Thương hiệu là một thuật ngữ được sử dụng dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing. Nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng, về sự tin tưởng cũng nhưu uy tín của chính thương hiệu. Nó được xem như là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một số sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nào đó của một doanh nghiệp. Tuy nhiên các quý doanh nhân cần lưu ý rằng, thương hiệu không phải là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay hiểu đơn giản hơn, thương hiệu không được pháp luật bảo hộ quyền. Để có thể được hình thành và tạo dựng nên một thương hiệu thì doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của. Đó là cả một quá trình từ xác định công chúng mục tiêu; tuyên bố sự mệnh của thương hiệu, nghiên cứu thị trường…

Do vậy chúng ta không thể đăng ký thương hiệu theo luật pháp được mà thay vào đó, cái mà quý doanh nhân cần đăng ký chính là nhãn hiệu – là yếu tố cấu thành nên thương hiệu. Một thương hiệu có thể có rất nhiều nhãn hiệu. Ví dụ như khi nhắc đến Honda chúng ta sẽ thường nghĩ ngay đến các loại xe như Vision, Wave alpha, SH, Airblade… 

Và sau khi đã khái quát chung cho quý độc giả hiểu rõ thế nào là thương hiệu và cái mà quý độc giả cần quan tâm ở đây khi muốn tạo dựng cho mình một thương hiệu riêng là gì, thì ngay sau đây, Luật LVN Group sẽ hướng dẫn các thủ tục chi tiết để quý độc giả có nhu cầu có thể đăng ký nhãn hiệu tại tỉnh Bắc Kạn: 

 

1. Đôi nét về tình hình đăng ký nhãn hiệu tai tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam, được biết đến là một tỉnh với nhiều sản phẩm đặc sản vô cùng chất lượng. Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất và kinh doanh các đặc sản địa phương đã thu được nhiều thành quả to lớn, góp phần nâng cao thu nhập của người dân. Và nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho nông, lâm sản, các sản phẩm làng nghề, cũng như bảo vệ người sản xuất, người tiêu dùng, đảm bảo uy tín và thương hiệu sản phẩm, trong nhiều năm qua Chính quyền địa phương tỉnh đã chung tay góp sức cùng nhân dân, hỗ trợ người dân trong tỉnh tiếp cận đến chuyên môn đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các loại sản phẩm và đặc sản địa phương nơi đây. 

Một số đặc sản nổi tiếng đã được bảo hộ phải kể đến như sản phẩm hồng không hạt, quýt đã được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý; gạo bao thai Chợ Đồn, gạo nếp Khẩu nua lếch Ngân Sơn, chè Shan tuyết xã Bằng Phúc đã được cấp Nhãn hiệu tập thể. Trong đó chè Shan tuyết Bằng Phúc (Chợ Đồn) là một trong những sản phẩm duy trì và phát triển tốt thương hiệu đã được bảo hộ bởi chất lượng tốt, hương vị đặc biệt khác với các loại chè thông thường và được kết hợp cùng với sự quảng bá trong và ngoài tỉnh thông qua nhiều chương trình tiếp xúc thương mại của địa phương. 

Bên cạnh đó vào năm 2021, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã công bố danh sách 8 sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đạt giải Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam phải kể đến như: Tinh bột nghệ nếp đỏ cao cấp của Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Thành; Viên tinh nghệ đen mật ong của Công ty Cổ phần Nông sản Bắc Kạn; Rượu muối men lá và giấm chuối của Hợp tác xã Rượu chuối Tân Dân,…

Và đặc biệt phải kể đến là sản phẩm Miến dong – được cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu tập thể vào cuối năm 2012 và đến năm 2020, sản phẩm này tiếp tục được bảo hộ dưới hình thức Chỉ dẫn địa lý đã có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chính quyền cũng như người dân trong việc duy trì diện tích trồng dong riềng, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng cũng như thương hiệu miến dong. Từ chỗ chỉ trồng tự phát, mang tính tự cung tự cấp thì ngày nay khi đã nhận ra miến dong đem lại giá trị cao, nhận được sự khuyến khích, hỗ trợ của tỉnh, diện tích trồng dong riềng ngày càng tăng và Miến dong Bắc Kạn đã trở thành một sản phẩm hàng hóa có giá trị cao được người tiêu dùng ưa chuộng và được mở rộng sản xuất ở các địa phương trong tỉnh với quy mô, công suất lớn. Chưa dừng lại ở đó, bằng nỗ lực kết nối và quảng bá tới các đối tác, sản phẩm miến dong Bắc Kạn lần đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu bởi HTX Tài Hoan vào năm 2020, mở ra những cơ hội mới đối với sản phẩm nông sản của Bắc Kạn nói chung và sản phẩm mang bảo hộ sở hữu trí tuệ nói riêng. 

Có thể thấy, nhờ có sự can thiệp của Sở Khoa học và Công nghệ cùng với chính quyền tỉnh mà rất nhiều sản phẩm đặc sản ở địa phương đã đi từ “tự cung tự cấp” cho đến kinh doanh, quảng bá du nhập vào thị trường khắp cả nước và vươn tầm thế giới. Do vậy việc đăng ký nhãn hiệu để làm nên thương hiệu cho các sản phẩm nông, lâm sản phát triển rộng rãi, được nhiều người tin dùng là vô cùng cần thiết tại một nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi như tỉnh Bắc Kạn. 

 

2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại tỉnh Bắc Kạn

Vâng hiểu được vai trò của việc đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm tại tỉnh Bắc Kạn thì chắc hẳn các quý độc giả đang rất nôn nóng muốn biết được thủ tục đăng ký có đơn giản hay phức tạp, rắc rối để có thể sở hữu cho mình một thương hiệu riêng tại nơi đây? Vậy hãy để Luật LVN Group hướng dẫn các độc giả về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại tỉnh Bắc Kạn ngay tại phần dưới đây:

Để có thể sở hữu cho mình một thương hiệu, quý độc giả cần phải trải qua các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Đối với bất kỳ thủ tuc hành chính nào thì bước đầu tiên mà quý độc giả cần quan tâm đến là hồ sơ cần chuẩn bị. Theo đó thành phần hồ sơ sẽ bao gồm:

* Tài liệu tối thiểu: 

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (đánh máy, in): mẫu số 04-NH tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

– 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo

– Chứng từ nộp phí, lệ phí

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì ngoài các tài liệu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm những tài liệu bắt buộc như quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, bản thuyết minh về sản phẩm mang nhãn hiệu… Nếu quý khách thuộc trường hợp đăng ký nhãn hiệu tập thể, quý khách hãy liên hệ trực tiếp với Công ty Luật LVN Group qua các kênh liên hệ được gắn ở cuối bài viết để nhận sự hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn của Luật sư về thành phần hồ sơ cũng như những lưu ý cần thiết phải chú trọng. 

Ngoài ra, quý khách khi khai trong tờ khai và in mẫu nhãn hiệu cũng cần có sự lưu ý nhất dịnh để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Luật LVN Group sẽ sẵn sàng hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ đầy đủ cho quý khách khi quý khách lựa chọn dịch vụ pháp lý đăng ký thương hiệu tại tỉnh Bắc Kạn của công ty. 

* Tài liệu khác (nếu có)

Đây là những tài liệu phát sinh trong trường hợp đặc biệt, tùy theo tình huống của khách hàng mà Luật sư phía Công ty chúng tôi sẽ đưa ra những tài liệu cần thiết kèm theo hồ sơ. Một số tài liệu có thể kể đến như giấy ủy quyền, tài liệu xác nhận quyền đăng ký, tài liệu chứng minh quyền ưu tiên…

Cần lưu ý đối với hồ sơ đăng ký (đơn đăng ký) sẽ có những yêu cầu chung, quý khách cần nắm rõ để tránh sai xót khiến cơ quan có thẩm quyền sẽ phải trả lại hồ sơ yêu cầu quý khách sửa đổi, hoàn thiện bổ sung, từ đó cũng gây mất thời gian và công sức của quý khách. 

Bước 2: Nộp hồ sơ

Và sau khi đã hoàn tất hồ sơ, bước tiếp theo quý khách cần nộp hồ sơ hợp lệ đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền ở đây chính là Cục sở hữu trí tuệ hoặc văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ. Tại tỉnh Bắc Kạn, quý khách sẽ nộp hồ sơ đến các địa điểm sau:

– Trụ sở Cục sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố HCM

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 

Đó là những cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho quý khách. Quý khách có thể nộp hồ sơ theo hình thức bưu điện bởi khoảng cách địa lý khá xa, hoặc quý khách sẽ nộp hồ sơ theo hình thức online. Tuy nhiên đối với hình thức online cần có điều kiện nhất định. Nếu quý khách sử dụng hình thức nộp qua bưu điện thì cần lưu ý phải chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó photo Giấy biện nhận chuyển tiền gửi kèm với hồ sơ, chuyển đến một trong các địa điểm trên của Cục sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

Bước 3: Theo dõi kết quả và đóng phí cấp văn bằng

Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được theo dõi qua hai giai đoạn thẩm định chính là thẩm định hình thức và thẩm định nội dung:

– Thẩm định hình thức sẽ kéo dài trong 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

– Thẩm định nội dung sẽ hoàn tất trong vòng không quá 09 tháng kể từ ngày đơn được đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp

– Thời hạn cấp văn bằng: nếu nhãn hiệu đạt đủ điều kiện để cấp văn bằng, Cục sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo đóng lệ phí Cấp văn bằng. Và trong khoảng thời gian từ 02 đến 03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng, Cục sở hữu trí tuệ sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng) cho quý khách. 

Như vậy có thể ước tính với mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ mất khoảng 13 đến 18 tháng để xử lý, giải quyết đính từ ngày nộp đơn đến khi quý khách được cầm trong tay Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 

 

3. Các loại phí cần phải nộp khi đăng ký nhãn hiệu?

Ngay sua khi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được tiếp nhận tại Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ của môt trong các địa điểm trên, quý khách sẽ phải tiến hành nộp các khoản phí và lệ phí sau: 

+ Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: 150.000 VNĐ

+ Phí công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 120.000 VNĐ

+ Phí thẩm định đơn (thẩm định nội dung): 550.000 VNĐ

+ Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000 VNĐ

Các loại phí trên chỉ áp dụng cho 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ (trong nhóm không quá 06 sản phẩm/ dịch vụ cụ thể)

Trong trường hợp mỗi nhóm sản phẩm/ dịch vụ phát sinh thêm sản phẩm thứ 07, quý khách sẽ phải bổ sung thêm các khoản chi phí sau:

+ Phí tra cứu cho sản phẩm/ dịch vụ thứ 07 trở đi: 30.000 VNĐ một sản phẩm/ dịch vụ

+ Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/ dịch vụ thứ 07 trở đi: 120.000 VNĐ một sản phẩm/ dịch vụ

Lưu ý, trên đây là các khoản phí bắt buộc phải nộp theo quy định của pháp luật khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Phí trên chưa bao gồm các khoản lệ phí khác như chi phí bưu điện khi quý khách lựa chọn nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu điện, chi phí chi trả cho dịch vụ pháp lý nếu quý khách lựa cọn một cơ sở đại diện quý khách thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu. 

 

4. Tại sao phải lựa chọn dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật LVN Group?

Tỉnh Bắc Kạn cách Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội khoảng 178km và cách văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 955km. Chính vì vậy để tiết kiệm thời gian di chuyển cũng như công sức nghiên cứu hồ sơ của quý khách, Công ty Luật LVN Group đã nhanh chóng triển khai đến quý khách hàng dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu tại khắp các địa bàn trên cả nước nói chung và tại tỉnh Bắc Kạn nói riêng để kịp thời đáp ứng nhu cầu sở hữu cho mình một thương hiệu riêng của quý khách hàng. 

Bên cạnh đó, trải qua hai giai đoạn thẩm định nội dung và thẩm định hình thức, nhãn hiệu vẫn có nguy cơ bị từ chối do người nộp đơn quên mất các mốc thời gian quan trọng cần phải nộp phí hoặc đơn giản hồ sơ của quý khách chuẩn bị chưa chuẩn với những yêu cầu chung mà pháp luật đưa ra. Do vậy để không gặp phải các rủi ro trên, quý khách hàng tại tỉnh Bắc Kạn nói riêng và quý khách hàng trên toàn quốc nói chung ngày nay đã triển khai nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các Đại diện Sở hữu công nghiệp uy tín.

Và Công ty Luật LVN Group chúng tối là một tổ chức Đại diện Sở hữu Công nghiệp có trên 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên được đào tạo chuyên môn, có tư duy nhạy bén và dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, Luật LVN Group luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng hoàn thành giấc mơ sở hữu cho mình một nhãn hiệu, một thương hiệu riêng phục vụ cho sự nghiệp kinh doanh của quý khách hàng. Luật sư bên công ty sẽ luôn đồng hành cùng quý khách hàng ngay từ khi quý khách có ý định muốn sở hữu một nhãn hiệu cho đến khi quý khách cầm trên tay Giấy chứng nhân đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình.

 

5. Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật LVN Group có gì?

Ngay khi quý khách tin tưởng và lựa chọn Công ty Luật LVN Group là tổ chức đại diện cho quý khách tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu, chúng tôi sẽ tiếp nhận yêu cầu và những thông tin cần thiết của quý khách để phục vụ cho quá trình tư vấn về hồ sơ đăng ký cho quý khách

Trước khi đăng ký nhãn hiệu, quý khách đặc biệt cần phải lưu ý về khả năng đăng ký nhãn hiệu của mình. Sau khi nhận được thông tin về mẫu nhãn hiệu và sản phẩm/ dịch vụ dự định đăng ký, Luật sư sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ giúp quý khách trên trang Thư viện số của Cục Sở hữu trí tuệ và chuyển qua tra cứu chuyên sâu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu. Đây chính là bước quan trọng nhất và không thể bỏ qua trước khi quý khách tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Trên thực tế chúng tôi nhận thấy có rất nhiều khách hàng có ý tưởng phong phú cho nhãn hiệu của mình, tuy nhiên khi hỏi đến bước tra cứu này dường như chưa quý khách nào biết đến, do vậy rất dễ xảy ra sự trùng lặp hoặc nhãn hiệu không đảm bảo tiêu chí để được đăng ký

Tiếp đến, sau khi đánh giá cụ thể được khả năng đăng ký của nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu chưa phù hợp, Luất ư sẽ hướng dẫn và đưa ra các giải pháp khắc phục cho quý khách lựa chọn. Nếu nhãn hiệu có khả năng đăng ký, Công ty sẽ triển khai soạn thảo hồ sơ hợp lệ và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trong thời gian sớm nhất cho quý khách hàng. Với vị thế địa lý thuận lợi, công ty có trụ sở chính ngay tại trung tâm Hà Nội, rất gần với trụ sở của Cục sở hữu trí tuệ Hà Nội, chúng tôi hoàn toàn có thể thuận tiện thực hiện các thủ tục nhanh gọn cho quý khách trong thời gian sớm nhất có thể. Công ty sẽ dảm bảo nộp lệ phí theo đúng các mốc thời gian cho quý khách ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. 

Và cuối cùng, sau khi trải qua các giai đoạn thẩm định, nếu nhãn hiệu đạt đủ điều kiện để được cấp văn bằng, Cục sở hữu trí tuệ sẽ gửi đến công ty thông báo đóng lệ phí Cấp văn bằng. Luật LVN Group sẽ tiến hành đóng phí và bàn giao Văn bằng chính là Giấy chứng nhận đăng ky nhãn hiệu cho quý khách ngay sau khi nhận được. 

Như vậy khi đến với chúng tôi, quý khách hoàn toàn có thể an tâm đăng ký nhãn hiệu mà không phải lo về vấn đề khoảng khách địa lý cũng như lo lắng về hồ sơ có hợp lệ hay không. Quý khách chỉ cần cung cấp mẫu nhãn hiệu và sản phẩm/ dịch vu dự định đăng ký, Luật sư chuyên mảng pháo lý Sở hữu trí tuệ sẽ đại diện theo ủy quyền của quý khách tiến hành mọi hoạt động tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu và hoàn tất thủ tục cho đến khi ra được Văn bằng trên tay quý khách. Nếu quý khách đang ấp ủ trong mình mong muốn được sở hữu một nhãn hiệu cho sản phẩm của mình tại tỉnh Bắc Kạn và tin tưởng gửi gắm giấc mơ đó cho Công ty Luật LVN Group, vậy đừng chần chừ mà hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi qua các kênh liên lạc được gắn ở cuối bài viết để trải nghiệm sự hỗ trợ nhiệt tình, chất lượng đến từ đội ngũ Luật sư của công ty!

Trên đây là toàn bộ thông tin về Thủ tục đăng ký thương hiệu tại tỉnh Bắc Kạn. Mọi vướng mắc quý khách vui lòng trao đổi trực tiếp qua tổng đài tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ: 1900.0191 để Luật sưu tư vấn Sở hữu trí tuệ qua tổng đài có thể giải đáp thắc mắc của quý khách.

Nếu quý khách cần báo giá chi tiết dịch vụ đăng ký thương hiệu tại tỉnh Bắc Kạn hoặc các tỉnh thành trên cả nước, quý khách có thể trao đổi trực tiếp với Luật sư Hotline qua số điện thoại: 1900.0191 hoặc liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: [email protected] để được hỗ trợ báo phí dịch vụ cụ thể.  Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách!