Thời hạn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là việc toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây tổn hại hoặc bảo đảm việc thi hành án. Vậy, thủ tục này được tiến hành thế nào? Sau đây, LVN Group muốn gửi tới quý bạn đọc nội dung trình bày “Thời hạn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời” và một vài vấn đề pháp lý có liên quan:

Thời hạn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây tổn hại không the khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

Trong quá trình nhận đơn, thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có thể phải ra quyết định áp dụng một hoặc một vài biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng một hoặc một số yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ việc dân sự mà Tòa án sẽ thụ lý hoặc đang trong quá trình giải quyết. Vì nếu không áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể dẫn đến những khó khăn, tổn hại cho đương sự hoặc khó khăn, trỏ ngại cho việc giải quyết đúng đắn vụ án và quá trình thi hành án.

Các biện pháp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tài Điều 68 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 như sau

“1. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

2. Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính.

3. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.”

2. Đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời có những đặc điểm khác với các biện pháp khác mà Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án, đó là:

– Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng trước khi thụ lý vụ việc dân sự, cốn tất cả các biện pháp, quyết định khác chỉ có thể được áp dụng sau khi Tòa án đã thụ lý.

– Biện pháp khẩn cấp tạm thời luôn mang trong nó hai tính chất, đó là tính khẩn cấp và tính tạm thời.

Tính khẩn cấp của biện pháp này thể hiện ở chỗ Tòa án phải ra quyết định áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời và được thực hiện ngay sau khi Tòa án ra quyết định áp dụng, nếu không sẽ không còn ý nghĩa trên thực tiễn.

Tính chất tạm thời của biện pháp này thể hiện ỏ chỗ: Nó không phải là quyết định cuối cùng vể giải quyết vụ việc dân sự. Nó chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nếu lý do của việc áp dụng không còn nữa thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết định này ngay trong quá trình chuẩn bị xét xử, hoặc khi Tòa án ra quyết định cuối cùng sẽ phải có phán quyết về biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án đã áp dụng.

Vì vậy, có thể định nghĩa biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp Tòa án quyết định áp dụng trước khi thụ lý hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tranh chấp, tránh gây tổn hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể gây ra tổn hại về quyền và lợi ích cho bên bị áp dụng và người khác. Do đó, khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải rất thận trọng, phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.

3. Mục đích, ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vối mục đích giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc để bảo đảm việc thi hành án. Do đó, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa rất cần thiết trong việc bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp và nhu cầu cấp bách của đương sự, tạo điều kiện cho đương sự sớm ổn định được cuộc sống của bản thân cũng như của những ngưồi sống phụ thuộc vào họ.

Mặt khác, do những xung đột về lợi ích, nên có những vụ việc đương sự đã tẩu tán tài sản, hủy hoại chứng cứ nhằm gây khó khăn cho phía đương sự bên kia trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đồng thời tạo ra các trở ngại cho Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Vì thế, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này góp phần ngăn chặn các hành vi sai trái, bảo vệ bằng chứng, giữ nguyên được giá tri chứng minh của chứng cứ, giúp cho việc giải quyết vụ việc dân sự được chính xác. Khi lý do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn thì Tòa án có quyển hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nó thể hiện sự linh hoạt trong tố tụng sẽ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của công dân.

Các Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, kinh tê, lao động chỉ cho phép Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi đã thụ lý vụ án. Bộ luật tố tụng dân sự đã có những quy định mới cho phép Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi thụ lý vụ việc dân sự. Sự đổi mới này trong công tác lập pháp tạo điều kiện cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích của đương sự được kịp thời, có hiệu quả hơn, phù hợp với yêu cầu của thực tê cuộc sống.

4. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành);

Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với tư cách là đương sự phải làm đơn, nếu người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là đơn vị, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của người khác, thì đơn vị, tổ chức này cũng phải làm văn bản gửi cho Toà án có thẩm quyền. Trong đơn hay văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đều phải nêu rõ ngày, tháng, năm viết đơn; tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp, tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp (hoặc tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ), tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp đều phải đựa rạ chứng cứ chứng minh cho việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp là cần thiết và hợp pháp.

Trên đây là toàn bộ nội dung của chúng tôi về vấn đề Thời hạn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý bạn đọc còn câu hỏi và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của LVN Group vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và trả lời một cách cụ thể nhất.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com