1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Đăk Nông.
Đăk Nông là một tỉnh nằm ở phái Tây Nam của Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Đăk Lăk , phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp với Vương quốc Campuchia. Đăk Nông được biết đến là một tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia.
Với nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đăk Nông lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 xây dựng kết cấu hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng guiao thông là một trong ba khâu đột phá chiến lược, tạo động lực, đi trước mở đường, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Hiện tại thì kết cấu hạ tầng giao thông của Đăk Nông đã từng bước có được những bước phát triển đáng kể, cơ bản, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và đi lại hoạt động giao thương của người dân. Tuy n hiện hệ thống giao thông của tỉnh đang còn thiếu đồng bộ , chuyển biến chậm chưa đóng nhiều vai trò trong phát triển kinh tế hạ tầng. Hiện tại thì tỉnh Đă k Nông đang nổ lực trong đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng bộ hệ thống giao thông.
Đăk Nông hiện có 2.052 doanh nghiệp đang hoạt động chiếm 10% của Tây Nguyên và chiếm 0.3% của cả nước. Trong vòng 6 tháng đầu năm năm 2020 thì có 215 doanh nghiệp mới thành lập. Như vậy thì số doanh nghiệp tại địa bản tỉnh đang chiếm tỉ trọng rất thấp cho nên việc đẩy mạnh thành lập công ty tại địa bàn tỉnh Đăk Nông là vô cùng cần thiết.
2. Thành lập công ty tại tỉnh Đăk Nông.
2.1. chuẩn bị thành lập công ty.
Thành lập công ty là một trong những vấn đề pháp lý quan trọng nhận được nhiều sự quan tâm của các cá nhân tổ chức. Để chuẩn bị thành lập công ty thì cần chuẩn bị những vấn đề sau:
– Loại hình công ty: Khi một cá nhân tổ chức muốn thành lập công ty thì cần xác định loại hình công ty mà bản thân muốn thành lập . Hiện nay thì có 3 loại hình công ty cơ bản đó là công ty TNHH, công ty Hợp danh, Công ty cổ phần. Mỗi loại hình công ty thì đều có những đặc điểm riêng. Cụ thể như sau:
+ Công ty cổ phần: đối với công ty cổ phần thì các thành viên trong công ty cổ phần gọi là cổ đông. Quy định về số cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần là 03 thành viên và để tạo điều kiện cho huy động vốn của doanh nghiệp thì đối với công ty cổ phần không có quy định về thành viên tối đa. Các thành viên trong công ty Cổ phần chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình.
+ Công ty hợp danh: Đối với hình thức công ty hợp danh thì yêu cầu có ít nhất 02 thành viên chủ sở hữu chung của công ty. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp nhận được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài thành viên hợp danh thì công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn thì chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
+ Công ty TNHH : Đối với hình thức công ty TNHH thì hiện nay có công ty TNHH 01 thành viên và công ty TNHH 02 thành viên trở lên. Công ty TNHH 01 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty; Công ty TNHH một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của luật doanh nghiệp 2020. Còn đối với công ty TNHH 02 thành viên trở lên thì công ty có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức cá nhân, Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo trình tự và thủ tục về đăng ký kinh doanh.
– Tên công ty: Khi đặt tên công ty bạn cần tuân thủ những yêu cầu như là không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của mình cho doanh nghiệp trừ những trường hợp được sự chấp thuận của cơ quan tổ chức, đơn vị đó.
Tên công ty được đặt theo nguyên tắc sau: Loại hình doanh nghiệp+ Tên riêng.
– Vốn điều lệ: Vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản do các thành viên của công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh là tổng mạnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Luật doanh nghiệp 2020 cũng có những quy định cụ thể các loại tài được sử dụng để góp vốn vào công ty, đó là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá đươc bằng đồng Việt Nam . Thực tế thì pháp luật Việt Nam không có quy định yêu cầu các doanh nghiệp phải chứng minh vốn điều lệ khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch và Đầu tư hay cơ quan thuế cũng không kiểm tra tiến độ góp vốn của chủ doanh nghiệp. Mặc dù vậy thì doanh nghiệp vẫn phải góp đủ số vốn đã đăng ký trong thời hạn quy định và nếu phát sinh vấn đề hoặc xảy ra rủi ro thì doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm trên số vốn điều lệ đã đăng kí.
– Lựa chọn trụ sở và địa điểm kinh doanh: Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố, hoặc tên xã phường thị trấn, huyện, quận thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, thư điện tử… Trụ sở của doanh nghiệp hoàn toàn khác với địa điểm kinh doanh. Địa đểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.
2.2. Các bước đăng ký thành lập công ty.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ pháp lý: điều 20, 21 và 22 Luật Doanh nghiệp 2020. Thì hồ sơ đăng ký thành lập công ty bao gồm những giấy tờ sau:
– giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty
– Danh sách thành viên
– Bản sao các giấy tờ:giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài….
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lâp công ty
Cá nhân, tổ chức có thể nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty qua 3 hình thức
– Nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh
-Nộp qua bưu điện
– Đăng ký kinh doanh thông qua cổng thông tin điện tử.
Bước 3: cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ.
sau khi tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan đăng ký sẽ tiến hành kiểm tra xem hồ sơ có hợp lệ hay không. Nếu như hồ sơ không đạt thì sữ báo ngay cho doanh nghiệp để sửa chữa bổ sung kịp thời. Trong thời hạn 5 ngày kể từ doanh nghiệp nộp hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Làm con dấu và đăng ký mẫu dấu
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cá nhân tổ chức đến cơ sở khắc con dấu để làm con dấu và đăng ký mẫu con dấu.
Bước 5: đăng bố cáo
Thời hạn: trong vòng 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải được đăng trên cổng thông tin doanh nghiệp của sở kế hoạch và đầu tư.
3. Các việc cần thực hiện sau khi thành lập công ty.
Một là kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý. Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải kê khai thuế và nộp thuế môn bài chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc nếu doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất là trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hai là thực hiện treo biển tại trụ sở công ty: Đối với hành vi không treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000b đồng.
Ba là mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế. Khi một doanh nghiệp đi vào hoạt động thì cần có tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản và nộp thuế điện tử là tất yếu.
Bốn là đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử: Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử.
Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc nào cần hỗ trợ thì có thể liên hệ trực tiếp đến Công ty Luật LVN Group để được tư vấn luật miễn phí qua tổng đài gọi số: 1900.0191, hoặc liên hệ trực tiếp với Luật sư của LVN Group Hoàng Lê Khánh Linh qua số điện thoại 1900.0191 để sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại công ty luật LVN Group.