Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh xã hội của người lao động. Các hoạt động lao động của người lao động luôn phát sinh các chính sách, phúc lợi để đảm bảo quyền lợi về sức khỏe, tinh thần, công việc. Do có nhiều chế độ chính sách được áp dụng như vậy nên không phải người lao động nào cũng nắm rõ về Bảo hiểm xã hội và những quyền lợi chính đáng mà nó mang lại. Vậy, Bảo hiểm xã hội là gì và làm thế nào để được tư vấn về vấn đề bảo hiểm xã hội hiệu quả mà lại miễn phí.

 

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quý bảo hiểm xã hội.”

Trong đó, bảo hiểm xã hội gồm hai dạng là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hai dạng bảo hiểm này đều thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam và đều do Nhà nước tổ chức. 

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định như sau: 

Người lao động là công dân Việt Nam bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; 

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Là công dân nước ngoài: 

– Làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 124 Luật Bảo hiểm xã hội năm  2014, đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này là người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc kể từ ngày 01/01/2018.

 3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp , đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cã thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng.

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật, bao gồm:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 1/1/2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng từ ngày 1/1/2018 trở đi;

– Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;

– Người giúp việc gia đình;

– Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

– Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

– Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình; 

– Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Người tham gia khác.

 

2. Các chế độ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

– Ốm đau;

– Thai sản;

– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Hưu trí;

– Tử tuất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

– Hưu trí;

– Tử tuất.

Tùy thuộc vào số năm đóng bảo hiểm xã hội hay các điều kiện khác mà người lao động sẽ được hưởng chế độ tương ứng theo hoàn cảnh của mình.

 

3. Tổng đài tư vấn Bảo hiểm xã hội miễn phí toàn quốc.

Tổng đài tư vấn 1900.0191 nhận tư vấn pháp luật liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội không hạn chế bằng những nội dung, vấn đề sau đây:

– Tư vấn hỗ trợ, giải đáp các đối  bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội, các đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

– Tư vấn về điều kiện hưởng, cách tính hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng đối với tất cả các chế độ bảo hiểm xã hội (chế độ thai sản, ốm đau, hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất);

– Tư vấn về bảo hiểm xã hội một lần;

– Tư vấn chế độ bảo hiểm thất nghiệp;

– Tư vấn cách giải quyết tranh chấp về giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội giữa người sử dụng lao động và người lao động;

– Tư vấn đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, mức đóng, quyền lợi được hưởng của người lao động tham gia bảo hiểm y tế.

Trên đây là bài viết về “Tổng đài tư vấn Bảo hiểm xã hội miễn phí toàn quốc” của Luật LVN Group. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thông tin hữu ích đến quý vị bạn đọc. Nếu có bất kì thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 qua số Hotline 1900.0191 để được hỗ trợ kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn!