1. Thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh như thế nào ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi:1900.0191
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định:
“2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh:Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:a) Mã số doanh nghiệp;b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.”
“9. Sửa đổi khoản 2 Điều 33 như sau:
“2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.”
Theo đó, Hồ sơ bao gồm có:
– Thông báo thành lập chi nhánh khác tỉnh (theo mẫu tại phụ lục thông tư số 14/2010/TT– BKH)
– Biên bản họp hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh
– Quyết định của Hội đồng quản trị
– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chinh nhánh
Bản sao CMND của người đứng đầu chi nhánh và Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty.
– Bản sao Điều lệ của công ty (Trường hợp này có thể linh động nếu không có)
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh:
– Soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh và nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
– Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 07 ngày làm việc.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Một số lưu ý:
– Thành lập chi nhánh khác tỉnh phải có con dấu và hóa đơn riêng! (chi nhánh chỉ cần nộp thuế môn bài, thuế GTGT phát sinh, còn thuế TNDN và TNCN thì cty đóng) -> Cần làm thủ tục xin cấp dấu và in hóa đơn.
– Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì công ty mẹ đóng cửa thì chi nhánh cũng đóng theo.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.
2. Hướng dẫn thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện ?
1. Công ty Em nên lập chi nhánh hay là văn phòng đại diện?
2. Nếu lập chi nhánh thì công ty e phải có MST riêng, con dấu riêng, hoạch toán riêng, khai báo và nộp thuế riêng,. . . phải không ạ?
3. Lập văn phòng đại diện có được không ạ? quyền lợi và nghĩa vụ của văn phòng đại diện?
Xin trân thành cảm ơn, Luật sư!
>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp: 1900.0191
Trả lời:
1. Công ty em nên lập chi nhánh hay là văn phòng đại diện ?
“Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp (Luật doanh nghiệp 2014)
1. Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.”
Theo quy định trên thì công ty bạn đều có thể thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chính Minh. Mặc dù đều là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp nhưng phạm vi hoạt động của chi nhánh và văn phòng đại diện lại khác nhau. Cụ thể, đối với chi nhánh thì chi nhánh có thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như ký kết các hợp đồng với các đối tác. Còn Văn phòng đại diện có chức năng thăm dò thị trường, tìm kiếm các đối tác mới, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp…và chỉ có thể ký kết hợp đồng với đối tác khi có sự ủy quyền của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn bán hàng tại đơn vị trực thuộc thì chỉ có thể thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh và không được phát sinh doanh thu.
2. Nếu lập chi nhánh thì công ty em phải có MST riêng, con dấu riêng, hoạch toán riêng, khai báo và nộp thuế riêng,. . . phải không ạ?
Điều 33. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh
“1. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện:
Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện đếnPhòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Nội dung Thông báo gồm:
a) Mã số doanh nghiệp;
b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
c) Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;
d) Địa chỉ trụ sởchi nhánh, văn phòng đại diện;
đ) Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
e) Thông tin đăng ký thuế;
g) Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
h) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”
Kèm theo thông báo quy định tại khoản này, phải có
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệmhữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công
ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công tyhợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh văn phòng đại diện;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
Căn cứ vào quy định trên thì khi thành lập chi nhánh, công ty của bạn cần phải có mã số doanh nghiệp, thông tin đăng ký thuế và các giấy tờ tùy thân của người đứng đầu chi nhánh…Như vậy, để thành lập chi nhánh, công ty của bạn cần phải có mã số thuế, con dấu riêng, hoạch toán riêng.
3. Lập văn phòng đại diện có được không ạ? quyền lợi và nghĩa vụ của văn phòng đại diện?
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều có quyền thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện. Như vậy, công ty của bạn được thành lập văn phòng đại diện. Trong luật doanh nghiệp 2014 cũng như các văn bản liên quan không có quy định cụ thể nào về quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện. Tuy nhiên, căn cứ vào định nghĩa về văn phòng đại diện thì văn phòng đại diện có quyền “đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó” tức có quyền thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và các đối tác mới, ký kết hợp đồng nếu được doanh nghiệp ủy quyền. Văn phòng đại diện không được có hoạt động kinh doanh.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: [email protected] hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đá.
3. Thành lập chi nhánh cho công ty TNHH một thành viên ?
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp, gọi:1900.0191
1. Trình tự thực hiện hoạt động tư vấn thành lập chi nhánh:
– Tiếp nhận thông tin yêu cầu dịch vụ của khách hàng;
– Gửi thư tư vấn trực tiếp hoặc qua Email;
– Tư vấn trực tiếp tại trụ sở công ty hoặc tại địa điểm phù hợp do khách hàng yêu cầu;
– Gửi thư báo giá dịch vụ và hợp đồng ảng giá thành lập công ty; Hợp đồng dự thảo; Quy trình tư vấn thành lập cho Quý khách hàng qua Email để khách hàng tham khảo thông tin về dịch vụ tư vấn;
– Soạn thảo hồ sơ thành lập theo yêu cầu khách hàng;
– Cử nhân viên tiến hành các thủ tục theo quy định trong hợp đồng hai bên đã ký kết;
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ sau khi được hoàn thiện sẽ được chúng tôi tiến hành việc đăng ký thành lập chi nhánh sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở cho chi nhánh.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thông báo về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài/ở tỉnh, thành phố khác nơi đặt trụ sở chính.
2. Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động của CN, VPDĐ đã được cấp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Nhận và trả kết quả:
Nhân viên của Công ty luật LVN Group tiến hành nhận kết quả giải quyết hồ sơ – Giám đốc chi nhánh khi đến nhận kết quả phải xuất trình bản gốc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (còn hiệu lực) để đối chiếu.
4. Tư vấn thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện cho doanh nghiệp ?
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.0191
1. Trình tự thực hiện dịch vụ tư vấn thành lập Chi Nhánh, Văn Phòng Đại Diện:
– Tiếp nhận thông tin khách hàng;
– Soạn thảo thư tư vấn và báo giá dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng;
– Đề nghị khách hàng cung cấp thông tin cụ thể;
– Tư vấn trực tiếp giải đáp mọi vấn đề pháp lý khách hàng quan tâm;
– Soạn thảo hồ sơ thành lập theo yêu cầu khách hàng;
– Cử nhân viên tiến hành các thủ tục theo quy định trong hợp đồng hai bên đã ký kết;
2. Cách thức thực hiệnviệc tư vấn thành lập công ty:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi danh nghiệp đặt trụ sở.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
1. Trường hợp lập Chi nhánh/VPĐD:
– Thông báo lập Chi nhánh/VPĐD.
– Quyết định bằng văn bản của chủ sở hữu về việc lập Chi nhánh/VPĐD của doanh nghiệp.
– Bản sao hợp lệ QĐ bổ nhiệm người đúng đầu CN/VPĐD của doanh nghiệp
– Bản sao hợp lệ Giấy CMND (hoặc Hộ chiếu) còn hiệu lực của Người đứng đầu Chi nhánh/VPĐD
– Các tài liệu khác: Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Người đứng đầu chi nhánh hoặc/và của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu Chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề.
2. Trường hợp lập Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp/Chi nhánh doanh nghiệp:
– Thông báo địa điểm kinh doanh.
– Đối với địa điểm kinh doanh hoạt động các ngành, nghề trong lĩnh vực y, dược thì phải có thêm bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Nhận và trả kết quả:
Nhân viên của Công ty luật LVN Group tiến hành nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận kết quả phải xuất trình bản gốc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (còn hiệu lực) để đối chiếu. Nếu không phải NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì phải có giấy giới thiệu hoặc văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật của NĐDTPL cho người đến nhận kết quả.
5. Liên hệ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật doanh nghiệp:
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ
Tổng đài Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến: 1900.0191
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
5. Tư vấn thành lập chi nhánh và thành lập câu lạc bộ cho doanh nghiệp ?
Trả lời:
Chào bạn bạn vui lòng liên hệ tới số 1900.0191công ty sẽ cung cấp chi phí mà bạn phải chi trả khi xin giấy phép đầu tư tại Campuchia.
Chào anh chị, Bên em có khách hàng muốn thành lập công ty vốn 100% nước ngoài (cổ đông là một người Úc và một người Cam bô chia). Bên chị cho em hỏi: 1. Chi phí và thủ tục thành lập công ty 100% nước ngoài với lĩnh vực kinh doanh là nhập khẩu nước uống. Bên chị cho em xin chi tiết cụ thể về các giấy phép cần thiết và vốn điều lệ yêu cầu ạ. 2. Theo luật Việt Nam mình thì có quy định giới hạn các loại đồ uống nào không? Khách bên em trước mắt sẽ nhập khẩu ba mặt hàng, (1) nước tăng lực từ Châu Âu, (2) sữa em bé dạng bột từ Úc, (3) Cider. nước trái cây lên men 4.5% cồn từ Cam bô chia. Ba mặt hàng này sẽ cần những giấy phép và qua kiểm định nào chị vui lòng tư vấn cho em ạ. Cảm ơn anh c
=> Hàng hóa doanh nghiệp nhập khẩu ngoài thực hiện thủ tục hải quan còn phải thực hiện thủ tục kiểm tra chất lượng theo quy định của Bộ Công thương.
* Hồ sơ hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu gồm:
– Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.
– Hóa đơn thương mại (trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán): 01 bản chụp.
Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
+ Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên;
+ Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan;
+ Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.
– Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chụp.
– Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;
– Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính
– Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu…
* Căn cứ pháp lý:
– Khoản 2, Điều 16, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính “Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
– Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm:
“1. Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.”
– Phụ lục 3 Danh mục các sản phẩm/ nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương thì trong đó có sản phẩm đồ uống.
– Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/ 2012 của Chính phủ “Về sản xuất, kinh doanh rượu”.
Xin chào công ty luật LVN Group, Em đang làm cùng người xếp nước ngoài người Ý Chiara Squinzi, là người sáng lập công ty A (công ty cung cấp các dịch vụ huấn luyện về sức khỏe và sản phẩm bánh dinh dưỡng,…) và hiện tại đang muốn xuất khẩu loại bánh này (được làm từ nguyên liệu khô như: hạt điều, chà là, bột ca cao, đậu phộng,… – khoảng 10kg) ra thị trường nước ngoài (Úc), cho em hỏi để xuất khẩu thì mình cần hoàn tất những giấy tờ gì? Giá vận chuyển bao nhiêu? Và phải liên hệ với ai? Mong nhận được hồi âm từ phía công ty. Xin cám ơn quý công ty!
=> Thủ tục thì không có gì phức tạp, bạn cần bản công bố lưu hành trong nước, và thêm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm sau đó làm các thủ tục tại hải quan ( bạn có thể gọi điện hỏi trực tiếp thủ tục).Hoặc bạn tham khảo tại đường link: http://www.customs.gov.vn/Lists/ThuTucHaiQuan/ChiTiet.aspx?ID=88
Lưu ý là bên kia có thể phải yêu cầu giấy phép lưu hành tự do, giấy phép vệ sinh của sản phẩm của bạn để họ làm các thủ tục lưu hành sản phẩm bánh kẹo tại nước sở tại
Dear công ty TNHH MINH KHUÊ, Tôi được biết công ty qua một người bạn và đang có nhu cầu tư vấn về một số vấn đề liên quan đến đầu tư tại nước ngoài. Hiện nay bên mình đã thành lập một công ty và hoạt động ở Việt Nam nhưng đang có kế hoạch triển khai một dịch vụ cho một nhà mạng viễn thông ở Campuchia. Do vậy, đang cân nhắc khả năng thành lập công ty tại nước này. Ngành nghề kinh doanh: Cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng V cho nhà mạng M. Bên mình muốn công ty tư vấn thêm: 1. Các thông tin về thủ tục, yêu cầu (của cả phía Việt Nam, lẫn Campuchia) khi thành lập doanh nghiệp. 2. Sau khi thành lập đc DN thì việc running DN (giải quyết các báo cáo thuế theo định kỳ tháng, năm, các việc phát sinh liên quan đến DN) 3. Nếu phát sinh thu nhập thì chuyển về Việt Nam ntn? 4. Các khoản thuế nếu có và mức đóng thuế? 5. Có ưu đãi gì (của CP Việt Nam và Campuchia) cho các DN mới thành lập k? Ngoài ra, nếu bên mình muốn sử dụng dịch vụ của bên công ty (liên quan đến thành lập và running DN tại Campuchia) thì chi phí cụ thể sẽ như thế nào? Mong sớm nhận hồi âm của bên công ty. Trân trọng cảm ơn.
=> Chào bạn bạn vui lòng liên hệ tới số 1900.0191 công ty sẽ cung cấp chi phí mà bạn phải chi trả khi xin giấy phép đầu tư tại Campuchia.
tôi là giáo viên giảng dạy môn sinh học tại trường THCS D. tôi có được học và tham dự các chương trình học tập đào tạo và chia sẻ kỹ năng sống cho học sinh ngoài hà nội, có các buổi chia sẻ về cha mẹ thông thái, học sinh tài năng , tôi rất mong muốn được chia sẻ các cách thức đó tới học sinh và phụ huynh tpbg quê tôi. tôi cũng đã đưa ý kiến đến hội phụ huynh học sinh, hội phụ nữ . hiện tại có hơn 30 chị em phụ nữ và cũng là phụ huynh có chung quan điểm mục đích giáo dục gắn kết giữa các phụ huynh nhằm giúp con em họ phất triển kỹ năng sống và tư duy trong cách học. chúng tôi đang có kế hoạch thành lập câu lạc bộ ( cha mẹ thông thái- con tài năng) nhằm chia sẻ cách thức giáo dục con em hiệu quả nhất. vậy thủ tục cần làm những gì. địa bàn sinh hoạt là tp bắc giang. kính mong được tư vấn. xin cảm ơn
=> Chào bạn, dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn như sau :
Thứ nhất : Hồ sơ gồm có :
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.