Thủ Tục Xin Chứng Nhận VIETGAP Trồng Rau (Thủ Tục 2023)

Tại Việt Nam, trong lĩnh vực trồng trọt, những loại thực phẩm như rau, củ, quả đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP luôn là những sản phẩm được đánh giá cao và được người tiêu dùng lựa chọn. Vậy những cơ sở trồng rau cần thực hiện những thủ tục nào để được cấp chứng nhận VietGAP? Cùng nghiên cứu qua nội dung trình bày sau đây.

Thủ Tục Xin Chứng Nhận VIETGAP Trồng Rau

1. VietGAP là gì? 

         VietGAP là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices – Thực hành nông nghiệp sản xuất tốt, gồm tiêu chuẩn/quy phạm quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam;

Gồm những yêu cầu trong sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt để: bảo đảm an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm; sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm

         Tiêu chuẩn/quy phạm VietGAP được biên soạn dựa trên quy định của luật pháp Việt Nam (Luật an toàn thực phẩm, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước,…), hướng dẫn của FAO và cân nhắc quy định tại các tiêu chuẩn AseanGAP, GlobalGAP, EurepGAP, HLVN GroupP.

2. Thủ tục để được chứng nhận VietGAP trồng rau

  1. Đáp ứng các điều kiện trong Tiêu chuẩn quốc gia về thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam.
  2. Tự đánh giá/kiểm tra nội bộ theo các điểm kiểm soát.
  3. Đăng ký chứng nhận VietGAP với tổ chức chứng nhận của Việt Nam.
  4. Nhận chứng chỉ VietGAP do tổ chức chứng nhận cấp nếu tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu của tiêu chuẩn.

Căn cứ như sau:

1. Yêu cầu đối với VietGAP trồng rau – trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP

2. Tập huấn

  • Người trực tiếp quản lý VietGAP phải được tập huấn về VietGAP trồng trọt hoặc có Giấy xác nhận kiến thức ATTP.
  • Người lao động phải được tập huấn (nội bộ hoặc bên ngoài) về VietGAP trồng trọt hoặc có kiến thức về VietGAP trồng trọt ở công đoạn họ trực tiếp công tác. Nếu có sử dụng các hóa chất đặc biệt cần được tập huấn theo hướng dẫn hiện hành của nhà nước.
  • Người kiểm tra nội bộ phải được tập huấn (nội bộ hoặc bên ngoài) về VietGAP trồng trọt hoặc có kiến thức về VietGAP trồng trọt và kỹ năng đánh giá VietGAP trồng trọt.

3. Nguồn nước:

  • Nước sử dụng sau thu hoạch đạt yêu cầu theo hướng dẫn về chất lượng nước sinh hoạt
  • Trường hợp muốn tái sử dụng nguồn nước thải để tưới phải xử lý đạt yêu cầu theo hướng dẫn về chất lượng nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu.
  • Trường hợp sử dụng hóa chất để xử lý đất, giá thể, nước phải ghi và lưu hồ sơ về: thời gian, phương pháp, hóa chất và thời gian cách ly (nếu có).
  • Cần có biện pháp canh tác phù hợp với điều kiện đất đai, cây trồng; tránh gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên đất.
  • Việc tưới nước cần dựa trên nhu cầu của cây trồng và độ ẩm của đất. Cần áp dụng phương pháp tưới hiệu quả, tiết kiệm như: nhỏ giọt, phun sương và thường xuyên kiểm tra hệ thống tưới nhằm hạn chế tối đa lượng nước thất thoát và rủi ro tác động xấu đến môi trường.
  • Cần có biện pháp kiểm soát rò rỉ của thuốc BVTV và phân bón để tránh gây ô nhiễm cho nguồn nước.
  1. Giống
  • Phải sử dụng giống cây trồng có nguồn gốc rõ ràng, được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc giống địa phương đã được sản xuất, sử dụng lâu năm không gây độc cho người.
  • Cần lựa chọn giống có khả năng kháng sâu bệnh và sử dụng hạt giống, cây giống khỏe, sạch sâu bệnh để giảm sử dụng thuốc BVTV.

4. Phân bón và chất bổ sung

  • Phải sử dụng phân bón và chất bổ sung được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Nếu sử dụng phân gia súc, gia cầm làm phân bón thì phải ủ hoai mục và kiểm soát hàm lượng kim loại nặng theo hướng dẫn.
  • Cần sử dụng phân bón theo nhu cầu của từng loại cây trồng, kết quả phân tích các chất dinh dưỡng trong đất, giá thể hoặc theo quy trình đã được khuyến cáo của đơn vị có chức năng.
  • Phân bón và chất bổ sung phải giữ nguyên trong bao bì; nếu đổi sang bao bì, vật chứa khác, phải ghi rõ và trọn vẹn tên, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng như bao bì ban đầu.
  • Một số loại phân bón và chất bổ sung như: amoni nitrat, nitrat kali, vôi sống phải được bảo quản tránh nguy cơ gây cháy, nổ, làm tăng nhiệt độ.

5. Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất

  • Trường hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải sử dụng thuốc trong Danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc; đúng lúc; đúng nồng độ, liều lượng; đúng cách) hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, nhà sản xuất; mua thuốc tại các cửa hàng đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
  • Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải có biện pháp ngăn chặn sự phát tán sang các ruộng xung quanh; phải có biển cảnh báo khu vực mới phun thuốc; thuốc bảo vệ thực vật đã pha không dùng hết cần được thu gom và xử lý theo hướng dẫn về chất thải nguy hại.
  • Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất phải giữ nguyên trong bao bì; nếu đổi sang bao bì, vật chứa khác, phải ghi rõ và trọn vẹn tên, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng như bao bì ban đầu. Các hóa chất không sử dụng hoặc hết hạn sử dụng phải thu gom và xử lý theo hướng dẫn. Bảo quản theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

6. Đánh giá nội bộ

Bao gồm:

  1. Đánh giá các chỉ tiêu gây mất ATTP trong đất/giá thể, nước tưới, nước phục vụ sơ chế và sản phẩm (trường hợp phân tích mẫu)
  2. Đánh giá nguy cơ: Đánh giá nguy cơ là quá trình xác định các mối nguy; phân tích và đánh giá rủi ro liên quan đến mối nguy đó và xác định cách thức thích hợp để loại bỏ mối nguy hoặc kiểm soát rủi ro khi không thể loại bỏ mối nguy. Đánh giá nguy cơ có thể bao gồm các bước sau: xác định mối nguy; xác định đối tượng có thể bị ảnh hưởng; đánh giá rủi ro và quyết định các biện pháp kiểm soát; lập kế hoạch và thực hiện kiểm soát các mối nguy và xem lại đánh giá và cập nhật nếu cần.

3. Đăng ký chứng nhận VietGAP với tổ chức chứng nhận của Việt Nam.

  • Cơ sở xin cấp chứng nhận VietGAP trồng rau nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận đến các tổ chức có thẩm quyền chứng nhận tại Việt Nam.
  • Dựa trên những đánh giá nội bộ và sự phù hợp của cơ sở trồng rau với Tiêu chuẩn VietGAP mà tổ chức chứng nhận quyết định cấp hoặc không cấp chứng nhận VietGAP.

Nhận chứng chỉ VietGAP do tổ chức chứng nhận cấp nếu tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu của tiêu chuẩn.

         Trường hợp cơ sở trồng rau đã đáp ứng trọn vẹn các điều kiện và tiêu chuẩn trong thực hành nông nghiệp tốt thì sẽ được cấp chứng nhận cơ sở đáp ứng VietGAP trồng rau.

        

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com