1. Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp cũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Theo khoản 2 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

 

2. Tại sao nên thành lập hộ kinh doanh tại quận Hoàng Mai, Hà Nội

Quận Hoàng Mai là quận nội thành của thủ đô Hà Nội và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính Phủ. Diện tích đất tự nhiên lớn thứ 4 của thành phố: 4.104,1 ha (41 km²), sau các quận Long Biên, Hà Đông và Bắc Từ Liêm, chia làm 14 đơn vị hành chính bao gồm 14 phường: Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Yên Sở.

Quận Hoàng Mai là quận nội thành nằm ở phía đông nam của thủ đô Hà Nội, có vị trí địa lý:

– Phía đông giáp huyện Gia Lâm và quận Long Biên bởi ranh giới là sông Hồng .

– Phía tây giáp huyện Thanh Trì.

– Phía nam giáp huyện Thanh Trì.

– Phía bắc giáp quận Hai Bà Trưng và quận Thanh Xuân.

Cùng với vị trí địa lý thuận lợi, quận được nhà nước quan tâm, áp dụng những chính sách tốt để phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững. Bởi vậy, quận Hoàng Mai đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu về địa điểm bắt đầu hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Đi kèm với những thuận lợi của địa bàn quận Hoàng Mai, nhiều cá nhân, hộ gia đình mong muốn thành lập hộ kinh doanh nơi đây bởi:

– Thủ tục thành lập đơn giản, nhanh chóng, ít giấy tờ;

– Quy mô nhỏ, gọn, quản lý linh động do chỉ có 1 cá nhân hoặc các thành viên trong cùng hộ gia đình.

– Thích hợp với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ.

– Kê khai thuế đơn giản, chế độ kế toán không phức tạ như doanh nghiệp 

– Được áp dụng hình thức thuế khoán

– Doanh thu dưới 100 triệu đồng được miễn lệ phí môn bài

– Khi có nhu cầu, dễ dàng chuyển đổi tên loại hình doanh nghiệp

 

3. Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh

3.1. Quyền của hộ kinh doanh

– Hộ kinh doanh tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh

– Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

– Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu khinh doanh và phù hợp với quy định về số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh được sử dụng.

– Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

– Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

– Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

– Chủ hộ kinh doanh có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh, chấm dứt hoạt động kinh doanh.

+ Trường hợp tạm dừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm. Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh.

+ Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.

– Hộ kinh doanh có quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật

– Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

 

3.2. Nghĩa vụ của hộ kinh doanh

– Không được kinh doanh những ngành, nghề bị cấm kinh doanh. Trường hợp hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề bị cấm thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

– Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và đảm bảo duy trì điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

– Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật

– Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

– Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

– Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

+ Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó. Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo; hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập. Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm của hộ kinh doanh và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

+ Khi thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh thông báo nội dung thay đổi đối với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Trường hợp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm của hộ kinh doanh và hủy bỏ những thay đổi trong nội dung đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện trên cơ sở các thông tin giả mạo và khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất, đồng thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp hộ kinh doanh chuyển địa chỉ sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nơi hộ kinh doanh đã đăng ký, hộ kinh doanh gửi thông báo về việc chuyển địa chỉ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi dự định đặt địa chỉ mới. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc đăng ký thay đổi địa chỉ đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc đăng ký thay đổi địa chỉ đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân về việc đăng ký thay đổi địa chỉ đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập và bản sao hợp lệ thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.

– Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh

– Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.

 

4. Các bước thành lập hộ kinh doanh tại quận Hoàng Mai, Hà Nội

Để thành lập hộ kinh doanh tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập hộ kinh doanh theo quy định gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung gồm có:

+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có)

+ Ngành, nghề kinh doanh

+ Số vốn kinh doanh

+ Số lao động

+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh: Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

– Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập

– Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

– Đối với những ngành, nghề có vốn pháp định phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

– Giấy tờ, tài liệu khác trong trường hợp cụ thể

Bước 2: Nộp hồ sơ

Theo quy định tại khoản 1 khoản 2 Điều 16 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2021 của chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định:

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện

1. Trực tiếp nhân hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.

2. Hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

Bên cạnh đó, điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện như sau:

1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) bao gồm:…

b) Ở cấp huyện: Phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).

Như vậy, đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, tức là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Theo đó, hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại quận Hoàng Mai, Hà Nội được nộp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai.

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời gạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 4: Kê khai thuế ban đầu

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh phải tiến hành mở mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế – Chi cục thuế quận Hoàng Mai.

– Mức thu thuế môn bài được quy định như sau:

+ Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm

+ Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm

+ Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm

– Thuế khoán (thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng)

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp  =  Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân

 

5. Quy định pháp luật về đăng ký hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thống nhất không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký thành lập một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc, được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. 

 

6. Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh tại quận Hoàng Mai, Hà Nội

– Lưu ý về tên hộ kinh doanh:

+ Tên hộ kinh doanh bao gồm cụm Hộ kinh doanh và tên riêng

+ Tên riêng không được trùng với tên hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện

+ Không vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

+ Không vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục.

– Lưu ý về lựa chọn ngành nghề kinh doanh:

+ Được đăng ký và hoạt động kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm

+ Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành nghề có điều kiện khi có đủ điều kiện theo quy định và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

+ Ngành nghề kinh doanh khi đăng ký thể hiện trực tiếp trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh chỉ được phép kinh doanh những ngành nghề đó.

– Lưu ý về người đứng đầu hộ kinh doanh cá thể:

+ Phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ Luật Dân sự

+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tạm giam hoặc chấp hành hình phạt tù, biện pháp xử lý hành chính hoặc bị cấm hành nghề nhất định theo quyết định của Tòa án

+ Không đứng tên hộ kinh doanh nào trên phạm vi cả nước

+ Không đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân.

– Lưu ý về địa chỉ trụ sở khi thành lập hộ kinh doanh tại quận Hoàng Mai

+ Không được đặt ở chung cư hoặc nhà tập thể, trừ trường hợp chứng minh được và nộp kèm trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

+ Hộ kinh doanh có thể hoạt động tại nhiều địa điểm khác nhau

+ Chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

– Lưu ý về vốn kinh doanh:

+ Vốn điều lệ do chủ hộ kinh doanh tự kê khai và tự chịu trách nhiệm dựa trên khả năng tài chính thực tế, ngành nghề, địa bàn hoạt động.

+ Không có quy định về vốn tối thiểu tối đa, cũng không cần phải chứng minh vốn kinh doanh.

Trên đây là toàn nội dung tư vấn của Luật LVN Group về vấn đề: Thành lập hộ kinh doanh tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Hy vọng những nội dung trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Luật LVN Group qua số điện thoại 1900.0191 để được hỗ trợ và giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Luật LVN Group xin trân trọng cảm ơn!