Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi:  1900.0191

Cơ sở pháp lý: 

– Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng Gia Campuchia

– Thông tư 39/2015/TT-BGTVT

– Thông tư 47/2019/TT-BGTVT

– Nghị định 119/2021/NĐ-CP (có hiệu lực 15/02/2022)

1. Thủ tục cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia

Thủ tục cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định 119/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Đối tượng: Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia được cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải của Việt Nam.

Thành phần hồ sơ:

a) Giấy đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia theo Mẫu số 01 Phụ lục V của Nghị định này;

b) Phương án kinh doanh vận tải theo Mẫu số 02 Phụ lục V của Nghị định này.

Thẩm quyền cấp giấy phép: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Trình tự, thủ tục:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, trực tuyến, đường bưu chính;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;

c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia theo Mẫu số 03 Phụ lục V của Nghị định này. Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do;

d) Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính hoặc hình thức trực tuyến theo quy định.

Khi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia bị hư hỏng, bị mất, đơn vị kinh doanh vận tải lập hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép.

2. Thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia

Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 119/2021/NĐ-CP, Cơ quan cấp giấy phép thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia khi đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Kinh doanh loại hình vận tải không đúng theo Giấy phép vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia;

b) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi;

c) Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu đề nghị thu hồi vì lý do vi phạm liên quan đến các hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại cửa khẩu, quy định về quản lý hoạt động ở khu vực cửa khẩu;

d) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục:

a) Cơ quan cấp giấy phép ban hành quyết định thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia và gửi cho đơn vị kinh doanh vận tải, các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu và các cơ quan có liên quan; đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép đồng thời thông báo đến cơ quan có thẩm quyền của Campuchia để phối hợp xử lý;

b) Sau khi quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực, đơn vị kinh doanh vận tải phải dừng hoạt động vận tải qua biên giới và trong vòng 15 ngày làm việc phải nộp cho cơ quan cấp giấy phép các giấy tờ sau: Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia; toàn bộ Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia đã được cấp.

3. Thủ tục cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia

Thủ tục cấp, cấp lại Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 119/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Đối tượng: Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia được cấp cho phương tiện của các tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh vận tải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia.

Thành phần hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép đối với phương tiện thương mại:

a) Giấy đề nghị cấp, cấp lại giấy phép theo Mẫu số 04 Phụ lục V của Nghị định này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký hoặc bản sao từ sổ gốc của Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải phải xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh;

c) Bản sao văn bản thông báo khai thác tuyến, văn bản thay thế phương tiện hoặc văn bản bổ sung phương tiện của cơ quan quản lý tuyến và hợp đồng đón trả khách tại bến xe khách ở Việt Nam và bến xe khách hoặc nơi đón trả khách ở Campuchia (đối với phương tiện kinh doanh tuyến vận tải hành khách cố định giữa Việt Nam và Campuchia).

Thành phần hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép đối với phương tiện phi thương mại gồm:

a) Giấy đề nghị cấp, cấp lại giấy phép theo Mẫu số 05 Phụ lục V của Nghị định này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký hoặc bản sao từ sổ gốc của Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân phải xuất trình thêm bản sao hợp đồng thuê phương tiện;

c) Bản sao quyết định cử đi công tác của cơ quan có thẩm quyền đối với xe công vụ.

Thẩm quyền:

Thứ nhất, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép cho các phương tiện sau:

a) Phương tiện thương mại;

b) Phương tiện phi thương mại của các cơ quan trung ương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc bộ, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức chính phủ, các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, các tổ chức sự nghiệp ở trung ương.

Thứ hai, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy phép liên vận cho phương tiện phi thương mại của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn địa phương.

Thứ ba, Sở Giao thông vận tải địa phương nơi có cửa khẩu biên giới giáp với Campuchia cấp giấy phép liên vận cho phương tiện phi thương mại của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn các tỉnh khác của Việt Nam đi qua cửa khẩu tại địa phương mình quản lý.

Trình tự, thủ tục:

a) Tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;

b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện cấp giấy phép theo Mẫu số 06 (đối với phương tiện thương mại) và Mẫu số 07 (đối với phương tiện phi thương mại) Phụ lục V của Nghị định này. Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do;

c) Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính hoặc hình thức trực tuyến theo quy định.

 Trường hợp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia hết hạn, bị hư hỏng hoặc bị mất, tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh vận tải lập hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép.

4. Thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 119/2021/NĐ-CP, cơ quan cấp giấy phép thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia khi có vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Không thực hiện đúng các nội dung ghi trong giấy phép liên vận khi thực hiện hoạt động vận tải liên vận giữa Việt Nam và Campuchia;

b) Không thực hiện hoạt động vận tải liên vận giữa Việt Nam và Campuchia trong thời gian 03 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép liên vận;

c) Không thực hiện hoạt động vận tải liên vận giữa Việt Nam và Campuchia từ 03 chuyến trở lên trong thời gian 06 tháng liên tục (chuyến được tính là cả lượt xe đi và về);

d) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi;

đ) Phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam theo quy định, ngoại trừ trường hợp bị thiên tai, tai nạn hoặc lý do bất khả kháng.

Trình tự, thủ tục:

a) Cơ quan cấp giấy phép ban hành quyết định thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia và gửi cho đơn vị kinh doanh vận tải, các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu và các cơ quan có liên quan đồng thời đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép;

b) Sau khi quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực, đơn vị kinh doanh vận tải phải dừng hoạt động vận tải qua biên giới đối với phương tiện bị thu hồi giấy phép và trong vòng 15 ngày làm việc phải nộp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia của phương tiện đó cho cơ quan cấp giấy phép.

5. Giấy đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia

>>> Mẫu số 01 phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 119/2021/NĐ-CP

TÊN ĐƠN VỊ KINH DOANH VẬN TẢI

ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA

Kính gửi: ……………………………………………………

1. Tên đơn vị kinh doanh vận tải: ………………………………………………………………………………………….

2. Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..

3. Số điện thoại: ………………………. Số Fax/Địa chỉ email:…………………………………………………………

4. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô số: ………… Ngày cấp: …………. Cơ quan cấp: ……………………………………………………………………………………………………

5. Đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia như sau:

– Loại hình hoạt động (ghi rõ một hoặc một số loại hình đề nghị cấp, gồm: vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định; vận tải hành khách theo hợp đồng; vận tải khách du lịch bằng xe ô tô hoặc vận tải hàng hóa bằng xe ô tô):

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

– Loại hình đề nghị cấp (ghi rõ cấp mới hoặc cấp lại, trường hợp đề nghị cấp lại do bị mất, nêu rõ lý do):

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

 

 

………, ngày   tháng   năm
Đơn vị kinh doanh vận tải
(Ký tên, đóng dấu)

6. Phương án kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia

>>> Mẫu số 02 phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 119/2021/NĐ-CP

TÊN ĐƠN VỊ KINH DOANH VẬN TẢI

Số: …/…

                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

…., ngày …. tháng ….. năm ….

  

PHƯƠNG ÁN KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA

I. TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI CỦA ĐƠN VỊ KINH DOANH VẬN TẢI

– Cơ cấu tổ chức: mô hình, chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban.

– Người điều hành hoạt động vận tải: họ tên, trình độ chuyên ngành.

– Phương án tổ chức bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông của đơn vị vận tải (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách cố định, vận tải hàng hóa bằng công-te-nơ).

– Công tác lắp đặt , theo dõi, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng.

II. PHƯƠNG ÁN KINH DOANH VẬN TẢI CỦA ĐƠN VỊ KINH DOANH VẬN TẢI

1. Phương án kinh doanh vận tải hành khách

a) Kinh doanh vận tải hành khách cố định.

– Tuyến khai thác, số chuyến, hình thức triển khai bán vé.

– Phương tiện: số lượng, chất lượng phương tiện, gắn thiết bị giám sát hành trình.

– Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: số lượng, hạng Giấy phép lái xe, tập huấn nghiệp vụ, thâm niên của lái xe khách có giường nằm hai tầng.

– Đồng phục của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

– Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.

– Chế độ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện.

– Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.

b) Phương án kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải du lịch.

– Phương tiện: số lượng, chất lượng, gắn thiết bị giám sát hành trình.

– Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: số lượng, hạng Giấy phép lái xe, tập huấn nghiệp vụ.

– Đồng phục của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

– Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.

– Các dịch vụ phục vụ hành khách đi xe.

– Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.

– Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.

2. Phương án kinh doanh vận tải hàng hóa

– Loại hình kinh doanh vận tải (ghi rõ hình thức kinh doanh vận tải như: Vận tải hàng hóa bằng công-te-nơ, vận tải hàng hóa thông thường…).

– Phương tiện: số lượng, chất lượng, việc gắn thiết bị giám sát hành trình.

– Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.

– Lái xe: số lượng, hàng Giấy phép lái xe, chế độ tập huấn nghiệp vụ.

– Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.

Đơn vị kinh doanh vận tải

(Ký tên, đóng dấu)

7. Giấy đề nghị cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia cho phương tiện thương mại

>>> Mẫu số 04 phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 119/2021/NĐ-CP

TÊN ĐƠN VỊ KINH DOANH VẬN TẢI ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP LIÊN VẬN GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA

Kính gửi:……………………

1. Tên đơn vị kinh doanh vận tải: …………………………………………………………………………………..

2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………

3. Số điện thoại:……………………….số Fax/Địa chỉ email: ……………………………………

4. Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia do ………….. cấp số ………. Ngày cấp ……………………………………………

5. Đề nghị …………………………………….cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia cho các phương tiện vận tải như sau:

Số TT

Biển số xe

Trọng tải (ghế)

Năm sản xuất

Nhãn hiệu

Số khung

Số máy

Màu sơn

Thời gian đề nghị cấp Giấy  phép

Cửa khẩu Xuất- Nhập

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

                 

2

                 

3

                 

Đối với phương tiện thay thế: ghi rõ phương tiện có biển kiểm soát ………….. thay thế phương tiện có biển kiểm soát ……………………………….

6. Loại hình kinh doanh vận tải:

a) Hành khách theo tuyến cố định: □

b) Khách du lịch: □

c) Hành khách theo hợp đồng: □

d) Vận tải hàng hóa: □

Ghi chú: Đối với phương tiện vận chuyển hành khách cố định bổ sung thêm các thông tin sau:

Tuyến: ……………………đi ………………………………….và ngược lại

Bến đi: Bến xe …………………………………………(thuộc tỉnh: ……………………….Việt Nam)

Bến đến: Bến xe ………………………………….(thuộc tỉnh: ………………………………………..)

Cự ly vận chuyển:  ………………………… km

Hành trình tuyến đường:………………………………………………………………………………

Đã được ……… thông báo khai thác tuyến tại công văn số …………ngày …………………….

                                      ……, ngày …. tháng ….. năm …

                                        Đơn vị kinh doanh vận tải

                                    (Ký tên, đóng dấu)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group