1. Có nên thành lập công ty tại Bình Dương?

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Với vị trí địa lý thuận lợi, giáp ranh với những tỉnh có nền kinh tế phát triển trọng tâm tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Bình Dương phát triển triệt để những nguồn lựa vố có của mình. Trong những năm gần đây, tỉnh Bình Dương được coi là mảnh đất màu mỡ của giới đầu tư kinh doanh thực hiện các mô hình đầu tư kinh doanh khác nhau với các ý tưởng sáng tạo.

Hiện nay, Bình Dương quan tâm và chú trọng đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực văn hóa xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư, ưu tiên giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc như giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở. Song song với đó là chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển công nghiệp và đô thị. Với mật độ dân số cao, nguồn nhân lực  dồi dào , cùng với những nguồn lực về kinh tế xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở công ty mới và phát triển kinh doanh, sản xuất.

Đồng thời, tỉnh Bình Dương cũng được Nhà nước chú trọng đầu tư với nhiều chính sách mở cửa nhằm tăng cường quan hệ đối ngoại, hợp tác kinh tế quốc tế để đẩy mạnh thu hút đầu tư, xuất, nhập khẩu và xây dựng thành phố.  Với những thuận lợi trên, việc thành lập công ty ở tỉnh Bình Dương là một trong nhưng lựa chọn đúng đắn trong những bước đầu của quá trình khởi nghiệp, sản xuất, phát triển kinh doanh. 

 

2. Thành lập công ty tại Bình Dương cần những loại giấy tờ gì?

Khi muốn thành lập công ty ở tỉnh Bình Dương, sau khi lựa chọn được nơi đặt trụ sở chính của công ty với vị trí thuận lợi, người thành lập công ty tiến hành các bước đăng ký để thành lập công ty. 

Người thành lập công ty hoặc người đại diện theo pháp luật cần nghiên cứu các tài liệu cần thiết để soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty. 

Căn cứ pháp lý để thành lập công ty tại tỉnh Bình Dương, bao gồm những tài liệu sau đây: Luật Doanh nghiệp 2020; Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; Thông tư 01/2021/TT- BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành.

Như vậy, theo quy định của luật pháp hiện hành, hồ sơ thành lập công ty bao gồn các loại giấy tờ, tài liệu sau đây:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và đầu tư  ban hành và được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Người nộp đơn cần tìm đúng đơn phù hợp với loại hình doanh nghiệp muốn thành lập tho Phụ lục của Thông tư 01/2021/TT- BKHDT., không được sai sót về mặt nội dung và hình thức để tránh việc trả lại hồ sơ;

+ Điều lệ công ty: Đây là văn bản  ghi lại những nội dung cam kết chung, được sự đồng thuận của tất cả thành viên trong công ty về các vấn đề như cơ cấu tổ chức quản lý, hoạt đông kinh doanh, vốn, quyền và nghĩa vụ của các thành viên … Điều lệ công ty được xây dựng từ khi công ty mới thành lập và được sửa đổi thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của công ty để phù hợp với tình hình và phương hướng phát triển của công ty;

+ Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Mọi cá nhân tổ chức đều có quyền thành lập công ty. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật, có những trường hợp không có quyền thành lập và quản lý công ty tại Việt Nam, đó là: cán bộ, công chức, viên chức, công an, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, của các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân khi không được pháp luật cho phép; tổ chức không có tư cách pháp nhân; người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lựu hành vi dân sự; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cháp hành án phạt tù… ;

+ Bản sao giấy chứng thực cá nhân như CMND/ CCCD hoặc Hộ chiếu của người thành lập doanh nghiệp, những thành viên thành lập lên công ty, cũng như người đại diện theo pháp luật.

+ Giấy quyết định thành lập công ty hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài;

+ Chứng chỉ hành nghề và giấy tờ chứng thực của ngườu có chứng chỉ hành nghề. Đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì khi đăng ký thành lập công ty, Phòng đăng ký kinh doanh yêu cầu người thành lập công ty cung cấp bản sao chứng chỉ hành nghề để chứng thực chuyên môn, kinh nghiệm về kĩnh vực kinh doanh nhất định;

+ Giấy tờ ủy quyền cho người đi thực hiện hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Đối với người đại diện theo pháp luật của công ty thì giấy ủy quyền chỉ cần ký và đống dấu của công ty, trường hợp này không cần công chứng. Đối với giấy ủy quyền của cá nhân lập thì phải công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.

Trên đây là một số loại giấy tờ chung, cần thiết để soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty mà người thành lập công ty hoặc người đại diện theo pháp luật cần lưu ý. Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư Bình Dương sẽ yêu cầu cung cấp thêm một số loại giấy tờ bổ sung, để hoàn thiện hồ sơ đăng ký thành lập công ty theo quy định của pháp luật.

 

3. Thành lập công ty ở Bình Dương mất bao lâu

Sau khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký công ty, người thành lập công ty tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương. Trên thực tế thì thời gian thành lập công ty sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, ví dụ như khả năng soạn thảo hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Nếu công ty tiến hành quy trình thủ tục chính xác, soạn thảo hồ sơ nhanh chóng, nộp lệ phí đầy đủ thì thời gian thành lập công ty  rất nhanh. Tuy nhiên nếu trong một giai đoạn nào đó gặp phải sự sai sót, thì thời gian mở công ty sẽ bị kéo dài, người thành lập doanh nghiệp cần phải tiến hay sửa đổi, bổ sung những thiếu sót.

Hiện nay để thuận tiện cho việc thành lập công ty, tỉnh Bình Dương cho phép người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ và tiến hành quy trình qua 03 hình thức sau đây:

+ Nộp trực tiếp: Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ và thanh toán lệ phí tại địa chỉ của Phòng đăng ký kinh doanh.

Địa chỉ đăng ký nộp hồ sơ: Tầng 4 Tháp A, Tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dương, phường Hòa Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Số điện thoại liên hệ: 0274 3824 817Email: [email protected]

+ Nộp trực tuyến , qua trang mạng điện tử: người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thành lập công ty đăng ký thài khoản tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trang web dangkydoanhnghiep.gov.vn. Người thành lập doanh nghiệp tiến hành đăng tải các tài liệu cần thiết theo hướn dẫn, nhập thông tin, ký và xác thực hồ sơ;

+ Nộp qua đường bưu điện, tại bưu cục gần nhất của người nộp hồ sơ.

Như vậy nếu hồ sơ không có sai sót gì, thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty đã nộp hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp. Nếu có sai sot, Phòng đăng ký doanh nghiệp sẽ trả lại hồ sơ qua hình thức văn bản ghi rõ lý do, những điều cần bổ sung, sửa đổi.

Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua trang mạng điện tử, sau khi nhận được thông báo về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua trang mạng điện tưt đến Phòng đăng ký kinh doanh, Người nộp hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoăc qua đường bưu điện. Nếu quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng giấy thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty không còn hiệu lực.

Như vậy, tùy thuộc vào cách thức mà người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền tiến hành đăng ký công ty mà thời hạn thành lập công ty có thể tiến hành nhanh hay chậm. Tùy thuộc vào mức độ hiểu pháp luật, soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị giấy tờ có thể khiến hồ sơ hợp lệ nhanh chóng và giúp doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động hợp pháp.

 

4. Chi phí phải bỏ ra khi thành lập công ty tại Bình Dương

Chi phí thành lập công ty bao gồm các loại chi phí sau:

– Lệ phí cấp đăng ký thành lập công ty. Lệ phí nhà nước 200.000 VNĐ / 01 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Từ năm 2021 theo quy ddingj của chính phủ công ty phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty;

– Phí công bố thông tin khi thành lập công ty: 100.000 VNĐ. Đây là khoản phí công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh;

– Phí khắc dấu công ty sau thành lập: 500.000 VNĐ/ 01 dấu. Đây là khoản phí phải trả cho công ty khắc dấu;

– Lệ phí công bố mẫu dấu khi mới thành lập: Miễn phí. Theo quy định mới từ năm 2022 công ty không cần phải công bố mẫu dấu trước khi sử dụng;

– Chi phí mua chữ ký số công ty: 2.000.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ cho gói chữ ký số 3 năm phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vu;

– Chi phí mua phần mềm hóa đơn điện tử: 2.000.000 VNĐ cho 500 số hóa đơn;

– Ngoài ra, còn có một số chi phí phát sinh thêm sau khi thành lập công ty như: chi phí đặt bảng hiệu công ty ( 300.000 VNĐ đến 500.000 VNĐ tùy thuộc vào yêu cầu, kích thước); Chi phí cho việc mở tài khoản ngân hàng công ty; Chi phí cho việc nộp thuế môn bài công ty từ 2.000.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ tùy thuộc vào thuế điều lệ của công ty trên hoặc dưới 20 tỷ.

Như vây, tùy thuộc vào quy mô, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh vs từng loại hình công ty thì số chi phí người thành lập công ty cần bỏ ra sẽ khác nhau. Để tiến hành thành lập công ty một cách nhanh nhất và tiết kiệm nhất, người thành lập công ty hoặc người đại diện theo pháp luật cần hiểu rõ những quy định về vấn đề này.

 

5. Thủ tục sau khi thành lập công ty tại Bình Dương

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người thành lập công ty tiến hành các thủ tục pháp lý tiếp theo để hoàn tất quy trình và đưa công ty đi vào hoạt động hợp pháp. Nếu không hoàn thành được những thủ tục dưới đây thì công ty sẽ không thể thuận lợi hoạt động kinh doanh.

– Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong vòng 30 ngày công ty bắt buộc phải khai báo trên Công thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh;

– Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cần tiến hành khai và nộp thuế môn bài. Bên cạnh đó, công ty còn phải đóng một số loại thuế như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài.

– Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận công tu cần hoàn tất việc góp vốn. Trong thời hạn quy định nếu công ty không hoàn tất được việc góp vốn thì cần phải thay đổi vốn điều lệ công ty để phù hợp với tình hình hiện tai, không làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và đóng thuế của công ty;

– Công ty cần tiến hành việc treo bảng hiệu, hình thức do công ty quy định, nhưng cần cung cấp đầy đủ thông tin trên bảng hiệu như tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, mã số…

– Công ty cần hoàn tất mua chữ ký số điện tử để tham gia khai thuế và đóng thuế trực tuyến, đồng thời góp phần thuận lợi cho việc giáo dịch trực tuyến và ký kết hợp đồng online.

– Công ty phải đăng ký tài khoản ngân hàng: Số tài khoản ngân hàng của công ty cần được báo cáo lên Sở kế hoạch và đầu tư. Một tài khoản chỉ được sử dụng cho một công ty, nhưng một công ty có thể tiến hành mở nhiều tài khoản;

– Công ty tự khắc dấu và công bố con dấu: Theo quy định của pháp luật, dấu có thể là con dấu tròn hoặc con dấu điện tử; nội dung con dấu do công ty tự quyết định; số lượng con dấu do công ty tự quyết định và công ty không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Từ năm 2021, khi làm thủ tục khắc dấu tại các cơ sở khắc dấu có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, bạn sẽ được cấp giấy xác nhận mẫu dấu và hoàn toàn có thể thay đổi biểu mẫu PI II-8 để mở tài khoản ngân hàng.

Như vậy để có rất nhiều các thủ tục trước và sau thành lập công ty, nếu quý khách hàng thực hiện thiếu bước nào đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành công ty. Nếu không hoàn tất được những thủ tục đã nêu ở trên thì công ty có thể chịu phạt tiền theo quy định của pháp luật và không thể đi vào hoạt động bình thường, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của công ty khi mới thành lập.

 

6. Những điều cần chú ý khi thành lập công ty tại Bình Dương

Bên cạnh những thủ tục pháp lý cần tiến hành để thành lập công ty tại tỉnh Bình Dương thì người thành lập công ty cần chú ý một số thông tin sau đây để tránh khỏi những sai sót dễ gặp phải khi thành lập công ty.

Về đặt tên công ty, quý khách hàng cần lưu ý đặt tên công ty theo đúng quy tắc: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Tên công ty không được trùng lặp với tên của các công ty khác đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc. Đồng thời không được vi phạm những quy tắc đặt tên mà pháp luật quy định. Ngoài ra, Luật LVN Group khuyến khích quý khách hàng đặt tên công ty phù hợp với sản phẩm mà bạn muốn kinh doanh, tên công ty nên mang dấu ấn riêng của khách hàng, dễ nhớ và tránh gây nhầm lẫn với các công ty khác.

Về trụ sở chính của công ty, quý khách hàng cần lưu ý ghi rõ ràng địa chỉ công ty, bao gồm: số nhà, tên đường/ thôn/ xóm/ ấp, xã/ phường/ thị trấn, quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. Địa chỉ chính của công ty không được đặt tại chung cư có chức năng để ở (thông thường từ tầng 3 trở lên),  tuy nhiên đối với một số chung cư, trung tâm thương mại thì chủ đầu tư có quyền xin chức năng kinh doanh, thương mại, dịch vụ cho những tầng trệt, tầng 1, tầng 2 … thì có thể thành lập công ty tại những địa điểm này. Luật LVN Group xin lưu ý khách hàng, một địa chỉ có thể đăng ký được trụ sở công ty chính cho nhiều công ty, nên để tránh sự nhầm lẫn, khách hàng nên ghi rõ ràng địa chỉ công ty của mình.

Về ngành nghề kinh doanh, quý khách hàng nên nghĩ đến việc đăng ký nhiều mã ngành, nghề đăng ký kinh doanh để tránh tình trạng phải làm lại thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh trong quá trình hoạt động sau này, tránh phải trả chi phí thủ tục và đi lại nhiều lần. Đồng thời, cũng không nên đăng ký tràn lan, việc ngành nào cũng đăng ký sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình làm thủ tục đăng ký kinh doanh  của công ty.

Về vốn điều lệ, nếu ngành nghề mà công ty đăng ký không thuộc các ngành nghề có điều kiện theo pháp luật có quy định về vốn điều lệ, vốn pháp định hay vốn ký quỹ thì việc đăng ký vốn điều lệ là theo khách hàng tự quy định. Tuy nhiên việc đăng ký vốn điều lệ không thể tùy tiện mà cần có sự đánh giá cụ thể đến tình hình phát triển và phù hợp với quy mô hoạt động của công ty. Bởi vì vốn điều lệ là căn cứ để phân chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia góp vốn, đồng thời cũng sẽ là căn cứ để tính lệ phí môn bài, phí mà công ty phải đóng hàng năm.

Như vậy để thành lập công ty mới cần trải qua rất nhiều thủ tục, dễ dàng gây sự nhầm lẫn, thiếu sót, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kinh doanh của công ty. Để mọi việc có thể diễn ra một cách thuận lợi nhất có thể, quý khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại tỉnh Bình Dương của công ty Luật LVN Group. Với hơn 10 năm kinh nghiệm xử lý các vấn đề về doanh nghiệp, đồng hành cùng đội ngũ Luật sư của LVN Group và chuyên viên pháy lý giàu chuyên môn, nhiệt tình, tâm huyết, công ty luật LVN Group sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ khách hàng thành lập công ty mới nhanh chóng nhất và thuận tiện nhất. Nếu quý khách hàng muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của công ty luật LVN Group thì có thể trực tiếp liên hệ qua số điện thoại tổng đài 1900.0191 để nhận được tư vấn miễn phí về vấn đề này.

Mọi thắc mắc về thành lập công ty tại tỉnh Bình Dương hay bất cứ khu vực nào trên mọi miền đất nước Việt Nam thì có thể liên hệ trực tiếp với Bà Hoàng Lê Khánh Linh để được tư vấn miễn phí, giúp đỡ soạn thảo hồ sơ, báo phí và xử lý hồ sơ cho quý khách hàng một cách nhanh nhất qua số điện thoại 1900.0191. Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý doanh nhân!