Thủ Tục Mở Công Ty Chế Biến Dầu Thực Vật Có Vốn Nước Ngoài

THIẾU MỞ BÀI

Thủ Tục Mở Công Ty Chế Biến Dầu Thực Vật Có Vốn Nước Ngoài

1. Điều kiện đầu tư:

Theo pháp luật Việt Nam: Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.

Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Quy trình thành lập công ty chế biến dầu thực vật có vốn đầu tư nước ngoài :

Bước 1: Đăng kí đầu tư

Theo quy định của Luật đầu tư năm 2014, nhà đầu tư nước người khi thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam cần thực hiện thủ tục đăng kí đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư.

3. Thủ tục thành lập công ty sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đối với công ty TNHH. Hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên).
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người uỷ quyền theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người quản lý; Danh sách người uỷ quyền theo ủy quyền (đối với thành viên là tổ chức);
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp.

Đối với công ty Cổ phần:

  • Hồ sơ gồm
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người uỷ quyền theo ủy quyền nếu có cổ đông là tổ chức).
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người uỷ quyền theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người quản lý; Danh sách người uỷ quyền theo ủy quyền (đối với thành viên là tổ chức);
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp.
  • Khắc dấu và thông báo mẫu dấu
  • Công ty thực hiện khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
  • Công ty có quyền quyết định mẫu dấu và số lượng con dấu.
  • Cơ quan tiếp nhận: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời gian xử lý: khoảng 5-8 ngày công tác

Bước 2: Đăng kí thành lập doanh nghiệp

Căn cứ theo Luật doanh nghiệp hiện hành, việc thành lập doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục sau:

4. Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông của công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
  • Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
  • Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, văn bản uỷ quyền của người uỷ quyền theo uỷ quyền của tổ chức ;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
  • Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
  • Thời hạn giải quyết: 05 – 07 ngày công tác.
  • Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Hồ sơ:

  • Đơn đề nghị theo Mẫu
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm

5. Cơ quan có thẩm quyền cấp:

Bộ Công thương cấp GIấy chứng nhận với cơ sở chế biến Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

Sở Công thương cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận với cơ sở chế biến Dầu thực vật: Dưới 50 ngàn tấn sản phẩm/năm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com