Thủ Tục Cấp GCN Hoạt Động Phòng Chẩn Trị Cá Thể Y Học Cổ Truyền

Chẩn trị cá thể y học cổ truyền là điều trị bệnh và cắt thuốc cho từng người bệnh theo y học cổ truyền. Phòng chẩn trị y học cá thể cổ truyền là một loại trong các cách thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh trong hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Để được thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, phòng chẩn trị cá thể y học cổ truyền cần phải đáp ứng những điều kiện theo luật định. Sau đây là thủ tục cấp GCN hoạt động phòng chẩn trị cá thể y học cổ truyền.

Thủ Tục Cấp GCN Hoạt Động Phòng Chẩn Trị Cá Thể Y Học Cổ Truyền

1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng chẩn trị cá thể y học cổ truyền

  • Cơ sở vật chất:
    • Phòng chẩn trị có diện tích ít nhất là 10m2 và có nơi đón tiếp người bệnh;
    • Tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng chẩn trị y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
  • Trường hợp có châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có buồng hoặc bố trí nơi kê giường châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt có diện tích ít nhất là 05m2 một giường bệnh;
  • Trường hợp có xông hơi thuốc thì phải có buồng xông hơi có diện tích ít nhất là 02m2 và phải kín nhưng đủ ánh sáng;
  • Về thiết bị y tế:
    • Nếu thực hiện việc khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc: Cần có tủ thuốc, các vị thuốc được đựng trong ô kéo hoặc trong chai lọ thủy tinh hoặc nhựa trắng có nắp và ghi rõ tên vị thuốc ở bên ngoài
    • Trường hợp thực hiện việc châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt phải có ít nhất các thiết bị sau:
  • Có giường châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;
  • Có đủ dụng cụ để châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;
  • Có đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vượng châm.
    • Trường hợp có xông hơi thuốc: Phải có hệ thống tạo hơi thuốc, van điều chỉnh, có bảng hướng dẫn xông hơi và hệ thống chuông báo trong trường hợp khẩn cấp.
  • Nhân sự:
    • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng chẩn trị y học cổ truyền phải là bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc là người có giấy chứng nhận là lương y do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền và phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.
    • Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;
    • Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 48 tháng đối với y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;
    • Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 36 tháng đối với lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;
    • Là người hành nghề cơ hữu tại phòng chẩn trị y học cổ truyền.

2. Phạm vi hoạt động chuyên môn:

  • Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (dùng thuốc và không dùng thuốc);
  • Được sử dụng các thành phẩm thuốc y học cổ truyền do các cơ sở khác sản xuất đã được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành để phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh;
  • Bào chế thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến), cân thuốc thang cho người bệnh;
  • Người hành nghề bằng bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền chỉ được khám, chữa bệnh bằng chính bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp gia truyền đó;
  • Trong trường hợp có sản xuất một số dạng đóng gói sẵn để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị (cao, đơn, hoàn, tán hoặc các dạng khác) thì phải đăng ký với Sở Y tế tỉnh về công thức bài thuốc, quy trình sản xuất (kèm theo bản giải trình về cơ sở vật chất, thiết bị), công dụng, liều dùng, chống chỉ định và mẫu nhãn thuốc. Sở Y tế tỉnh sẽ xem xét thẩm định và công nhận đủ điều kiện thì mới được sản xuất. Thuốc chỉ để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị, không lưu hành trên thị trường theo đúng quy định của Luật Dược.

3. Hồ sơ xin cấp GCN hoạt động phòng chẩn trị cá thể y học cổ truyền

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu);
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám chữa bệnh;
  • Bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề;
  • Danh sách người đăng ký hành nghề tại phòng khám;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất cùng các thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức;
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
  • Hồ sơ nhân sự của người công tác chuyên môn Y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện cấp chứng chỉ hành nghề;
  • Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

4. Thủ tục xin cấp GCN hoạt động phòng chẩn trị cá thể y học cổ truyền

Bước 1: Cơ sở khám và chữa bệnh xin cấp Giấy phép hoạt động nộp hồ sơ tại các Trung tâm giao dịch hành chính của Sở Y tế.

Bước 2: Sở Y tế sẽ tiếp nhận và thu phí thẩm định theo đúng quy định rồi gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ tới cho người xin giấy phép

Bước 3: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ tại cơ sở xin cấp Giấy phép hoạt động:

  • Trường hợp nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì được sửa đổi hồ sơ trong 10 ngày công tác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có các văn bản thông báo với các cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian để giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
  • Trường hợp hồ sơ đã trọn vẹn và hợp lệ, Sở Y tế thành lập các đoàn thẩm định và cũng tiến hành các thủ tục thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.
  • Trường hợp không cấp Giấy phép hoạt động, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do.

Bước 4: Cơ sở nhận Giấy phép hoạt động tại Trung tâm “ Một cửa ” Sở Y tế, thu lệ phí theo hướng dẫn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com