Thẩm quyền của tòa án nơi thực hiện hợp đồng theo quy định hiện hành

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án là một trong những nội dung cần thiết trong pháp luật tố tụng dân sự. Căn cứ vào thẩm quyền, “Tòa án xác định phạm vi quyền hạn của mình trong việc tiếp nhận, giải quyết những vụ việc dân sự do các chủ thể có quyền yêu cầu. Mặt khác, thẩm quyền của Tòa án là căn cứ pháp lý để cá nhân, đơn vị, tổ chức được quyền đòi hỏi Tòa án bảo vệ quyền khi bị xâm phạm”. Luật LVN Group xin gửi đến quý bạn đọc nội dung trình bày về Thẩm quyền của Toà án nơi thực hiện hợp đồng theo hướng dẫn hiện hành.

1. Điều kiện để Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết

1.1. Tồn tại hợp đồng và có tranh chấp về hợp đồng giữa các bên

Theo điểm g khoản 1 Điều 40 BLTTDS năm 2015 (điểm g khoản 1 Điều 36 BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011), “nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong trường hợp nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết”. Theo đó, việc lựa chọn Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết là đặc quyền riêng có thuộc về nguyên đơn, không thuộc về bị đơn cũng như người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Với nội dung nêu trên, điều kiện đầu tiên để xác định thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn là trước đó, giữa các bên (nguyên đơn và bị đơn) đã xác lập quan hệ hợp đồng và tranh chấp giữa các bên là tranh chấp về quan hệ hợp đồng đã tồn tại trước đó. Điều này có nghĩa rằng, nếu tranh chấp giữa các bên không phải là tranh chấp về hợp đồng (như tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về thừa kế) thì nguyên đơn nên tìm cơ sở pháp lý khác để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

1.2. Nơi hợp đồng được thực hiện là nơi có trụ sở Tòa án giải quyết

Theo điểm g khoản 1 Điều 40 BLTTDS năm 2015 (điểm g khoản 1 Điều 36 BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011), “nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết”. Điều này có nghĩa rằng, điều kiện thứ hai để xác định thẩm quyền thuộc về Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 40 BLTTDS năm 2015 nêu trên là có sự trùng khớp (cùng/trùng nhau) về địa điểm: nơi hợp đồng được thực hiện cũng chính là nơi có trụ sở Tòa án mà nguyên đơn yêu cầu giải quyết.

Theo chúng tôi, “nơi hợp đồng được thực hiện” được đề cập ở đây chính là “địa điểm thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng”. Theo thỏa thuận hoặc (và) theo pháp luật, hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ và thông thường trong một hợp đồng, có nhiều nghĩa vụ được phát sinh. Ở nhiều trường hợp, hợp đồng có nhiều địa điểm thực hiện nghĩa vụ. Trong khi đó, điểm g khoản 1 Điều 40 BLTTDS năm 2015 (g khoản 1 Điều 36 BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011) chỉ quy định “Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện” chứ không quy định Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện “toàn bộ”, hay Tòa án nơi “toàn bộ” hợp đồng được thực hiện, hoặc Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện “chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền, thực hiện công việc…”, hoặc Tòa án nơi “phần lớn hợp đồng” được thực hiện… Do vậy, chỉ cần xác định được một địa điểm nơi hợp đồng được thực hiện là có thể xác định được Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Với hướng phân tích này, có khả năng hợp đồng được thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau nên nguyên đơn có thể cân nhắc lựa chọn Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện tại một trong các địa điểm đó giải quyết để có lợi nhất cho mình.

Nơi hợp đồng được thực hiện có phạm vi thế nào trong mối quan hệ với Tòa án có thẩm quyển giải quyết? Dưới góc độ pháp luật và thực tiễn, nơi hợp đồng được thực hiện ở đây được xem xét trong phạm vi rộng và đó chính là nơi của một đơn vị hành chính cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), hoặc đơn vị hành chính cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Nơi hợp đồng được thực hiện theo phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện hay cấp tỉnh là tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể (ví dụ đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp ở nước ngoài thì tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh theo khoản 3 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 36 BLTTDS năm 2015) mà nguyên đơn thực hiện quyền khởi kiện đến Tòa án cấp huyện hay Tòa án cấp tỉnh để yêu cầu giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

2. Mối quan hệ với thẩm quyền của Tòa án nơi bị đơn cư trú, có trụ sở

– Tòa án nơi bị đơn cư trú, có trụ sở có thẩm quyền giải quyết nếu không có sự lựa chọn của nguyên đơn.
– Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện có thẩm quyền giải quyết nếu có sự lựa chọn của nguyên đơn.
Trên đây là toàn bộ nội dung về  do Luật LVN Group gửi tới. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu, nếu quý bạn đọc còn có câu hỏi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ trả lời.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Thẩm quyền của tòa án nơi thực hiện hợp đồng theo hướng dẫn hiện hành do Luật LVN Group gửi tới. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu, nếu quý bạn đọc còn có câu hỏi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com