1. Vì sao phải đăng ký nhãn hiệu?

– Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Có thể hiểu nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để người tiêu dùng, khách hàng có thể nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

– Việc không đăng ký nhãn hiệu có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như bị trùng hoặc để các các nhân, tổ chức khác lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi nhuận.

– Ảnh hưởng đến uy tín trong các hoạt động kinh doanh, trong suốt quá trình kinh doanh việc xây dựng và phát hiện một nhãn hiệu cần phải bỏ chi phí đầu tư và nhân lực. Tuy nhiên, việc không đăng ký nhãn hiệu có thể dẫn đến nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu đó kinh doanh trên thị trường các sản phẩm trên thị trường ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của mình.

 

2. Quyền đăng ký nhãn hiệu.

– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của cac tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý cho đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh.

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

– Người có quyền đăng ký nhãn hiệu, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

 

3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Phú Thọ.

Bước 1: Tìm đơn vị tư vấn về nhãn hiệu.

Luật LVN Group sẽ thực hiện việc tư vấn và hướng dẫn khách hàng về thông tin nhãn hiêu. Dựa trên thông tin, tài liệu khách hàng sẽ trao đổi về trình tự đăng ký nhãn hiệu, tư vấn để đảm bảo quyền lợi khi khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật LVN Group.

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu

– Sau khi đã được khách hàng cung cấp thông tin về nhãn hiệu, Luật LVN Group sẽ hỗ trợ khách hàng tra cứu để nhằm xác định khả năng đăng ký nhãn hiệu,thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu hay không. Khi đã có kết quả tra cứu nhãn hiệu thì sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ.

– Tài liệu cần chuẩn bị tra cứu nhãn hiệu:

+ Mẫu nhãn hiệu.

+  Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.

– Tra cứu nhãn hiệu gồm: tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu.

+ Tra cứu sợ bộ qua website: https://ipvietnam.gov.vn/. Thời gian tra cứu sơ bộ là 1 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ.Trường hợp sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu có khả năng đăng ký thì Luật LVN Group sẽ chuyển qua tra cứu chuyên sâu. Trường hợp tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký thì Luật LVN Group sẽ đưa ra giải pháp cho nhãn hiệu của khách hàng.

+ Tra cứu chuyên sâu được thực hiện sau khi tra cứu sợ bộ có kết quả là có khả năng. Việc tra cứu chuyên sâu phụ thuộc thuộc theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên Quý khách hàng nên cân nhắc tra cứu chuyên sâu để có thể xác định khả năng xem nhãn hiệu có được bảo hộ hay không.Tuy nhiên, việc tra cứu này chỉ mang tính chất tham khảo , thời gian tra cứu chuyên sâu giao động từ 1-3 ngày.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chuẩn bị như sau:

– Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

– Mẫu nhãn hiệu.

– Văn bản uỷ quyền cho Luật LVN Group đại diện cho cho khách hàng làm hồ sơ.

– Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.

– Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ, hiện tại Luật LVN Group sẽ hỗ trợ nộp cho khách hàng tại Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội theo địa chỉ 384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Bước 5: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu.

Cục sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra hình thức đối với đơn để đánh giá xem đơn có hợp lệ hay không. Trường hợp đơn hợp lệ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định chấp nhận đơn. Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối, nếu rõ lý do.

Bước 6: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sỡ hữu công nghiệp. Thời hạn công bố là 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ.

Bước 7: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Sau khi đã nộp hồ sơ, tài liệu đầy đủ thì sẽ tiến hành thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu. Trường hợp đơn đáp ứng điều kiện thì Cục sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu. Trường hợp đơn không đáp ứng điều kiện thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu.

Bước 8: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ thì Luật LVN Group sẽ hỗ trợ khách hàng hoặc hướng dẫn khách hàng nộp lệ phí cấp văn bằng.

Bước 9: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Sau khi đã nộp lệ phí cấp văn bằng. Cục sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong thời gian 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Phú Thọ của Luật LVN Group. Quý khách hàng còn nhiều vướng mắc vui lòng liên hệ qua số điện thoại 1900.0191 để được tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ của Luật sư.

Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 1900.0191 để được Luật sư Hotline hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn & Rất mong nhận được sự hợp tác!