Đã nhiều năm, chứng minh nhân dân hay các giấy tờ tùy thân khác là một phần không thể thiếu của hồ sơ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, từ năm tới, khi đi khám, chữa bệnh, người dân đã có thể bỏ qua loại giấy tờ này. Từ 2023, không cần giấy tờ tùy thân khi khám chữa bệnh BHYT.
1. Hướng dẫn cấp, đổi thẻ BHYT trên Cổng dịch vụ công quốc gia
Bước 1: Thực hiện thủ tục đăng ký trên Cổng dịch vụ công quốc gia
Sau khi tổ chức, cá nhân truy cập địa chỉ https:dichvucong.gov.vn, nếu đã có tài khoản thì chọn mục “Đăng nhập”; nếu không có tài khoản chọn mục “Đăng ký”.
Trong phần đăng ký, tổ chức, cá nhân khai lựa chọn phương thức đăng ký là “Công dân” hoặc “Doanh nghiệp”; Tiếp đó chọn Logo Bảo hiểm xã hội để đăng ký, tại giao diện này sẽ nhập các thông tin có liên quan như: Số CMND/CCCD; Mã số BHXH (nếu không nhớ bấm mục “Tra cứu mã BHXH” ở bên cạnh); Họ tên; Ngày sinh; Số điện thoại …
Sau khi hoàn tất phần đăng ký, bấm vào mục “Dịch vụ công trực tuyến”, chọn mục “Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất”.
Tiếp theo chọn “Đồng ý” rồi chọn “Nộp trực tuyến”.
2. Những trường hợp nào được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
Tại Điều 12 của thông tư 40/2015/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về sử dụng Giấy chuyển tuyến và Giấy hẹn khám lại trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
- Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
- Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
- Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày công tác, kể từ ngày ký;
- Riêng một số trường hợp mắc bệnh mạn tính, trong đó có các bệnh như hội chứng viêm thận mạn, suy thận mạn, chạy thận nhân tạo chu kỳ… thì được sử dụng giấy chuyển tuyến từ cơ sở y tế tuyến trước từ ngày được giới thiệu cho đến hết ngày 31/12 của năm đó.Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó;
- Việc sử dụng Giấy hẹn khám lại: Mỗi Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng 01 (một) lần theo thời gian ghi trong Giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Người bệnh được cấp cứu ở bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào.
3. Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh;
- Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền);
- Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn;
- Đối với trường hợp cấp cứu: Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án. Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định;
- Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn;
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đi công tác, học tập, công tác lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.