Xây dựng hiệu quả các hoạt động năng lượng và áp dụng toàn diện hệ thống trong toàn tổ chức nhằm phát triển hoạt động kinh doanh, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng (ISO 50001:2018) là một trong những tiêu chuẩn mà rất nhiều tổ chức hiện nay áp dụng và đăng ký cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn.
1. ISO 50001:2018
ISO 50001:2018 quy định các yêu cầu để thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý năng lượng (EnMS). Kết quả dự kiến là cho phép tổ chức tuân theo cách tiếp cận có hệ thống để đạt được sự cải tiến liên tục về hiệu suất năng lượng và Hệ thống quản lý năng lượng.
ISO 50001:2018:
- Có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào bất kể loại hình, quy mô, mức độ phức tạp, vị trí địa lý, văn hóa tổ chức hoặc các sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức đó gửi tới;
- Có thể áp dụng cho các hoạt động ảnh hưởng đến hiệu suất năng lượng do tổ chức quản lý và kiểm soát;
- Có thể áp dụng bất kể số lượng, mức độ sử dụng hoặc loại năng lượng tiêu thụ;
- Yêu cầu chứng minh về cải tiến hiệu suất năng lượng liên tục, nhưng không xác định mức độ cải thiện hiệu suất năng lượng cần đạt được;
- Có thể được sử dụng độc lập hoặc được điều chỉnh hoặc tích hợp với các hệ thống quản lý khác.
Mục đích của ISO 50001:2018 là cho phép các tổ chức thiết lập các hệ thống và quy trình cần thiết để cải tiến liên tục hiệu suất năng lượng, bao gồm hiệu quả năng lượng, sử dụng năng lượng và tiêu thụ năng lượng. Tài liệu này quy định các yêu cầu của hệ thống quản lý năng lượng (EnMS) đối với một tổ chức. Việc thực hiện thành công một EnMS hỗ trợ một nền văn hóa cải tiến hiệu suất năng lượng phụ thuộc vào cam kết từ tất cả các cấp của tổ chức, đặc biệt là lãnh đạo cao nhất. Trong nhiều trường hợp, điều này liên quan đến những thay đổi văn hóa trong một tổ chức.
2. Cấu trúc ISO 50001:2018
- Phạm vi
- Tài liệu cân nhắc bản quy phạm
- Điều khoản và định nghĩa
- Bối cảnh của tổ chức
- Khả năng lãnh đạo
- Lập kế hoạch
- Ủng hộ
- Hoạt động
- Đánh giá hiệu suất
- Cải thiện
3. Quy trình cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 50001:2018
- Bước 1: Đăng ký chứng nhận
- Bước 2: Xem xét và lập kế hoặc đánh giá
- Bước 3: Đánh giá tài liệu
- Bước 4: Đánh giá hiện trường
- Bước 5: Thẩm xét hồ sơ
- Bước 6: Cấp giấy chứng nhận
- Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ
- Bước 8: Đánh giá chứng nhận lại
4. Thủ tục cấp chứng nhận thực hiện cụ thể như sau:
1. Yêu cầu chứng nhận
Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận. Cách thức thực hiện: Thông quan bản đăng ký chứng nhận và hợp đồng/thỏa thuận.
- Tổ chức lựa chọn một đơn vị chứng nhận đủ điều kiện theo hướng dẫn.
- Phiếu Đăng ký chứng nhận bao gồm các thông tin liên quan tới doanh nghiệp. Ví dụ: Tên doanh nghiệp; Địa điểm đánh giá; Lĩnh vực sản xuất; Số lượng nhân sự….
- Đơn vị chứng nhận tiếp nhận yêu cầu chứng nhận và đưa ra lộ trình thực hiện việc đánh giá.
- Việc đánh giá tại địa điểm của khách hàng được thực hiện theo số ngày quy định.
Chú ý:
Về việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001:2018, tổ chức, doanh nghiệp có thể tự xây dựng và áp dụng hoặc thuê đơn vị tư vấn về việc xây dựng và áp dụng ISO.
2. Chuẩn bị đánh giá
Sau khi nhận được yêu cầu về đăng ký chứng nhận, Tổ chức chứng nhận xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá. Bao gồm đánh giá tài liệu và đánh giá tại hiện trường.
- Doanh nghiệp cần có những bằng chứng chứng minh về sự phù hợp trong hệ thống quản lý của mình và quy định trong tiêu chuẩn ISO
- Thực hiện đánh giá: Xác nhận phạm vi đánh giá; Kiểm tra xem xét hoạt động quản lý và duy trì của tổ chức
- Các nội dung đánh giá cần lưu ý: Tình huống có thể ảnh hưởng đến việc chuẩn bị đánh giá hoặc các vấn đề tiềm ẩn về nhân sự; Tiến độ của kế hoạch chuẩn bị đánh giá; Đưa ra sự không phù hợp và quan sát
3. Đánh giá giai đoạn 1
- Đánh giá tài liệu hệ thống quản lý
- Tư vấn các rủi ro có thể bị ảnh hưởng khi đánh giá.
4. Đánh giá giai đoạn 2
- Việc đánh giá được thực hiện tại địa điểm của tổ chức, doanh nghiệp (đánh giá chứng nhận tại hiện trường).
- Đánh giá sự phù hợp của tất cả các yêu cầu trong tiêu chuẩn hệ thống quản lý năng lượng hoặc các tài liệu tiêu chuẩn khác có liên quan đối với hệ thống mà tổ chức đang xây dựng và áp dụng.
- Đánh giá mức độ hiệu quả của việc giám sát, đo lường và xem xét so với các mục tiêu kết quả hoạt động, mục tiêu chi tiết (Phù hợp với sự mong đợi của các hệ thống quản lý có liên quan hoặc các tài liệu tiêu chuẩn khác).
- Hệ thống quản lý của tổ chức, doanh nghiệp và các kết quả hoạt động có liên quan có tuân thủ đúng các quy định của pháp luật chuyên ngành và pháp luật có liên quan khác
- Đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo
- Chính sách quản lý theo các yêu cầu nội quy chính sách, chính sách, mục tiêu kết quả hoạt động và mục tiêu chi tiết, và các yêu cầu, trách nhiệm pháp lý.
- Năng lực của chuyên viên, việc quản lý, quy trình, dữ liệu kết quả hoạt động và các phát hiện trong đánh giá nội bộ cùng các kết luận.
5. Thẩm xét hồ sơ đánh giá và dự thảo cấp chứng nhận
– Sau hai giai đoạn đánh giá, tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét lại hồ sơ, kiểm tra xác nhận và hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, doanh nghiệp đăng ký.
– Một bản dự thảo (hay demo) chứng nhận sẽ được soạn sẵn bao gồm các thông tin như một bản chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 50001:2018 chính thức.
6. Cấp giấy chứng nhận
– Việc cấp phép chứng nhận được thực hiện trong vòng 15 ngày sau khi kết thúc quá trình đánh giá
– Tổ chức đăng ký chứng nhận sẽ được cấp bản chứng nhận ISO 50001:2018 chính thức và logo chứng nhận.
– Giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm kể từ ngày được cấp.
7. Đánh giá giám sát
– Việc đánh giá giám sát được thực hiện tại địa điểm của khách hàng (đánh giá chứng nhận tại hiện trường).
– Sau đánh giá chính thức và trước đánh giá tái chứng nhận, việc đánh giá giám sát phải được thực hiện 12 tháng 1 lần
– Đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo
– Đánh giá những hành động cho thấy tổ chức, doanh nghiệp thực hiện khắc phục các thực trạng hoặc quy định quản lý không phù hợp khi thực hiện các lần đánh giá trước và có hoạt động hoạch định nhằm phòng ngừa các rủi ro hoặc tái diễn.
8. Đánh giá tái chứng nhận
Sau khi đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 50001:2018, tổ chức, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện đúng và tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn. Việc đánh giá tái chứng nhận này nhằm tiếp tục xác nhận sự phù hợp và hiệu lực của hệ thống quản lý, áp dụng hệ thống quản lý trong phạm vi chứng nhận.