Thủ Tục Và Điều Kiện Mở Phòng Khám Tư Tai Mũi Họng TP. HCM

Mở phòng khám chuyên khoa là điều kiện bắt buộc khi các tổ chức hoặc cá nhân có mong muốn hoạt động cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, trong đó bao gồm phòng khám tư nhân về chuyên khoa tai mũi họng. Thủ tục mở phòng khám tư tai mũi họng tại thành phố Hồ Chí Minh có yêu cầu đặc biệt gì khác so với các tỉnh thành còn lại được không? Cùng nghiên cứu qua nội dung trình bày dưới đây.

Đối với phòng khám chuyên khoa tai mũi họng tại thành phố Hồ Chí Minh, bất kể hoạt động theo mô hình công lập hay tư nhân thì đều phải đáp ứng các điều kiện về yêu cầu hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nói chung. Căn cứ, để được phép hoạt động, phòng khám tư nhân tai mũi họng cần:

Thủ Tục Và Điều Kiện Mở Phòng Khám Tư Tai Mũi Họng TP. HCM

Thủ tục và điều kiện mở phòng khám tư tai mũi họng TP. HCM

1. Có chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo hướng dẫn của pháp luật về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

  • Chủ phòng khám thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo hướng dẫn của pháp luật về doanh nghiệp để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư theo hướng dẫn.
  • Cơ quan thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.
  • Một số loại hình doanh nghiệp phổ biến: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, …
  • Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp tiến hành xin cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa tai mũi họng để được hoạt động chính thức.

2. Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa tai mũi họng tại thành phố Hồ Chí Minh

  • Cơ sở vật chất của phòng khám:
    • Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
    • Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;
    • Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10m2 và nơi đón tiếp người bệnh, trừ phòng tư vấn khám bệnh qua điện thoại, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị y tế.
    • Có buồng thủ thuật với diện tích ít nhất là 10 m2 nếu có thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant);
    • Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo hướng dẫn của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật, buồng cắm Implant, buồng kế hoạch hóa gia đình;
    • Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
  • Thiết bị y tế:
    • Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
    • Có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;
    • Phòng tư vấn khám bệnh qua điện thoại, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị y tế phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với hoạt động tư vấn đã đăng ký.
  •  Nhân sự:
    • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó;
    • Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác công tác trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
  • Phạm vi hoạt động chuyên môn – Phòng khám tư chuyên khoa tai mũi họng
  • Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu về tai mũi họng;
  • Viêm xoang, chọc dò xoang, chọc hút dịch u nang;
  • Chích rạch viêm tai giữa cấp;
  • Chích rạch áp xe amidan;
  • Cắt polip đơn giản, u bã đậu, u nang lành, u mỡ vùng tai mũi họng;
  • Cầm máu cam;
  • Lấy dị vật vùng tai mũi họng, trừ dị vật ở thanh quản, thực quản;
  • Đốt họng bằng nhiệt, bằng laser;
  • Nạo VA;
  • Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tiễn của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.

Đáp ứng trọn vẹn những điều kiện trên, phòng khám thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám tư chuyên khoa tai mũi họng.

3. Thủ tục mở phòng khám tư tai mũi họng tại thành phố Hồ Chí Minh

1. Cơ quan thực hiện:

Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa tai mũi họng được quy định như sau:

  • Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế hoặc thuộc các bộ khác (trừ Bộ Quốc phòng).
  • Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng.

Vì vậy, tùy từng trường hợp, phòng khám tư chuyên khoa tai mũi họng tại thành phố Hồ Chí Minh nộp hồ sơ đến các đơn vị có thẩm quyền khác nhau, cụ thể:

  • Bộ Y tế, nơi nộp hồ sơ: Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế. Địa chỉ: 138A Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
  • Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, nơi nộp hồ sơ: Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: 59 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện.

3. Trình tự thực hiện:

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám tư tai mũi họng, đơn vị tiếp nhận xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở để thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động:

  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày công tác, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, ra thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đơn vị có thẩm quyền thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.

4. Thời hạn giải quyết:

  • Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám tư nhân tai mũi họng tại thành phố Hồ Chí Minh:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
  • Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư theo hướng dẫn;
  • Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế;
  • Hồ sơ nhân sự của người công tác chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
  • Tài liệu chứng minh phòng khám đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
  • Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com