Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiềucổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu, còn công ty trách nhiệm hữu hạn thì không có điều này (Chỉ có công ty cổ phần mới được giao dịch trên sàn chứng khoán, còn công ty trách nhiệm hữu hạn thì không có điều này). Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trênrhij trường chứng khoán.
1. Giám đốc, tổng giám đốc là gì?
1.1. Khái niệm giám đốc, tổng giám đốc công ty
– Theo quy định tại điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 về giám đốc, tổng giám đốc công ty:
1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao.
Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
e) Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
g) Tuyển dụng lao động;
h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
4. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định tại khoản này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
5. Đối với công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ;
c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty.
1.2. Tiền lương
Theo quy định tại điều 163 Luật doanh nghiệp 2020 về tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc:
1. Công ty có quyền trả thù lao, thưởng cho thành viên Hội đồng quản trị, trả lương, thưởng cho Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả theo quy định sau đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị được hưởng thù lao công việc và thưởng. Thù lao công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị và mức thù lao mỗi ngày. Hội đồng quản trị dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Tổng mức thù lao và thưởng của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định tại cuộc họp thường niên;
b) Thành viên Hội đồng quản trị được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lý khác khi thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả lương và thưởng. Tiền lương và thưởng của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định.
3. Thù lao của từng thành viên Hội đồng quản trị, tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty và phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
2. Vai trò của giám đốc
Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư.
Giám đốc điều hành (CEO) hoạc Tổng giám đốc là người nắm quyền quản lý, vận hành một tổ chức, một đơn vị hay doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh một lĩnh vực nào đó. Theo đó, giám đốc điều hành được hiểu là cụm từ dùng để chỉ những nhà lãnh đạo giỏi. Ở họ có những tố chất, kỹ năng giỏi, đảm bảo mọi việc diễn ra đúng tiến độ, đưa hoạt động cũng như quá trình kinh doanh của doanh nghiệp phát triển theo chiều hướng tốt.
Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc .Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 57 của Luật này. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
2.1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ
– Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị
– Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
– Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
– Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.
– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
– Tuyển dụng nhân viên
– Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý thua lỗ trong kinh doanh.
– Các quyền và nhiệm vụ khác theo Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị
– Hoạch định chiến lược
- Xây dựng chiến lược, tầm nhìn, hướng đi cụ thể cho công ty
- Thực hiện các kế hoạch kinh doanh, chiến lược đầu tư, nghị định, nghị quyết đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua.
- Trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch cho năm tài chính tiếp theo dựa trên cơ sở đáp ứng nhu cầu ngân sách phù hợp cho 5 năm tới chậm nhất vào ngày 15/12 hàng năm.
- Đưa ra những ý kiến, đề xuất nhằm góp phần nâng cao hoạt động của công ty.
– Phát triển sản phẩm mới
Quyết định việc định tuyến các sản phẩm mới đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm sẵn có.
– Xây dựng thương hiệu
- Đề xuất, quyết định các chương trình nhằm thu hút khách hàng.
- Đưa ra các chiến lược, chương trình nhằm phát triển thương hiệu công ty mạnh hơn.
– Tài chính
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về vấn đề tài chính của công ty
- Phê duyệt các quy định về tài chính và quy định về thẩm quyền ký duyệt tài chính.
- Duyệt thu, chi các khoản phí phát sinh trong quá trình hoạt động trong phạm vi ngân sách được duyệt.
- Thay mặt công ty ký kết các hợp đồng thương mại, tổ chức, kiểm tra các hoạt động kinh doanh thường nhật của công ty.
- Chuẩn bị các bản dự toán hàng năm, hàng quý, hàng tháng của công ty.
– Đầu tư
- Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư
- Phê duyệt các dự án mua bán, vay cổ phiếu, trái phiếu.
– Chính sách
- Duyệt các dự án phân phối, tiếp thị, nhân sự, mua hàng, tín dụng.
– Tổ chức
- Kiến nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ trong công ty thông qua Hội đồng quản trị để công ty hoạt động tốt hơn.
- Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị về các vấn đề liên quan đến người lao động (mức lương, trợ cấp, bảo hiểm…)
- Duyệt cơ cấu tổ chức công ty, phạm vi trách nhiệm của từng ban ngành cụ thể
– Quyết định, quy chế
- Phê duyệt các quy định, quy chế điều hành công ty được tốt hơn
- Phê duyệt quy định về việc khấu hao tài sản cố định.
– Điều hành hoạt động của công ty
- Thỏa thuận và phê duyệt các mục tiêu cùng với giám đốc chức năng
- Tổng kết, đánh giá hoạt động của khối để từ đó đưa ra các chiến lược, kế hoạch cần thiết
- Thực thi các kế hoạch kinh doanh hàng năm được đưa ra bởi Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông
- Thực hiện các công việc khác theo Điều lệ và quy chế của công ty
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
Kết luận: có thể nói CEO là một công việc đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của công ty, tổ chức đó, là chìa khóa tạo lên tính chuyên nghiệp trong mọi công đoạn tổ chức và hoạt động. Tại Việt Nam hiện nay rất thiếu những nhà điều hành chuyển nghiệp bởi nhiều người chưa hình dung đúng và đủ về vai trò của CEO để phấn đấu đạt đến và nhiều họ đã có nhiều doanh nghiệp được thành lập, hoạt động thành công.