Trường hợp hàng hóa là thực vật quá cảnh thuộc đối tượng phải kiểm dịch thực vật theo hướng dẫn thì phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quá cảnh hoặc Thông báo miễn kiểm dịch khi làm thủ tục quá cảnh tại Việt Nam.
Quy định về kiểm dịch thực vật quá cảnh: Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi quá cảnh Việt Nam phải được đơn vị chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương đồng ý và kiểm dịch tại cửa khẩu đầu tiên nơi vật thể được đưa vào Việt Nam.
Theo quy định, các vật thể thuộc diện phải kiểm dịch thực vật quá cảnh tại Việt Nam bao gồm các nhóm dưới đây:
Thực vật: Gồm cây và các bộ phận của cây còn sống được sử dụng làm giống hoặc sử dụng cho các mục đích khác;
1. Các sản phẩm từ thực vật:
- Các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ cây;
- Các loại tấm, cám, khô dầu, bột, tinh bột, sợi, mùn cưa, dược liệu;
- Cọng thuốc lá, thuốc lá sợi, thuốc lào sợi, thuốc lá điếu, xì gà, men bia, men rượu, men thức ăn chăn nuôi, chè, bông, xơ dừa, sắn lát, mây, song, tre, nứa, chiếu cói, rơm, rạ, cỏ, bèo và thực vật biển;
- Gỗ và các sản phẩm của gỗ (trừ gỗ và các sản phẩm của gỗ có Giấy thông báo miễn kiểm dịch theo hướng dẫn);
- Hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc thực vật;
- Các loại bao bì đóng gói, vật liệu chèn lót, giá thể trồng cây có nguồn gốc thực vật;
- Thức ăn chăn nuôi hoặc nguyên liệu chế biến có nguồn gốc từ thực vật;
- Cao su mủ, nhựa cây, gôm tự nhiên, bột giấy, giấy cuộn;
- Các loại nấm, mộc nhĩ;
- Các loại phân hữu cơ, phân vi sinh;
- Bột cá, phế liệu tơ tằm, kén tằm, lông, da, xương, sừng, móng và cánh kiến;
- Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroids, cỏ dại và các loại tiêu bản thực vật phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học;
- Phương tiện vận chuyển, sản xuất, bảo quản vật thể;
- Các vật thể khác có khả năng mang dịch hại kiểm dịch thực vật.
Vì vậy, đối với doanh nghiệp có thực vật thuộc một trong các nhóm như nêu trên quá cảnh tại Việt Nam phải tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật với đơn vị có thẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực phẩm quá cảnh khi đáp ứng đủ điều kiện. Việc đăng ký kiểm dịch thực được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân trước khi nhập khẩu, quá cảnh vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải đăng ký, nộp hồ sơ cho đơn vị chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương để kiểm dịch;
- Tổ chức, cá nhân trước khi xuất khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải đăng ký, nộp hồ sơ cho đơn vị chuyên ngành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật nơi gần nhất để kiểm dịch.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quá cảnh
- Cơ quan thực hiện: Cơ quan kiểm dịch thực vật
- Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân là chủ thể vật phải thực hiện kiểm dịch thực vật quá cảnh tại Việt Nam.
- Trình tự thực hiện kiểm dịch thực vật quá cảnh
Việc kiểm dịch vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được quy định như sau:
Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật
- Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại đơn vị kiểm dịch thực vật.
- Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật quá cảnh
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định.
- Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do nước xuất khẩu cấp.
Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
-
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo hướng dẫn. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì đơn vị kiểm dịch thực hiện hướng dẫn chủ vật thể bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn.
Bước 3: Kiểm tra vật thể
- Trong thời hạn 01 (một) ngày công tác kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đơn vị chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật quyết định và thông báo cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật về địa điểm và thời gian tiến hành kiểm dịch;
- Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, đơn vị kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:
- Kiểm tra sơ bộ: Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở, khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.
- Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra tình trạng bao gói và độ nguyên vẹn của lô hàng; Phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.
- Trường hợp tình trạng bao gói của lô vật thể không đảm bảo thì chủ vật thể phải bao gói lại.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quá cảnh
- Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quá cảnh cho lô vật thể trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật quá cảnh.
- Trường hợp kéo dài hơn 24 (hai mươi tư) giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì đơn vị chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.
- Trường hợp phát hiện lô vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ thì đơn vị kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp theo hướng dẫn.
3. Quy định một số điều kiện trong khi gửi và nhận hàng:
- Lô vật thể được phép gieo trồng, sử dụng tại địa điểm quy định trên;
- Lô vật thể được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo lộ trình trên và phải tuân thủ mọi quy định về kiểm dịch thực vật quá cảnh của Việt Nam;
- Báo ngay cho đơn vị Kiểm dịch thực vật/ Bảo vệ thực vật nơi gần nhất khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam (trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, sử dụng, gieo trồng, …).