp ứng quy định tại Điều 44 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

– Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có trang thông tin điện tử đáp ứng quy định tại Điều 45 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

– Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.

 

2.3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Văn phòng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công Thương (tầng 5 số 25 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm, Hà Nội).

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ phải thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong vòng 30 ngày. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Cục tiến hành thẩm định.

– Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ Bộ Công thương thông báo cho doanh nghiệp nộp phí thẩm định. Bộ Công Thương trả lại hồ sơ nếu doanh nghiệp không nộp phí thẩm định trong vòng 30 ngày ban hành thông báo; Bộ Công thương thẩm định hồ sơ trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phí thẩm định.

– Cấp giấy chứng nhận: Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị dianh nghiệp bổ sung trong thời hạn 30 ngày. Thời hạn thẩm định hồ sơ sửa đổi, bổ sung là 15 ngày làm việc kể từ ngày Bộ công thương nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung. Trường hợp doanh nghiệp không sửa đổi, bổ sung đúng thời hạn hoặc hồ sơ của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Cạnh tranh và Bỏa vệ người tiêu dùng trả lại hồ sơ;

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, Bộ Công thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Công thương, thông báo cho ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ và cung cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp kèm theo bản sau các tài liệu quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 9 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP. Tham khảo bài viết liên quan: Dịch vụ tư vấn xin giấy phép bán hàng đa cấp.

Nếu có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty luật LVN Group qua số điện thoại 1900.0191 để được hỗ trợ giải đáp. Xin trân trọng cảm ơn!