1. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà Án

Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà Án như sau:

– Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hoà giải của hoà giải viên lao động mà hoà giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hoà giải không thành hoặc hết thời hạn hoà giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hoà giải:

+ Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

+ Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

+ Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động. bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

+ Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

– Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:

+ Tranh chấp về học nghề, tập nghề;

+ Tranh chấp về cho thuê lại lao động;

+ Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn;

+ Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

– Tranh chấp về bồi dưỡng thiệt hại do đình công bất hợp pháp.

– Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

 

2. Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

– Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể vô hiệu.

– Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Toà Na nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài.

– Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

 

3. Đơn phương chấm dứt hợp đông lao động trái pháp luật là gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt lao động không đúng quy định tại các Điều 35, 36 và 37 của Bộ luật lao động 2019.

– Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:

+ Không được trợ cấp thôi việc.

+ Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

+ Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2019.

– Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:

+ Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việ, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận cuaer người sử dụng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thoả thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

+ Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả nêu trên, người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định để chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả và trợ cấp thôi việc theo quy định, hai bên thoả thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

 

4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động:

+ Hoà giải viên lao động;

+ Hội đồng trọng tài lao động;

+ Toà án nhân dân.

– Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hoà giải của hoà giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Toà án giải quyết.

– Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hoà giải của hoà giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.

 

4.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Toà án theo cấp

– Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết thủ tục sơ thẩm những tranh chấp lao động cá nhân.

– Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động ở cấp sơ thẩm đối với các tranh chấp lao động tập thể về quyền. Ngoài ra, Toà án nhẫn dân cấp tỉnh cũng có thẩm quyền giải quyết các tranh lao động cá nhân mà đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải có uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.

 

4.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Toà án theo lãnh thổ

– Toà án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi đơn vị có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

– Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động.

 

4.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

– Đối với các tranh chấp lao động mà không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cung hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.

– Đối với các tranh chấp lao động mà bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở tại Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết.

– Đối với các tranh chấp lao động về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết.

– Đối với các tranh chấp lao động phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người trung gian môi giới thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi người cai thầu hoặc người trung gian môi giới cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

– Đối với các tranh chấp lao động mà các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

 

5. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động 

5.1. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

– Thời hiệu yêu cầu hoà giải viên lao động thực hiện hoà giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

– Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

– Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình vi phạm.

– Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả năng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do không tính vào thời hiện yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

 

5.2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

– Thời hiệu yêu cầu hoà giải viên lao động thực hiện hoà giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.

– Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.

– Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình vi phạm.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Luật LVN Group qua số tổng đài 1900.0191. Trân trọng!