Thủ tục xin giấy chứng nhận Vietgap Thủy Sản (Điều kiện 2023)

Theo lộ trình áp dụng của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì đến năm 2015, tất cả vùng nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam sẽ phải áp dụng tiêu chuẩn VietGAP cho thủy sản. LVN Group xin giới thiệu Thủ tục xin chứng nhận VIETGAP thủy sản (Thủ tục 2023).

Thủ Tục Xin Chứng Nhận VIETGAP Thủy Sản

1. Chứng nhận VietGAP cho thủy sản là gì?

Thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (gọi tắt là VietGAP, dịch sang tiếng Anh là Vietnamese Good Aquaculture Practices) là Quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

2. Chứng nhận VietGAP cho thủy sản áp dụng cho đối tượng nào?

Hiện nay, Việt Nam quy định các quy trình VietGAP trong lĩnh vực thủy sản gắn với từng loại thủy sản như sau:

VietGAP trong nuôi trồng thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2011 tại Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/7/2011; được sửa đổi, thay thế bằng Quyết định số 3824/QĐ-BNNTCTS ngày 06/9/2014 ban hành về Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP (gọi tắt là Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS)

Các hướng dẫn gồm có:

  • Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho nuôi thương phẩm cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) (Quyết định số 4669/QĐ-BNN-TCTS ngày 28/10/2014)
  • Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho cá rô phi thương phẩm (Quyết định số 1233/QĐ-BNN-TCTS ngày 11/04/2016)
  • Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng (P. vannamei) và tôm sú (P. monodon).

3. Yêu cầu đối với sản phẩm VietGAP thủy sản

Quyết định 1503/QĐ-BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và phát triển thông thôn quy định yêu cầu đối sản phẩm VietGAP thủy sản như sau:

Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo được chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định của Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên Hợp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Các tiêu chuẩn:

4. Thủ tục xin chứng nhận VIETGAP thủy sản (Thủ tục 2020)

Nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP thủy sản

Hồ sơ chứng nhận VietGAP bao gồm

  • Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP. Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất);
  • Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
  • Kết quả kiểm tra nội bộ theo hướng dẫn;
  • Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày công tác kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký. Tổ chức Chứng nhận xem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản cho nhà sản xuất bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký trọn vẹn, hợp lệ; tổ chức chứng nhận VietGAP thủy sản thỏa thuận để ký hợp đồng chứng nhận VietGAP với nhà sản xuất.

Kiểm tra chứng nhận VietGAP thủy sản

  • Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày công tác kể từ khi ký Hợp đồng Chứng nhận, Tổ chức Chứng nhận thành lập Đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra lần đầu tại địa điểm sản xuất của nhà sản xuất.
  • Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày công tác sau khi kết thúc kiểm tra, Tổ chức Chứng nhận cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho nhà sản xuất đủ điều kiện.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận VietGAP

  • Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày cấp;
  • Giấy chứng nhận VietGAP được gia hạn tối đa 03 (ba) tháng đối với trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn;
  • Công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP.

Nhà sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP gửi hồ sơ công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi nhà sản xuất đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:

  • Bản công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP;
  • Trong thời hạn 07 (bảy) ngày công tác kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ;

5. Các tổ chức chứng nhận VietGAP thủy sản

Các tổ chức chứng nhận VietGAP thủy sản phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản
  • Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 5
  • Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT)
  • Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 4
  • Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 2
  • Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert
  • Trung tâm chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản Việt Nam (FITES)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com