Quảng Ninh là mảnh đất địa đầu Đông Bắc của Việt Nam, với vị trí địa chính trị đắc địa, có đường biên giới trên bộ và trên biển thông thương thuận lợi so với các địa phương khác trong cả nước. Là tỉnh duy nhất của Việt Nam hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên cho phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội mang tính đặc trưng của Việt Nam như: Biển – Tài nghuyên – Rừng – Du lịch – Biên giới, thương mại,… Có hệ thống các cửa khẩu thông thương với Trung Quốc trên đất liền và trên biển. Trung tâm số một ở Việt Nam về tài nguyên than đá, công nghiệp điện, xi măng, vật liệu xây dựng.

Ngoài ra Quảng Ninh còn là một địa danh giàu tiềm năng du lịch là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch Miền Bắc Việt Nam. Với hơn 600 danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử được xếp hạng. Hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên: Rừng, núi, nước non, biển đảo, sông hồ… đặc biệt có Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị cảnh quan và giá trị địa chất, địa mạo và được vinh danh là một trong 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Tập trung đông nhất công nhân mỏ có thu nhập cao là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp, phân phối hàng hóa.

Với điều kiện vị trí địa lý, văn hóa xã hội của tỉnh Quảng Ninh thì tiềm năng phát triển là rất lớn. Đặc biệt là với hệ thống các cửa khẩu thông thương với Trung Quốc thì thì trường hàng hóa, dịch vụ tại đây là rất tiềm năng. Do vậy vấn đề về nhãn hiệu ở Quảng Ninh luôn được đặt lên hàng đầu vì với thị trường lớn có quá nhiều mặt hàng, dịch vụ xuất hiện thì việc xâm phạm đến bản quyền rất dễ sảy ra, làm thiệt hại không chỉ là thời gian, tiền bạc mà còn tổn hại đến uy tín thương hiệu của doanh nghiệp. Để tháo dỡ mối lo ngại đó Luật LVN Group cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại tỉnh Quảng Ninh. 

 

1. Những vấn đề cần lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại tỉnh Quảng Ninh

1.1 Nhãn Hiệu là gì?

Theo Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009,2019 Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu này gọi là nhãn hiệu thông thường. Ngoài ra pháp luật còn quy định các loại nhãn hiệu khác như nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, các thức cung cấp dịch vụ, độ an toàn, độ chính xác, chất lượng hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ nhãn hiệu.

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

 

1.2 Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu, có nên đăng ký nhãn hiệu ?

Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì đăng ký bảo hộ thương hiệu là một quyền của cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu của mình. Do đó việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là thủ tục không bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên để thực hiện đầy đủ quyền nhãn hiệu và được bảo hộ nhãn hiệu trước các hành vi xâm phạm bản quyền thì chủ nhãn hiệu cần phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ ( trừ trường hợp đối với tên thương mại).

Sau khi thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ thì cá nhân/tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu có những lợi ích như sau:

Được bảo đảm xác lập toàn bộ quyền bảo hộ của mình đối với nhãn hiệu gồm quyền sử dụng, quảng cáo, in ấn nhãn hiệu lên các sản phẩm, nhượng quyền thương mại, nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu, nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cho cá nhân/tổ chức khác.

Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia giải quyết và xử phạt đối với  hành vi xâm phạm nhãn hiệu của đối tượng cạnh tranh trong cùng lĩnh vực kinh doanh.

Giúp chủ sở hữu nhãn hiệu kiểm tra xem hàng hóa/dịch vụ cảu mình có vi phạm pháp luật Sở hữu trí tuệ từ đó tránh rủi ro pháp lý và chi phí xây dựng thương hiệu cho người khác.

Đăng ký nhãn hiệu giúp tạo dựng niềm tin tới người tiêu dùng. Giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng giả, hàng thật. Từ đó xây dựng một nhãn hiệu mạnh cho chủ thể kinh doanh, sản xuất.

 

1.3 Tiêu chuẩn chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiệu

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc

– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác ( Khả năng phân biệt của nhãn hiệu được quy định tại Điều 74 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019).

 

1.4 Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó yêu cầu không được sử dụng, trừ tường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

 

2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại tỉnh Quảng Ninh

Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là bước quan trọng đầu tiền quyết định phần lớn việc đăng ký thành công nhãn hiệu. Bao gồm:

– Tờ khai đăng ký( theo mẫu của Bộ khoa học và công nghệ ban hành);

– Mẫu nhãn hiệu ( in kích cơ 5 cm x 5 cm, 9 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên tờ khai);

– Giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu nhãn hiệu( Chứng minh thư nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu);

– Giấy ủy quyền thực hiện các thủ tục( nếu uy quyền cho người khác thực hiện);

– Giấy Đăng ký kinh doanh của công ty sở hữu nhãn hiệu( trường hợp đăng ký dưới sở hữu công ty);

– Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn;

– Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt ( tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặc trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác);

– Trường hợp nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận

+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng/đặc thù của sản phẩm mang nhãn hiệu( nhãn hiệu tập thể dùng cho các sản phẩm có tính chất đặc thủ hoặc nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm, chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+  Bản đồ khu vực địa lý( nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Văn bản cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương của cơ quan có thẩm quyền để đăng ký nhãn hiệu( trường hợp có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Chủ thể đăng ký nhãn hiệu khi hoàn thiện hồ sơ cần xác định loại nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ và phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu cần bảo hộ trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Sau khi hoàn thiện hồ sơ đăng ký chủ thể đăng ký nhãn hiệu có thể nộp trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ theo các phương thức sau:

– Nộp trực tiếp tại các đơn vị của Cục Sở hữu trí tuệ: Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội; Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão,, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà  Nẵng.

– Nộp qua đường bưu điện: Người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó photo Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đến một trong các đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuê để chứng minh khoản tiền đã nộp.

– Nộp trực tuyến ( online) qua Cổng thông tin trực tuyến http://www.noip.gov.vn/ người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến; Được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

Bước 3: Quá trình thẩm định

Quá trình thẩm định gồm các bước thẩm định hình thức đơn, công bố đơn hợp lệ, thẩm định nội dung đơn.

– Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu về hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có hợp lệ hay không. Đơn đăng ký được thẩm định trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn và có thể bị kéo dài.

– Công bố đơn: Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận hợp lệ sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn. Thời hạn công bố là 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ.

– Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu. Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu về nhãn hiệu là quy trình  nhằm đánh gia khả năng được bảo hộ của đối tượng được bảo hộ nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Không áp dụng với đơn đăng ký thiết kế bố trí.

Thời gian tiến hành thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước 4: Nhận văn bằng bảo hộ

Nếu đơn đăng ký phù hợp với quy định thì sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Ngược lại đơn đăng ký không phù hợp với quy định sẽ bị từ chối.

Thời gian giải quyết đơn đăng ký là 12 tháng. Do số lượng công việc lớn kèm theo nhân lực xử lý thiếu hụt của Cục Sở hữu trí tuệ nên thời gian có thể bị kéo dài đến 24 tháng.

 

3. Đăng ký nhãn hiệu tại tỉnh Quảng Ninh

Là đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp, Luật LVN Group trực tiếp thực hiện các thủ tục trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp cho khách hàng. Trong đó có dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Hiện nay số lượng nhãn hiệu được đăng ký tại Luật LVN Group hàng tháng rất lớn nên Luật LVN Group tự tin rằng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của mình có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

STT Nhãn hiệu Số đơn Chủ nhãn hiệu Địa chỉ
1 Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại tỉnh Quảng Ninh 4-2021-36863 CÔNG TY CỔ PHẦN VƯỜN THỜI ĐẠI VIỆT NAM Dự án Times Garden Hạ Long, đường 25 tháng 4, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
2 Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại tỉnh Quảng Ninh 4-2021-36864 CÔNG TY CỔ PHẦN VƯỜN THỜI ĐẠI VIỆT NAM Dự án Times Garden Hạ Long, đường 25 tháng 4, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
3 Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại tỉnh Quảng Ninh 4-2022-03158 NGUYỄN THANH TRANG Số 354 phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
4 Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại tỉnh Quảng Ninh 4-2022-05504 ĐỒNG VĂN ĐỨC Thôn 9, phường Hải Đông, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
5 Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại tỉnh Quảng Ninh 4-2022-06413 CÔNG TY CỔ PHẦN ANSHEL GROUP Số 419, khu Vạn Yên, phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

 

4. Quá trình đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật LVN Group tại tỉnh Quảng Ninh

Tư vấn và tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký

Luật LVN Group tư vấn cho doanh nghiệp trước khi đăng ký nhãn hiệu những nội dung sau:

– Luật LVN Group hỗ trợ khách hàng tiến hành thủ tục tra cứ nhãn hiệu cả sở bộ và chuyên sâu

+ Tra cứu sơ bộ: Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu qua website: http://ipvietnam.gov.vn hoặc trang của wipo;

+ Tra cứu chuyên sâu: Sau khi tra cứu sơ bộ cho thây có khả năng đăng ký Luật LVN Group tiến hành tra cứu chuyên sâu để đánh giá kỹ hơn khả năng cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của khách hàng.

Từ đó đưa ra tư vấn về mẫu nhãn hiệu ban đầu có cần thay đổi không, có khả năng đăng ký thành công không.

– Tư vấn xác định loại nhãn hiệu. Phân nhóm hàng hóa, dịch vụ theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo thỏa ước Ni-xơ ( được chia thành 45 nhóm).

– Tư vấn điều chỉnh logo nhãn hiệu khi xảy ra tình trạng tương tự với những logo nhãn hiệu khác đã đăng ký bảo hộ;

– Tư vấn mô tả logo đăng ký một cách chính xác nhất nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bài của logo;

– Ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn mác bao bì, kiểu dáng sản phẩm.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Luật LVN Group trực tiếp soạn thảo hồ sợ, lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu. In Mẫu nhãn hiệu hàng hóa.

Hướng dẫn khách hàng cung cấp bổ sung hồ sơ, giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Luật LVN Group thay mật doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong thời hạn 1 ngày kể từ ngày ký hồ sơ. Chuyển giao hồ sơ tờ khai có dấu nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cho doanh nghiệp trong thời hạn 1 ngày.

Theo dõi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Quá trình thẩm định hình thức đơn đăng ký, nội dung đơn đăng ký, thông báo tranh chấp, thông báo cấp văn bằng Luật LVN Group sẽ theo dõi từng bước và thông báo cho khách hàng.

Soạn thảo công văn trả lời, phúc đáp công văn thông báo của Cục Sở hữ trí tuệ. Xác lập quyền ưu tiên đăng ký logo thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Nhận công văn thông báo chấp nhận đơn hợp lệ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ( 1 tháng kể từ ngày nộp đơn);

Nhận thông báo cấp Giấy chứng nhận của Cục sở hữu tuệ Việt Nam ( 6 tháng kể từ ngày đăng công báo của Cục Sở hữu trí tuệ);

Giấy chứng nhận có hiệu lực 10 năm kể từ ngày đăng ký ( có thể gia hạn thêm 10 năm mỗi lần). Có gia trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

 

5. Phương thức tiếp nhận dịch vụ

Luật LVN Group chúng tôi có đội ngũ Luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm bậc nhất trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Với kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Công ty Luật LVN Group cam kết cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu với chất lượng cao nhất trong thời gian lý tưởng nhất.

Nếu bạn cần báo giá chi tiết dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại tỉnh Quảng Ninh có thể liên hệ tới Công ty Luật LVN Group qua các hình thức sau:

– Liên hệ trao đổi trực tiếp với Luật sư Hotline theo số điện thoại 1900.0191 hoặc Email: [email protected] để được hỗ trợ và báo giá dịch vụ cụ thể.

– Liên hệ trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài Hotline: 1900.0191 để được tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác !