1. Giới thiệu tổng quan về quận Ba Đình
Ba Đình là một trong 12 quận nội thành và là một trong 4 quận trung tâm của thủ đô Hà Nội, cũng là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng của Đảng, Nhà nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Với vị trí trung tâm, lại có điều kiện dân sinh cao, quận Ba Đình (Hà Nội) trở thành nơi an cư lạc nghiệp đáng mơ ước của đại đa số người dân đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
Về vị trí địa lý:
Quận Ba Đình sở hữu vị trí địa lý đắc địa mà ít quận huyện nào của thủ đô có được khi tiếp giáp với 4 trung tâm hành chính lớn của thủ đô:
– Phía Bắc giáp với Tây Hồ, ranh giới nối 2 quận là khu dân cư An Dương, đường An Dương và đường Hoàng Hoa Thám.
– Phía Nam giáp quận Đống Đa, ranh giới là các phố Lê Đại hành, Láng Hạ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thái Học, Giảng Võ, Nguyên Hồng.
– Phía Đông giáp quận Long Biên với ranh giới là Sông Hồng.
– Phía Đông Nam giáp quận Hoàn Kiếm, ranh giới là các phố Phan Đình Phùng, Lý Nam Đế, Hàng Đậu, đường tàu.
– Phía Tây giáp quận Cầu Giấy, ranh giới kết nối 2 quận là sông Tô Lịch.
Quận Ba Đình có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: Vĩnh Phúc, Trúc Bạch, Thành Công, Quán Thánh, Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Ngọc Khánh, Ngọc Hà, Liễu Giai, Kim Mã, Giảng Võ, Đội Cấn, Điện Biên, Cống Vị.
Về Kinh tế
Quận Ba Đình được đánh giá là một trong những quận có mức tăng trưởng kinh tế cao của thành phố Hà Nội. Ba Đình cũng là một trong những quận đầu tiên của thu đô thực hiện cổ phần hóa 100% doanh nghiệp Nhà nước. Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, kinh tế quận tăng trưởng bình quân 10,7%/năm, trong đó dịch vụ tăng 12,5%/năm, công nghiệp tăng 6,7%/năm. Thu ngân sách nhà nước bình quân tăng 10%/năm, đạt hơn 38.000 tỷ đồng.
Về Văn hóa
Ba Đình là cái nôi của nền văn minh sông Hồng nên ngoài cùng những nét chung của văn hóa vùng đất thủ đô, quận cũng tạo cho mình một bản sắc riêng với nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cột cờ Hà Nội, chùa Một Cột, đền Voi Phục,… Các điểm du lịch trong địa bàn quận đều thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước ghé thăm hàng năm.
Bên cạnh đó, Ba Đình còn là trung tâm hành chính, chính trị quốc gia, là nơi diễn ra các sự kiện trọng đại trong hoạt động đối nội, đối ngoại của Nhà nước. Ngoài ra, đây còn là vùng đất có nhiều làng nghề cổ truyền mang đậm dấu ấn lịch sử như rượu sen Thụy Khê, bánh cốm Yên Ninh, đúc đồng Ngũ Xã,…
Về Hạ tầng, Tiện ích
Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông tại quận Ba Đình luôn được thành phố quan tâm cải tạo, nâng cấp và mở rộng. Hệ thống chợ, trường học được cải tạo và quy hoạch rõ ràng. Mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Ba Đình được nghiên cứu, quy hoạch thống nhất với quy hoạch chung của thành phố với hàng loạt tuyến đường huyết mạch như Kim Mã, Đội Cấn, Giảng Võ,… Trên địa bàn quận còn có các dự án đường sắt đô thị đi qua là tuyến số 1, tuyến số 2, tuyến số 5. Trong đó, tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo hiện đang được đầu tư xây dựng, tuyến số 3 đoạn Nhổn – ga Hà Nội đang được thi công.
Các đường phía Tây của Ba Đình là một trong những khu vực tập trung dân cư với nhiều tòa nhà chung cư được xây dựng. Bên cạnh đó, nơi đây còn đang và đã xây dựng các khu độ thị và các trung tâm mua sắm lớn của thành phố.
Về giáo dục, chính sách xã hội
Ba Đình là quận đầu tiền trong cả nước được công nhận là hoàn thành chương trình phổ cập THCS. Ba Đình cũng xóa xong lớp học cấp 3, phòng học cấp 4. Công tác xã hội hóa giáo dục được thực hiện tốt với các mô hình trường bán công, tư thục và dân lập.
Bên cạnh đó, hệ thống các bệnh viện lớn đều tập trung tên địa bàn như: Bệnh viện Saint Paul, Bệnh viện phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Lao Trung ương,….
2. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh
2.1 Khái niệm hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh gắn liền với văn hóa kinh doanh truyền thống theo kiểu “cha truyền con nối” ở Việt Nam từ xưa đến nay. Xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm, hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh được đông đảo người dân ưa chuộng bởi nó rất phù hợp với tình trạng kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún ở Việt Nam. Việc ghi nhận và điều chỉnh hoạt động của hộ kinh doanh trong hệ thống pháp luật là điều tất yếu phù hợp với sự đa dạng về các loại hình chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, cho đến nay về định nghĩa thế nào là hộ kinh doanh vẫn chưa có quy định cụ thể nào quy định.
Để có thể hiểu hơn về hộ kinh doanh, ta có thể tham khảo tại Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
2.2 Đặc điểm pháp lý hộ kinh doanh
Từ căn cứ trên cho thấy, hộ kinh doanh có những đặc điểm chính sau:
Thứ nhất, hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, đây cũng là mô hình kinh doanh đơn giản nhất so với các loại hình chủ thể là doanh nghiệp tư nhân và các loại công ty.
Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của một chủ là cá nhân và cá nhân chủ hộ kinh doanh có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của nhiều chủ. Hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh do các thành viên trong nhóm hoặc các thành viên trong hộ gia đình quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người đại diện cho nhóm hoặc cho hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.
Thứ hai, hộ kinh doanh kinh doanh tại một địa điểm cố định, quy mô nhỏ. Về mặt pháp lý, hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, đây là một đặc điểm khác biệt so với các loại hình công ty ngoài trụ sở còn có các chi nhánh, văn phòng đại diện,… nằm rải rác ở nhiều nơi, thậm chí được đặt chi nhánh, văn phòng ở nhiều nước khác nhau. Quy mô hoạt động của hộ kinh doanh nhỏ, bị khống chế về số lượng lao động, theo quy định hiện nay hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động.
Hộ kinh doanh hoạt động thường xuyên và có thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh. Kinh doanh vẫn là nghề nghiệp chính của hộ kinh doanh nên hộ kinh doanh vẫn phải tiến hành đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Đặc điểm này khác so với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm việc dịch vụ có thu nhập thấp vì những ngành nghề này hoạt động thường xuyên và không phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.
Thứ ba, hộ kinh doanh (với tư cách pháp lý riêng), chủ sở hữu và thành viên của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh (Trách nhiệm vô hạn được hiểu là sự tận cùng hay đến cùng của việc trả nợ).
Điều này xuất phát từ sự không tách bạch giữa tài sản của các thành viên hộ kinh doanh với tài sản của hộ kinh doanh. Bản chất của trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của hộ kinh doanh cũng giống như trách nhiệm vô hạn của chủ Doanh nghiệp tư nhân: Nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản không đầu tư vào hộ kinh doanh để trả nợ.
Tuy nhiên khác với doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm vô hạn của hộ kinh doanh có sự phân tán rủi ro cho nhiều thành viên trong trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ. Nếu hộ kinh doanh do một nhóm người làm chỉ thì tất cả các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của hộ kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thì tất cả các thành viên trong hộ gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm. Khi tài sản chung không đủ để trả nợ thì các thành viên của hộ gia đình phải lấy cả tài sản riêng của mình để trả nợ và phải trả cho các thành viên khác của hộ gia đình (trách nhiệm liên đới).
Thứ tư, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.
Để được công nhận là có tư cách pháp nhân, tổ chức phải thỏa mãn 4 yếu tố:
- Được thành lập theo quy định pháp luật;
- Cơ cấu tổ chức phải có cơ quan điều hành, được quy định trong điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự, rõ ràng hộ kinh doanh không thỏa mãn yếu tố “Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình” nên không phải là pháp nhân. Đặc điểm này của hộ kinh doanh khá giống với doanh nghiệp tư nhân. Nếu so sánh hộ kinh doanh với công ty hợp danh thì có thể thấy rằng, cả hai mô hình kinh doanh này đều có điểm chung là các thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với các nghĩa vụ tài chính. Do đó, cả hộ kinh doanh và công ty hợp danh đều không có sự tách bạch tài sản giữa tài sản của công ty với tài sản của thành viên. Tuy nhiên, công ty hợp danh vẫn được pháp luật quy định tư cách pháp nhân còn hộ kinh doanh thì không.
3. Một số nội dung khác của hộ kinh doanh
3.1 Ai được thành lập hộ kinh doanh?
Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:
– Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
* Lưu ý:
+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
3.2 Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ kinh doanh
– Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
– Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
– Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
– Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
– Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3.3 Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh
– Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhân thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
– Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
– Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
3.4 Đặt tên hộ kinh doanh
Căn cứ khoản 1 Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc đặt tên hộ kinh doanh như sau:
– Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Cụm từ “Hồ kinh doanh:;
+ Tên riêng của hộ kinh doanh.
Trong đó, tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
– Tên hộ kinh doanh không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phòng mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
– Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
– Tên riêng hộ kinh doanh không được trung với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện và tên riêng của hộ kinh doanh không vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam.
3.5 Quy định pháp luật về giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Tại Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về “Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh” như sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau dây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
c) Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
– Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.
– Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có giá trị pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
– Hộ kinh doanh có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.
– Hộ kinh doanh có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và nộp phí theo quy định.
4. Thành lập hộ kinh doanh tại quận Ba Đình
4.1 Trình tự thực hiện thành lập hộ kinh doanh tại quận Ba Đình
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ những thành phần hồ sơ
- Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ theo đúng yêu cầu
- Bước 3: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Có 2 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:
– Nộp tại Bộ phận một cửa UBND cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh hoặc nộp trực tiếp tại Phòng tài chính – Kế hoạch.
– Nộp hồ sơ qua Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh/thành phố nơi hộ kinh doanh.
- Bước 4: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho người thành lập hộ kinh doanh.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
- Bước 5: Nhận kết quả
Hộ kinh doanh căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ đến nhận kết quả.
4.2 Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình
Thứ nhất: Số lượng hồ sơ
Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không được yêu cầu người thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc hộ kinh doanh nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Thứ hai: Về thành phần hồ sơ
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Ngoài ra, trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục cần có thêm tài liệu chứng minh ủy quyền tương ứng.
Thứ ba: Về địa điểm tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Quý vị nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại quận Ba Đình tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND quận Ba Đình để được xem xét giải quyết.
Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Trong trường hợp bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hay các vấn đề này hay các vấn đề khác như doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình, dân sự, hình sự, bảo hiểm,.. cần giải đáp về mặt pháp lý các bạn đừng ngần ngại nhấc máy lên và gọi tới số tổng đài 1900.0191 để được đội ngũ Luật sư của LVN Group và chuyên viên tư vấn pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng. Trân trọng!