Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi:  1900.0191

Cơ sở pháp lý: 

– Luật lâm nghiệp 2017

– Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNN

1. Khai thác tận dụng, khai thác tận thu là gì?

Khai thác tận dụng là việc khai thác những cây gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học; khai thác lâm sản trên diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Khai thác tận thu là việc tận thu gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ từ những cây gỗ, thực vật rừng bị đổ gãy, bị chết tự nhiên hoặc chết do thiên tai còn nằm trong rừng.

2. Trình tự, thủ tục khai thác tận dụng gỗ loài thực vật thông thường từ rừng tự nhiên

Khai thác tận dụng gỗ loài thực vật thông thường từ rừng tự nhiên thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNN. Cụ thể:

Hồ sơ khai thác:

a) Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoặc bản sao dự án lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt;

b) Bản chính báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này.

Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân khai thác (trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác không phải là chủ rừng) nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 hồ sơ đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác đối với chủ rừng là tổ chức hoặc đến cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với chủ rừng là cá nhân để tổng hợp, kiểm tra trong quá trình khai thác.

Sau khai thác, chủ lâm sản lập và trình cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản.

3. Trình tự thủ tục khai thác tận thu gỗ loài thực vật thông thường từ rừng tự nhiên

Khai thác tận thu gỗ loài thực vật thông thường từ rừng tự nhiên thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNN. Cụ thể như sau:

Hồ sơ khai thác: Bản chính phương án khai thác tận thu gỗ theo Mẫu số 08 kèm theo Thông tư này.

Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác đối với chủ rừng là tổ chức hoặc đến cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với chủ rừng là cá nhân để tổng hợp, kiểm tra trong quá trình khai thác.

Sau khai thác, chủ lâm sản lập và trình cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản.

4. Trình tự, thủ tục khai thác thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên

Khai thác thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên theo trình tự quy định tại Điều 10 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNN. Cụ thể như sau:

Hồ sơ khai thác: Bản chính báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này.

Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan Kiểm lâm sở tại để tổng hợp, giám sát, kiểm tra trong quá trình khai thác.

Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản.

5. Trình tự khai thác động vật rừng thông thường, bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng thông thường từ tự nhiên

Khai thác động vật rừng thông thường, bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng thông thường từ tự nhiên thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 11 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNN. Cụ thể như sau:

Hồ sơ khai thác: Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 09 kèm theo Thông tư này.

Cách thức nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

Trình tự thực hiện:

a) Trước khi khai thác, chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân khai thác (trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác không phải là chủ rừng) nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác tổ chức thẩm định hồ sơ.

Hội đồng thẩm định gồm đại diện: Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi khai thác. Trường hợp cần thiết, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác mời thêm các tổ chức, cá nhân khác. Thủ trưởng Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác là Chủ tịch Hội đồng;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét, đánh giá phương án khai thác và lập biên bản thẩm định phương án khai thác theo Mẫu số 10 kèm theo Thông tư này;

d) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác phê duyệt phương án khai thác khi có tối thiểu 2/3 thành viên Hội đồng thẩm định đồng ý, gửi kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không phê duyệt và nêu rõ lý do.

Sau khai thác, chủ lâm s  ản lập và trình cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản.

6. Trình tự, thủ tục khai thác chính gỗ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu

Khai thác chính gỗ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 12 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNN. Cụ thể như sau:

Hồ sơ khai thác: Phương án khai thác theo Mẫu số 08 kèm theo Thông tư này.

Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân khai thác (trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác không phải là chủ rừng) nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng và cơ quan Kiểm lâm sở tại để tổng hợp, kiểm tra trong quá trình khai thác.

Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản.

7. Trình tự, thủ tục khai thác tận dụng gỗ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu

Khai thác tận dụng gỗ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 13 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNN. Cụ thể như sau:

Hồ sơ khai thác:

a) Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; hoặc bản sao dự án lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã được phê duyệt;

b) Báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này.

Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân khai thác (trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác không phải là chủ rừng) nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng và cơ quan Kiểm lâm sở tại để tổng hợp, kiểm tra trong quá trình khai thác.

Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản.

8. Trình tự, thủ tục khai thác tận thu gỗ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu

Khai thác tận thu gỗ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 14 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNN. Cụ thể như sau:

Hồ sơ khai thác: Báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này.

Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ  đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng và cơ quan Kiểm lâm sở tại để tổng hợp, kiểm tra trong quá trình khai thác.

Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản.

9. Trình tự, thủ tục khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân

Khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 15 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNN. Cụ thể như sau:

Đối tượng khai thác: Gỗ rừng trồng, gỗ vườn và cây trồng phân tán thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả gỗ được trồng theo các chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước; thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng.

Trình tự thực hiện: Chủ rừng tự quyết định việc khai thác. Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản.

10. Báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác

>>> Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

BÁO CÁO

ĐỊA DANH, DIỆN TÍCH, KHỐI LƯỢNG LÂM SẢN

DỰ KIẾN KHAI THÁC

1. Thông tin chung

– Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác …………………………………………………………………

– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………

– Diện tích khai thác: …………………………….ha;

– Thời gian khai thác: Từ ………………đến……………….

2. Nội dung

a) Đối với gỗ rừng tự nhiên:

TT

Địa danh

Số cây

Đường kính

(cm)

Chiều cao

(m)

Khối lượng

(m3)

Ghi chú

Tiểu khu

Khoảnh

A

B

C

D

E

F

G

H

I

01

 

 

 

 

 

 

 

 

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Đối với gỗ rừng trồng:

TT

Địa danh

Số cây

Đường kính trung bình (cm)

Chiều cao trung bình. (m)

Khối lượng

(m3)

Ghi chú

A

B

C

D

E

F

G

01

Ghi rõ số lô, khoảnh, tiểu khu (hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, cho thuê đất…vv).

 

 

 

 

 

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

c) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của chúng:

TT

Địa danh

Tên lâm sản

Số lượng hoặc khối lượng

Đơn vị tính (m3, ster, cây, tấn, ml)

Ghi chú

Tên thông thường

Tên khoa học

A

B

C

D

E

G

H

01

Ghi rõ số lô, khoảnh, tiểu khu (hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, cho thuê đất… vv).

 

 

 

 

 

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu là tổ chức)

11. Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên

>>> Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC

ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG TỪ TỰ NHIÊN

I. THÔNG TIN VỀ CHỦ RỪNG

1. Tên và địa chỉ

– Tổ chức: tên đầy đủ; địa chỉ; điện thoại liên hệ; số giấy phép đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập; ngày cấp, nơi cấp.

– Cá nhân: họ và tên; địa chỉ thường trú; số điện thoại liên hệ; số chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước; ngày cấp, nơi cấp.

Trường hợp chủ rừng liên kết với tổ chức, cá nhân khác để khai thác, đề nghị nêu rõ:

– Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp.

– Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

2. Giới thiệu chung:

Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, lịch sử hình thành, quá trình thực hiện các hoạt động có liên quan,…

3. Mục đích khai thác:

II. HIỆN TRẠNG KHU VỰC KHAI THÁC, LOÀI KHAI THÁC, PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC

1. Tổng quan chung khu vực khai thác

a) Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn), kinh tế, xã hội.

b) Hiện trạng rừng (kiểu rừng, diện tích), khu hệ động vật, thực vật của khu vực:

– Kiểu rừng (rừng thường xanh, rừng rụng lá ….), chất lượng rừng (rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo …), diện tích từng kiểu rừng.

– Rừng theo phân loại rừng quy định tại Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017.

– Tổng diện tích đất không có rừng.

2. Mô tả hiện trạng của địa điểm đề nghị khai thác:

a) Vị trí khu vực khai thác: thuộc lô: … , khoảnh: …, tiểu khu: …

b) Ranh giới: mô tả rõ ranh giới tự nhiên, kèm bản đồ khu khai thác tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000

c) Diện tích khu vực khai thác:

d) Tên chủ rừng: địa chỉ, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao, cho thuê đất rừng (trường hợp có 2 chủ rừng trở lên thì lập bảng kèm theo).

đ) Loại rừng/hệ sinh thái khu vực khai thác:

3. Loài đề nghị khai thác

a) Mô tả về loài:

– Đặc tính sinh học của loài.

– Độ tuổi sinh sản và mùa sinh sản.

b) Mô tả hiện trạng của loài tại khu vực đề nghị khai thác:

– Kích thước quần thể, phân bố theo sinh cảnh, mật độ/trữ lượng; tăng trưởng số lượng (số lượng sinh sản trung bình hàng năm, tỷ lệ sống sót).

– Số lượng con trưởng thành (số con cái và đực).

– Số lượng con non (số con đực và cái nếu phân biệt được).

– Số lượng con già (không còn khả năng sinh sản).

– Đánh giá sự biến đổi của quần thể sau khi khai thác trong thời gian tới.

c) Tài liệu kèm theo:

– Bản đồ điều tra, phân bố loài đề nghị khai thác tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.

– Các tài liệu khác nếu có.

4. Phương án khai thác

a) Loài đề nghị khai thác:

– Tên loài (gồm tên thông thường và tên khoa học).

– Loại mẫu vật khai thác.

– Số lượng (tổng số lượng) và đơn vị tính.

– Tổng số lượng cá thể đực, số lượng cá thể cái.

– Độ tuổi (con non, con trưởng thành).

b) Thời gian khai thác: từ ngày … tháng … năm …đến ngày … tháng … năm … (tối đa không quá 03 tháng).

c) Phương pháp khai thác:

– Phương tiện, công cụ sử dụng trong khai thác: tên, số lượng …

– Phương thức khai thác (săn, bắn, bẫy, lưới,…).

– Phương thức khác.

d) Danh sách những người thực hiện khai thác.

 

 

………, ngày…….tháng……năm ….
CHỦ RỪNG
(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu là tổ chức)

 

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC

CỦA CHI CỤC KIỂM LÂM CẤP TỈNH NƠI KHAI THÁC

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

………., ngày…… tháng……. năm ….
(Người có thẩm quyền ký, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)

12. Biên bản thẩm định phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên

>>> Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNN

…………………….
……………………
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC

ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG TỪ TỰ NHIÊN

Hôm nay, ngày …….. tháng …….. năm ….., hồi ……giờ …. Tại: ……………………………

Chúng tôi gồm:

1)…………………………, chức vụ: ……………….., đơn vị: ………….. Chủ tịch Hội đồng

2)…………………………, chức vụ: ……………….., đơn vị: ………….. Thành viên Hội đồng

3)…………………………, chức vụ: ……………….., đơn vị: ………….. Thành viên Hội đồng

Tiến hành thẩm định phương án khai thác động vật rừng từ tự nhiên của tổ chức, cá nhân: (ghi đầy đủ thông tin về chủ rừng quy định tại mục 1 phần I Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này):

…………………………………………………………………………………………………………………..

I. Nội dung thẩm định: (ghi ý kiến thẩm định về các nội dung quy định tại phần II Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này), cụ thể:

1. Về tổng quan chung khu vực khai thác:

…………………………………………………………………………………………………………………..

2. Về hiện trạng của địa điểm đề nghị khai thác:

…………………………………………………………………………………………………………………..

3. Về loài đề nghị khai thác

…………………………………………………………………………………………………………………..

4. Về phương án khai thác

…………………………………………………………………………………………………………………..

II. Kết luận sau thẩm định: (Kết luận các nội dung thẩm định và ghi rõ tỷ lệ thành viên Hội đồng đồng ý phê duyệt phương án khai thác, ý kiến đề nghị bổ sung, hoàn thiện nếu có)

…………………………………………………………………………………………………………………..

Sau khi đọc lại biên bản, những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận đúng, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản.

Biên bản lập thành ……. bản, Chủ tịch Hội đồng 02 bản, các thành viên thẩm định mỗi bên một bản./.

 

ĐẠI DIỆN
……………..
(ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN
……………..
(ký, ghi rõ họ tên)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group