1. Thương nhân nước ngoài là gì?
Theo quy định tại Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân sẽ có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề tại các địa bàn dưới các hình thức và theo phương thức mà pháp luật không cấm. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thân nhân sẽ được nhà nước bảo hộ. nhà nước thực hiện độc quyền nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để đảm bảo lợi ích quốc gia. Thương nhân phải có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; nếu chưa đăng ký kinh doanh thì thương nhân sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định.
Theo quy định của pháp luật thì thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định. Đồng thời, thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là là thành viên được coi là thương nhân Việt Nam.
2. Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại
Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam sẽ được quy định trong Luật Thương mại năm 2005 cụ thể là tại Điều 16 có quy định chi tiết về thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam. Theo quy định thì thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức do pháp luật Việt Nam quy định. Theo đó, Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam sẽ có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời, thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì sẽ được coi là thương nhân Việt Nam.
Văn phòng đại diện phải hoạt động đúng với mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Văn phòng đại diện phải thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện vật dụng cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình. Có quyền mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có góc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện; có quyền tuyển dụng lao động là người Việt Nam hoặc người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, Văn phòng đại diện có con dấu mang tên của mình theo đúng quy định và các quyền khác thì theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó thì thương nhân nước ngoài sẽ có các nghĩa vụ: Không được thực hiện các hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam; Văn phòng đại diện chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà pháp luật cho phép; Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài trừ các trường hợp Trưởng phòng Văn phòng đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp pháp luật có quy định khác. Văn phòng đại diện có nghĩa vụ phải nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời, thì phải báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định. Và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
Để thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam thì sẽ còn thẩm quyền cho phép hoạt động theo quy định tại Điều 22 Luật Thương mại năm 2005.
– Chính phủ sẽ thống nhất quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam;
– Bộ Thương mại sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam hay chịu trách nhiệm thành lập chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% tố nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
Trong trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì sẽ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đó.
4. Quy định của pháp luật phải chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài
Căn cứ tại Điều 23 Luật Thương mại năm 2005 Thì thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Khi hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;
– Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;
– Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do thương nhân nước ngoài vi phạm pháp luật và quy định của giấy phép;
– Và thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam do thương nhân bị tuyên bố phá sản;
– Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức Văn phòng đại diện, chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên nước Việt Nam;
– Ngoài ra các trường hợp khác sẽ do pháp luật quy định.
Trên đây là những tư vấn của công ty Luật LVN Group muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc hay câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 qua số hotline: 1900.0191 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!